Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 giữ ổn định như năm 2019
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020, với các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm kiểm định chất lượng giáo dục và công tác quản lý văn bằng chứng chỉ.
Các thí sinh tham gia Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 tỉnh Kiên Giang tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hùng Sơn, thành phố Rạch Giá. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
6 nhiệm vụ trọng tâm
Theo đó, trong năm học 2019-2020, tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi và đánh giá; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng, chứng chỉ bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tổng kết, đánh giá việc chỉ đạo, tổ chức Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019; chuẩn bị các điều kiện triển khai và tổ chức tốt Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2020.
Về công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế; triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia và quốc tế. Thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non, trường phổ thông.
Về công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định, có biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng làm giả văn bằng, chứng chỉ và mua bán văn bằng, chứng chỉ. Tăng cường quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với việc sát hạch và cấp các loại chứng chỉ của các cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Chú trọng quán triệt ý thức trách nhiệm, yêu cầu trau dồi phẩm chất, năng lực và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng giáo dục các cấp. Từng bước nâng cao năng lực cho các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý thi, đánh giá chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các Sở Giáo dục và Đào tạo
Giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia
Đối với việc tổ chức Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi năm 2020 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2019, nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học ở mức độ học vấn phổ thông.
Kết quả thi có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông; làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần tự chủ tuyển sinh đã được quy định trong Luật giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung.
Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên các môn học ở cấp Trung học phổ thông.
Bộ lưu ý đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của UBND, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các hội đồng thi…
Đồng thời, các các Sở Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia. Tăng cường quán triệt quy chế thi; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi. Đặc biệt, chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.
Bộ yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi; chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi.
Tăng cường quản lý văn bằng, chứng chỉ
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra trong năm học 2019-2020 là tăng cường công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp với cơ quan công an điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp mua bán văn bằng, chứng chỉ; làm giả văn bằng, chứng chỉ và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trên địa bàn.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm chất lượng việc tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin – Truyền thông, công bố công khai kết quả kiểm tra, thẩm định.
Bên cạnh đó, Các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài trên địa bàn; thực hiện công tác quản lý văn bằng do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam theo thẩm quyền.
Việt Hà
Theo TTXVN
Học xong lớp 12 sẽ được cấp giấy hoàn thành chương trình THPT
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, học sinh hoàn thành chương trình lớp 12, nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD&ĐT thì được Hiệu trưởng trường THPT cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
Ngày 25/9, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức họp để bàn về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020.
Tại cuộc họp, Bộ GD&ĐT đã báo cáo dự thảo đề xuất phương án thi sau 2020 của Bộ. Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, mục tiêu của phương án thi mà Bộ GD&ĐT đề xuất là tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy. Phương thức thi được đề xuất là tổ chức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
Bộ GD&ĐT đề xuất, các học sinh hoàn thành chương trình lớp 12, nếu đáp ứng các quy định của Bộ GD&ĐT thì được Hiệu trưởng trường THPT (hoặc giám đốc Trung tâm GDTX) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Nếu có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp THPT sẽ được tham gia kỳ thi THPT quốc gia.
Lộ trình triển khai giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT đề xuất cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi. Bộ sẽ thí điểm tổ chức thi trên máy tính để từng bước áp dụng phương thức thi này phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế -xã hội của đất nước, phù hợp với điều kiện thụ hưởng giáo dục và cách tiếp cận công nghệ thông tin của học sinh.
Sau năm 2021 Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm thi THPT Quốc gia trên máy tính.
Ủng hộ việc áp dụng hình thức thi trên máy tính, GS. Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, cho dù kỳ thi những năm trước đã tốt rồi nhưng nếu từ năm 2021 vẫn thi như hiện nay sẽ lạc hậu. Giáo dục số hóa, mang tính mở, hoàn toàn có thể thi theo hình thức chắc chắn hơn, thi xong đã chấm xong rồi. Một hệ thống giáo dục kỹ thuật số, nhà trường thông minh không chấp nhận cách thi thiếu sự hỗ trợ của công nghệ.
Theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội: " Hình thức thi trên máy tính cần thí điểm ở một số nơi đủ điều kiện, học sinh đã được làm quen, sau đó tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, trước khi mở rộng. Nếu đến năm 2025, cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được".
Đồng tình với phương án thi THPT Quốc gia trên máy tính, song phải có lộ trình và có tính toán tới điều kiện của các vùng miền khác nhau, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết: " Nếu áp dụng hình thức thi trên máy tính thì chúng ta phải tính đến những vùng sâu, vùng xa và chấp nhận sẽ vẫn có một bộ phận học sinh làm bài thi trên giấy".
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ tiếp thu và chỉnh sửa để hoàn thiện đề xuất phương án thi sau 2020. Phương án này được tính toán cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có căn cứ chắc chắn và lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Theo đó, ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa sẽ được Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường về số lượng và đảm bảo chất lượng. Giai đoạn ban đầu sẽ thi trên giấy và trên máy tính nhưng từng bước sẽ tăng dần thi trên máy tính để tiệm cận xu hướng thế giới.
Theo giadinh.net
Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu 6 nhiệm vụ quản lý chất lượng giáo dục Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020 của Bộ GDĐT đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, 6 nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020 trọng tâm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông...