“Lá bài” nghìn tỷ USD Ukraine để dành nhằm thuyết phục ông Donald Trump
Để thuyết phục Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục ủng hộ trong tương lai, Ukraine dường như đã chuẩn bị sẵn một thỏa thuận có lợi cho Washington.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters).
New York Times dẫn nguồn thạo tin cho biết, Ukraine được cho đã trì hoãn việc ký kết một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Động thái này được cho là lá bài để Kiev có thể thuyết phục ông Donald Trump tiếp tục ủng hộ cho Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng với Nga trong tương lai.
Ông Trump, người sẽ bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 vào tháng 1, đã hứa sẽ nhanh chóng giúp chấm dứt chiến sự Ukraine – Nga. Ông cũng coi đây là ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của ông.
Trong khi ông Trump vẫn chưa nói rõ ông sẽ chấm dứt xung đột như thế nào, Kiev lo ngại ông sẽ rút viện trợ quân sự và buộc Ukraine chấp nhận một giải pháp có lợi cho Nga.
Cho đến nay, Mỹ là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, với số tiền là hơn 62 tỷ USD.
Nguồn tin của New York Times cho biết, Kiev đã 2 lần trì hoãn việc ký một thỏa thuận với chính quyền của ông Biden về hợp tác khai thác và chế biến khoáng sản.
Ukraine có trữ lượng lớn của 20 loại khoáng sản quan trọng, bao gồm coban, graphite và lithium, nhiều trong số đó rất cần thiết cho các ngành công nghiệp của Mỹ. Trị giá của những kho khoáng sản này lên tới hàng nghìn tỷ USD.
Lithium, một thành phần quan trọng trong pin sạc, đặc biệt thu hút sự chú ý của tỷ phú Elon Musk và tham vọng phát triển xe điện của ông.
Nếu ông Trump ký thỏa thuận này với Ukraine vào đầu nhiệm kỳ thứ 2, đó sẽ là một thành tựu nhanh chóng mà ông đạt được và sẽ khiến ông vui lòng.
Lindsey Graham, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và là đồng minh của ông Trump, đã dự đoán rằng Trump sẽ thực hiện một thỏa thuận “để lấy lại tiền của chúng ta (đã viện trợ), từ các khoáng sản đất hiếm của Ukraine. Một thỏa thuận tốt cho cả Ukraine và chúng ta, đồng thời ông ấy sẽ mang lại hòa bình”.
Hồi tháng 6, ông Graham cho rằng Mỹ không được phép để Nga giành chiến thắng ở Ukraine vì điều đó có nghĩa là Washington sẽ mất đi khả năng tiếp cận trực tiếp với trữ lượng khoáng sản dồi dào của Kiev.
“Ukraine đang ngồi trên 10.000-12.000 tỷ USD trữ lượng khoáng sản quan trọng. Họ có thể là quốc gia giàu nhất châu Âu. Nếu chúng ta giúp Ukraine bây giờ, họ có thể trở thành đối tác kinh doanh tốt nhất mà chúng ta từng mơ ước, rằng lượng khoáng sản quan trọng nói trên có thể được Ukraine và phương Tây sử dụng chứ không phải được trao cho Nga và Trung Quốc”, ông Graham nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây đã có thông điệp công khai mềm mỏng hơn về cục diện cuộc chiến. Vào 2 tuần trước, ông nói rằng “giai đoạn nóng” của cuộc chiến có thể kết thúc nếu đất nước ông được chấp nhận vào NATO.
Đáng chú ý, ông cũng cho biết Ukraine sẽ chấp nhận việc các khu vực phía Đông không nằm trong thỏa thuận ban đầu. Ông Zelensky nhấn mạnh rằng Kiev sẽ tìm cách lấy lại lãnh thổ này thông qua biện pháp ngoại giao sau đó.
Tuần trước, ông Zelensky đã đến Pháp gặp ông Trump, trong khi một nghị sĩ Ukraine đề cử Tổng thống đắc cử Trump cho giải Nobel Hòa bình. Andriy Yermak, chánh văn phòng của ông Zelensky, cũng đã đến Washington đầu tháng này để gặp gỡ đội ngũ của ông Trump.
Dù ông Trump thường xuyên chỉ trích mức độ hỗ trợ của chính quyền Biden cho Ukraine nhưng có dấu hiệu cho thấy chiến lược của Ukraine đang phát huy hiệu quả.
Sau cuộc gặp tại Paris tuần trước, ông Trump nói rằng ông Zelensky “muốn đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 12/12, Tổng thống đắc cử khẳng định Mỹ sẽ không “bỏ rơi” Ukraine.
Ông nói: “Tôi muốn đạt được một thỏa thuận, và cách duy nhất để làm điều đó là không bỏ rơi họ”.
Trong khi đó, đội ngũ của ông Trump đã tổ chức các cuộc thảo luận với các quan chức Nhà Trắng, một phần trong nỗ lực của chính quyền sắp tới nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn ở Ukraine.
Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine tiếp tục mất đất ở miền Đông, với Nga đang kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine.
Nội bộ Mỹ mâu thuẫn về Ukraine?
Hôm qua (giờ VN), Mỹ công bố gói viện trợ quân sự thứ ba của tháng 12, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump phản đối lực lượng Kyiv sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công Nga.
Trong bối cảnh chính quyền Washington sắp mãn nhiệm đẩy mạnh nỗ lực củng cố năng lực quân sự của Kyiv, ông Donald Trump đã bày tỏ quan điểm về việc Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất vào lãnh thổ Nga.
