Kỳ vọng thanh toán thẻ trên thị trường nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt là một chủ trương lớn của Chính phủ, không chỉ nhận được sự đồng thuận của các bộ, ngành mà hơn hết, chủ trương này đang ngày càng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Những chiếc thẻ ngân hàng đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân ở các thành phố lớn. Và giờ đây, thẻ lại đang xuất hiện ngày càng nhiều trong ví của những người nông dân.
Anh Nguyễn Công Bằng, ở xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường (Long An) thanh toán mua vật tư nông nghiệp qua thẻ Agribank.
Quẹt thẻ, “xua” nỗi lo tín dụng đen
“Với những người nông dân như chúng tôi, thì kể cả khi vào vụ mà trong ví có 100 nghìn đồng tiền mặt mỗi ngày cũng được gọi là đại gia rồi” – anh Nguyễn Công Bằng (sống tại xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) vui vẻ chia sẻ với chúng tôi. Anh Bằng hiện đang là chủ của mảnh ruộng vài héc-ta trồng tắc (quất), cho thu nhập hằng năm cả trăm triệu đồng. Nhưng làm ra bao nhiêu, tiền mặt cũng quay vòng để đầu tư trở lại cho vườn cây, rồi tiền học, tiền phí sinh hoạt điện, nước hằng tháng,… Những khi gia đình có biến cố đột xuất nảy sinh như có người ốm phải vào viện, hoặc cây sâu bệnh phải đầu tư phân bón, thuốc men,… thì anh Bằng và vợ lại phải chạy vạy vay tiền bên ngoài, hay ra đại lý mua vật tư ký nợ. “Có thời điểm cần gấp không biết bám víu vào đâu, tôi cũng đành phải vay “ nóng” lãi suất lên tới cả chục phần trăm một tháng. Còn mua vật tư nếu ký nợ thì đến cuối vụ thanh toán chiết khấu cũng phải mất 2% trên tổng số tiền ký nợ phải trả” – anh Bằng cho biết.
Nhưng những khó khăn nêu trên, kể từ cuối năm 2019 đến nay, đã phần nào giảm bớt khi anh Bằng được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) mở thẻ thấu chi với hạn mức lên tới 30 triệu đồng. Không riêng anh Bằng, nhiều nông dân trên khắp cả nước cũng được giải tỏa phần nào áp lực về nguồn vốn mỗi khi có việc cấp bách, đột xuất chỉ với một chiếc thẻ thấu chi như vậy. Anh Mai Văn Thanh (tại xã Đức Lập Hạ, thị trấn Đức Hòa, tỉnh Long An) đã chính thức nói “không” với các món vay nóng. Theo anh Thanh, bao nhiêu vốn liếng của gia đình và nguồn vốn vay từ ngân hàng đều dồn hết vào đầu tư cho vườn rau, củ, quả. Vì vậy, trước đây có những thời điểm, anh Thanh phải đi vay bên ngoài với lãi suất 5%/tháng để chi trả cho các khoản chi phí phát sinh, nhất là các khoản chi phí cho vật tư nông nghiệp. “Lãi suất cao như vậy, thu nhập từ trồng rau, củ, quả không gánh nổi. Nhưng rất may tôi được cán bộ Ngân hàng Agribank vừa cho vay vốn, vừa giới thiệu thẻ thấu chi. Từ ngày sử dụng thẻ, tôi chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản như mua giống, thức ăn chăn nuôi, thanh toán tiền điện,… – anh Thanh chia sẻ.
Không chỉ những người nông dân, các đại lý vật tư trên địa bàn “tam nông” cũng phấn khởi khi nhiều khách hàng nông dân bước đầu đã làm quen với việc thanh toán qua thẻ. Anh Võ Thanh Toán – chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp tại thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) cho biết nhờ thẻ thấu chi và chiếc máy POS do Agribank trang bị, vợ chồng anh không còn căng thẳng thu nợ trong mỗi vụ xuất bán vật tư cho người dân. Trước đây, người dân trong vùng muốn mua vật tư nông nghiệp phải đi vay mượn khắp nơi thậm chí là vay nóng, hoặc mua hàng ký nợ. Đến cuối mùa vụ thu hoạch mới có tiền để trả. Nhiều khi công nợ cao quá, cửa hàng anh Toán cũng không xoay kịp để thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp dẫn đến lần nhập hàng tiếp theo, anh không còn được hưởng ưu đãi cao nhất về giá từ phía nhà cung cấp. Vô hình trung, vật tư hàng hóa anh Toán nhập về cũng sẽ bị “đội” giá theo, khiến giá bán tới tay người nông dân cũng vì thế mà đắt đỏ hơn. “Từ lúc có thẻ thấu chi của Agribank cấp cho bà con nông dân, áp lực về tài chính của cửa hàng tôi đỡ đi rất nhiều. Chưa kể, việc thanh toán qua POS, không những tiết kiệm được thời gian trong khâu kiểm đếm tiền mặt mà còn giúp tôi yên tâm không lo nhận tiền thừa thiếu, tiền giả” – anh Toán nhận định.
Lan tỏa chính sách
Triển khai từ tháng 9-2019, Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã cung cấp cho nông dân sản phẩm dịch vụ cho vay thấu chi qua thẻ ATM với hạn mức 30 triệu đồng và công cụ chấp nhận thanh toán thẻ POS với nhiều tiện lợi và hoàn toàn miễn phí. Việc triển khai Đề án này của Agribank có ý nghĩa quan trọng trong đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế và đẩy lùi nạn tín dụng đen, góp phần gia tăng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Số liệu từ Agribank cho thấy, đến nay sau tám tháng triển khai trên phạm vi cả nước, Đề án bước đầu phát huy hiệu quả. Số lượng thẻ phát hành đạt gần 75.500 thẻ và gần 1.732 POS được lắp đặt mới, hạn mức thấu chi đã cấp hơn 300 tỷ đồng, dư nợ thấu chi tài khoản đạt gần 214 tỷ đồng. Theo Giám đốc Agribank chi nhánh Bình Thuận Huỳnh Tấn Nam, việc triển khai Đề án thẻ nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, nhất là các tổ chức hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, qua các tổ vay vốn phối hợp với ngân hàng tuyên truyền chính sách mới này. “Sử dụng thẻ thấu chi giúp người dân tiếp cận vốn kịp thời nên hạn chế cho vay nặng lãi ở địa bàn nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, ngân hàng cũng gặp khó khăn do người dân chưa dùng thẻ bao giờ, cũng như hạn chế trong sử dụng công nghệ hiện đại nên cán bộ ngân hàng phải dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn người dân…” – ông Nam chia sẻ.
Cũng được giao nhiệm vụ thí điểm, đến nay, Agribank chi nhánh Long An đã phát hành hơn 3.500 thẻ thấu chi, đạt 70% kế hoạch phát hành đến 30-9 là 5.000 thẻ. Agribank Long An đã đặt 82 máy POS tại tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh, đồng thời đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện để liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ giúp mở rộng thị trường, thị phần thanh toán thẻ của Agribank tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
“Phát hành thẻ thấu chi nông nghiệp là một trong những chủ trương đúng có thể đạt được đa mục tiêu vừa hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ, NHNN về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện tại Việt Nam, vừa phát triển tín dụng tiêu dùng cho phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen. Đến nay, đề án đã bước đầu phát huy được hiệu quả với lợi thế rõ rệt về chính sách hỗ trợ sâu, rộng, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, thủ tục đơn giản, linh hoạt” – Giám đốc Agribank Long An Nguyễn Kim Thài nhìn nhận. Trong thời gian tới, Agribank Long An sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát hành thẻ, tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS để đáp ứng nhu cầu và mang lại sự thuận tiện và lợi ích cao nhất cho khách hàng. Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái khép kín qua ngân hàng giữa khách hàng sử dụng thẻ và các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ, qua đó giúp mở rộng thị trường, thị phần thanh toán thẻ của Agribank tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Video đang HOT
Cách đây khoảng bốn năm, tình trạng nông dân mất đất, mất vườn vì tín dụng đen không hiếm. Chính quyền địa phương phải rà soát, nắm từng đối tượng cho vay nặng lãi, từng trường hợp vướng vào tín dụng đen, rồi cho gỡ từng tờ rơi trên cột điện. Song song với đó là sự tích cực vào cuộc của ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp dịch vụ, nhất là thẻ thấu chi nông nghiệp của Agribank, nên đến nay tình trạng tín dụng đen không còn xuất hiện. Thẻ thấu chi giúp nông dân giải quyết cơ bản những nhu cầu thiết yếu, nhất là trong lúc chờ tới mùa vụ thu hoạch để thanh toán tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, học phí, viện phí, thanh toán mua hàng tại các cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản, bách hóa, cơ sở sửa chữa máy nông nghiệp, siêu thị…
NGUYỄN VĂN NHIỀU
Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
CRE: Bản chất hoạt động kém hiệu quả, ẩn khuất đằng sau những con số đẹp!
Thực chất, CenLand đang ghi nhận sự gia tăng rất lớn của các khoản phải thu cả trong ngắn và dài hạn. Theo đó, với dòng tiền âm, dự kiến công ty sẽ phải đối mặt với bài toán vốn.
Những con số đẹp để "làm màu"?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ- Cenland (mã CK: CRE) vừa công bố mới đây, công ty tiếp tục ghi nhận thêm một kì lưu chuyển tiền thuần âm gần 38,2 tỉ đồng. Mặc dù dòng tiền kinh doanh có sự cải thiện và đạt 20,7 tỉ đồng nhưng dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chính lần lượt âm 26 tỉ đồng và 33 tỉ đồng. Thời điểm cuối năm 2019, công ty cũng ghi nhận lưu chuyển tiền thuần âm 155 tỉ đồng.
Vấn đề về dòng tiền của Cenland, đặc biệt là dòng tiền kinh doanh nhận được được chú ý cổ đông lớn. Tại ĐHĐCĐ năm 2019 của công ty diễn ra vào giữa tháng 4 năm ngoái, đại diện cổ đông ngoại lớn nhất - nhóm quĩ VinaCapital từng có ý kiến về việc dòng tiền kinh doanh âm của Cenland.
Trong Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của Cenland cũng thể hiện rõ, phần khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, người viết tính toán được tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn đầu quý là 3,2, nhưng đến cuối quý giảm xuống còn 1,9. Như vậy, tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn giảm đi 1,3 lần cho thấy so với hồi đầu quý. Và do đó, khả năng mà các Tài sản ngắn hạn (TSNH) có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản Nợ ngắn hạn hoàn toàn khó khăn hơn. Nếu như ở đầu quý công ty có tỷ số khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn đang ở mức cao hơn 2, thì ngay sau đó vào cuối quý tỷ số này nhanh chóng rơi xuống thấp hơn 2. Nguyên nhân có thể là do khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho kém. Trên thực tế hàng tồn kho cuối quý đã tăng lên 13.869.812.010, tương ứng vs mức tăng 8,9%.