Mỹ tới tấp viện trợ cho Ukraine
6 nước NATO ra tuyên bố chung về Ukraine, Mỹ cấp thêm vũ khí cho Kyiv
Gói viện trợ mới nhất bao gồm đạn dược nạp cho Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS), đạn pháo, máy bay không người lái (UAV), xe bọc thép và thiết bị phòng vệ trước nguy cơ tấn công bằng vũ khí sinh hóa, phóng xạ và hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết số đạn dược, thiết bị quân sự nêu trên sẽ được lấy trực tiếp từ kho của quân đội Mỹ. Đây là khoản viện trợ thứ ba trong tháng 12 cho Ukraine, nối tiếp 2 gói viện trợ trước đó lần lượt là 725 triệu USD và 988 triệu USD. Chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ đang tìm cách đẩy mạnh viện trợ cho Ukraine càng nhiều càng tốt trong bối cảnh ông Trump sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ đã nhắc đến khả năng giảm sự hỗ trợ tài chính cho chính quyền Kyiv.
Một khẩu đội của Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất. ẢNH: AFP
Cũng trong hôm qua, Tạp chí TIME đăng bài phỏng vấn cho thấy ông Trump phản đối việc lực lượng Ukraine phóng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất vào lãnh thổ Nga. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi ông Trump ngày 7.12 gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại sự kiện đánh dấu sự mở cửa lại của Nhà thờ Đức Bà Paris theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Trump nói sẽ không 'bỏ rơi' Ukraine, phản đối bắn tên lửa ATACMS sâu vào đất Nga
"Tôi vô cùng không đồng ý việc phóng tên lửa tầm bắn hàng trăm kilomet vào lãnh thổ Nga. Tại sao chúng ta lại làm như thế?", ông Trump bày tỏ ý kiến nhân dịp được TIME bầu chọn là Nhân vật của năm 2024. Dòng tên lửa của Mỹ mà ông Trump đề cập là ATACMS (Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân). Theo các thông số được công khai, ATACMS có tầm bắn tối đa lên đến 300 km. "Hành động đó khiến chiến sự tiếp tục leo thang và làm tình hình trở nên tệ hơn", ông Trump nhận xét.
Dù vậy, Tổng thống Mỹ đắc cử cũng khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và vận dụng sự hậu thuẫn của Washington để chấm dứt chiến sự. "Tôi muốn đạt được thỏa thuận, và cách duy nhất để làm được điều đó là không bỏ cuộc", ông Trump cho biết. Về nội dung phỏng vấn của ông Trump, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho hay sẽ không bình luận tới lui về các phát biểu của chính quyền Mỹ sắp tới. Theo ông Kirby, chính quyền sắp mãn nhiệm đang tìm mọi cách để Tổng thống Zelensky có được vị thế tốt nhất trong trường hợp phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Khả năng lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine
Trong chuyến thăm Warsaw của Tổng thống Pháp Macron ngày 12.12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk xác nhận đã thảo luận với ông Macron về khả năng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine trong trường hợp ngừng bắn. Tuy nhiên, ông Tusk cho hay Warsaw hiện chưa lên kế hoạch cho hành động này, theo Reuters.
Về phần mình, Tổng thống Macron cho rằng hướng giải quyết đối với chiến sự Ukraine phải dựa trên lợi ích của cả chính quyền Kyiv lẫn Liên minh châu Âu (EU). Nhà lãnh đạo Pháp cảnh báo sự toàn vẹn chủ quyền của Ukraine lẫn an ninh EU đang bị đe dọa. Chuyến công du Ba Lan của ông Macron diễn ra vài ngày sau khi ông dàn xếp cuộc gặp giữa người đồng cấp Ukraine Zelensky và ông Trump ở Paris.
NATO tập trận bảo vệ biển Baltic sau vụ đứt cáp nghiêm trọng
Nhận định về đề xuất đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, bà Kaja Kallas, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, hôm 12.12 nhắc nhở: "Chúng ta cần phải thiết lập lại hòa bình cho Ukraine trước khi các sứ mệnh đó được xúc tiến". Theo bà, không thể thảo luận về vấn đề này trước khi lệnh ngừng bắn được áp dụng ở Ukraine, và việc góp quân khi ấy tùy thuộc vào quyết định của từng quốc gia thành viên EU.
Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về khí đốt
Rạng sáng qua, quốc hội Moldova bỏ phiếu thông qua kiến nghị ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong vòng 60 ngày bắt đầu từ 16.12. Kiến nghị xuất phát từ lời kêu gọi của Thủ tướng Dorin Recean nhằm ứng phó viễn cảnh đứt đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga trong năm sau. Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính phủ hành động nhanh chóng hơn và hạn chế xuất khẩu năng lượng. Moldova lâu nay vẫn mua khí đốt của Nga thông qua ngõ Ukraine, nhưng chính quyền Kyiv tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Tập đoàn Gazprom. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31.12.
Thông điệp mới về Ukraine của ông Trump gửi châu Âu Trong cuộc họp với các lãnh đạo châu Âu về Ukraine, ông Trump kêu gọi triển khai lực lượng giám sát lệnh ngừng bắn và nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu. Ông Donald Trump phát biểu tại Harrisburg, Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AA/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal ngày 14/12, những phác thảo về nỗ lực ban đầu của Tổng thống...