Nguồn: Ảnh chụp từ Báo cáo tài chính Hợp nhất quý I của Cenland
Bên cạnh đó, tỷ số khả năng thanh toán nhanh đầu quý là 1,99; nhưng đến cuối quý là 1,72. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cuối quý so với đầu quý đã giảm 0,27 lần cho thấy khi đã loại bỏ yếu tố hàng tồn kho, khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền của doanh nghiệp ngày càng kém đi. Đặc biệt khi hệ số này ở 2 thời điểm đều lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán nợ ko tốt vì các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Người viết cũng tính toán được rằng, tỷ số khả năng thanh toán đầu quý là 0,1469 nhưng đến cuối quý là 0,1477. Như vậy, tỷ số khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp đầu quý có giảm nhẹ so với cuối quý. Bên cạnh đó tỷ số này ở cả đầu và cuối quý đều thấp hơn 0,5 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ vốn vay từ bên ngoài của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 30%, chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng của ngành BĐS và xu hướng xây dựng ngày càng nhiều các khu du lịch, khu chung cư cao cấp... thì doanh nghiệp nên để tỷ số nợ cao hơn để tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính này. Tỷ số tự tài trợ Tài sản dài hạn giảm 0,49 so với đầu quý cho thấy mức độ tự tài trợ Tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu càng ít, khả năng tài chính của doanh nghiệp đang kém dần, có thể dẫn đến rủi ro tài chính cao hơn trong tương lai.
Cũng trong BCTC Hợp nhất quý I cho thấy, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp giảm mạnh, tương ứng vs 98%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm 45,77%, chi phí lãi vay tăng so với đầu quý cho thấy trong quý 1 doanh nghiệp hoạt động không mấy hiệu quả.
Doanh thu Cenland đạt gần 275 tỉ đồng trong quí I/2020, giảm 29% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, doanh thu môi giới bất động sản sụt giảm mạnh từ 312 tỉ đồng còn 221 tỉ đồng, đây cũng là khoản thu chiếm tới 80% tổng doanh thu của công ty.
Ngoài ra, các khoản thu từ mảng đầu tư bất động sản, dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện hay dịch vụ cho thuê văn phòng đều ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt.
Nhìn chung, khả năng thanh toán ngắn hạn của Cenland ngày càng kém cho thấy tiềm lực tài chính chưa vững vàng, hoạt động giảm sút một cách báo động trong quý I.
Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động môi giới bán hàng của CenLand. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 270 tỉ đồng giảm 30% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu môi giới BĐS giảm 29% xuống 221 tỉ đồng và doanh thu dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện giảm mạnh từ gần 20 tỉ đồng xuống còn 908 triệu đồng, sau khi trừ giá vốn lợi nhuận gộp đạt 107 tỉ đồng giảm 28% so với quý I/2019.
Cổ phiếu bị ghẻ lạnh?
Với tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc cùng dòng tiền thuần âm trong thời gian dài, giá cổ phiếu CRE của Cenland cũng liên tục giảm sâu trong 6 tháng qua. Trước khi niêm yết cổ phiếu CRE được giới đầu tư kỳ vọng rất nhiều bởi kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng và mức giá niêm yết khá hấp dẫn. Cụ thể, với mức giá tham chiếu ngày niêm yết là 50.000 đồng/cổ phiếu thì chỉ số giá cổ phiếu trên thu nhập mỗi cổ phần chỉ có khoảng 5 lần, chỉ số giá trên giá trị sổ sách khoảng 2 lần. Tuy vậy, khác với nhiều cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tiền khi niêm yết thường được đẩy giá tăng kịch trần để "lấy hên" thì CRE lại liên tục giảm.
Một động thái mới nhất vào ngày 24/4/2020, theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), quỹ đầu tư nước ngoài Dragon Capital đã "cắt lỗ" sau 2 năm đầu tư vào CenLand.
Sau giao dịch này, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý (gồm VEIL và Amersham Industries Limited) chỉ còn nắm giữ 3,9 triệu cổ phiếu CRE, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,88% và không còn là cổ đông lớn tại CenLand.
Lần thoái vốn đáng chú ý nhất gần đây là quĩ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) vừa công bố thông tin đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu CRE trong phiên 24/4. Sau giao dịch, quĩ này chỉ còn sở hữu 2,82 triệu cổ phiếu CRE, tương đương 3,525% vốn điều lệ của công ty.
Về phía nhóm quĩ ngoại còn lại là VinaCapital cũng từng thông qua quĩ thành viên Vietnam Master Holdings 2 Limited bán bớt một phần sở hữu cổ phiếu CRE trong tháng 2/2019, giảm tỉ lệ nắm giữ từ 12% còn 11,76% vốn điều lệ.
Việc nhà đầu tư không hào hứng với cổ phiếu CRE có thể bắt nguồn từ sự ảm đạm của thị trường bất động sản trong thời gian qua. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác khiến cho CenLand không hấp dẫn là cổ đông của công ty này khá đậm đặc. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2019, Cenland là công ty con của Cen Group, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó Cen Group nắm 51,1% cổ phần, Cán bộ công nhân viên sở hữu 12%, Ban lãnh đạo và các bên liên quan 3,1%, Cổ đông khác 8,8%. Như vậy, số cổ phiếu tự do chuyển nhượng chiếm tỷ lệ có 8,8%, tương đương với 4,4 triệu cổ phiếu. Việc cổ phiếu tự do chuyển nhượng khá thấp đồng nghĩa với việc sẽ không có quá nhiều nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu này. Do đó giá cổ phiếu cũng khó tăng đột biến trong ngắn hạn.
Cơ cấu cổ đông của Cenland khá cô đặc
Nhìn vào hoạt động của Cenland, có thể thấy, bản chất hoạt động của Cenland không dừng lại ở vai trò môi giới, mà đã cơ bản chuyển sang hình thức đầu tư thứ cấp kết hợp môi giới.nếu giả định lựa chọn đầu tư thứ cấp của Cenland là đúng, điều gì khiến nhà đầu tư cần quan tâm với Cenland? Nhiều nhà đầu tư chia sẻ, đó là các giao dịch với bên có liên quan của Công ty.
Mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm công ty hoặc trực thuộc một nhóm công ty có mô hình tập đoàn, thì việc phát sinh các giao dịch với các bên liên quan là điều có thể hiểu được. Trong nhiều trường hợp, đây chính là thế mạnh giúp doanh nghiệp có thêm sức mạnh trong kinh doanh.
Tuy nhiên, việc phát sinh các giao dịch với các bên có liên quan với giá trị lớn, trong một số tình huống có thể tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích hoặc có thể dẫn đến việc phản ánh không khách quan chất lượng doanh thu mà doanh nghiệp phản ánh.
Hơn nữa, khi xét đến tương lai của thị trường bất động sản rất nhiều người vẫn còn e ngại. Nhiều chuyên gia cho rằng giá bất động sản đã đạt đỉnh nên mức độ giao dịch sôi động thời gian tới sẽ giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Cenland khó lấy lại được kỳ tích tăng trưởng doanh thu lẫn lợi nhuận cao như những năm vừa qua. Do đó triển vọng của Cenland cũng không được đánh giá cao và cổ phiếu cũng sẽ không thu hút được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.
Tổng kết lại, với tình hình tài chính có thể đánh giá là kém, việc nhóm quỹ lớn thoái vốn bớt khỏi CRE và đặt những nghi ngờ về doanh nghiệp này cũng là điều dễ hiểu. Do đó, có nhiều khuyến cáo các nhà đầu tư trong nước cũng nên cân nhắc khi bỏ vốn vào CRE. Phải chăng đây cũng chính là lý do cổ phiếu CRE của Cenland mãi vẫn không thể "ngóc đầu" lên được?
Biến động giá cổ phiếu CRE 6 tháng qua
An ninh Tiền tệ sẽ tiếp tục thông tin./.
Chứng khoán ngày 18/6: Thị trường rung lắc nên mua cổ phiếu nào? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/6. Khuyến nghị MSH quanh vùng 34.000-35.000 đồng/cp CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): Cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng đang hình hành nhịp hồi phục sau khi chạm lại ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 32.300 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình...