Kỳ thi THPT quốc gia: Cô học trò khuyết tật người Jrai với ước mơ làm cô giáo
Dù bị khuyết tật một bên mắt nhưng Rơ Châm Ling (dân tộc Jrai, học sinh lớp 12A, Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai) không ngừng cố gắng và đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
Trước thềm kỳ thi THPT quốc gia, Rơ Châm Ling cho biết em sẽ nỗ lực để thực hiện trở thành cô giáo tiếng Anh và mang những kiến thức bên ngoài cánh cổng làng về cho trẻ em nơi đây.
Chân dung cô học trò khuyết tật người Jrai – Rơ Châm Ling. Ảnh Gia Hân.
Rơ Châm Ling sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ở làng Grút. Đây cũng là một làng nghèo của xã Ia Khươl ( huyện Chư Păh, Gia Lai). Từ khi sinh ra, Ling đã bị khuyết một mắt nhưng Ling không đầu hàng với số phận, em luôn ý thức phải đến trường học chữ và biết ước mơ cho tương lai.
Khi còn ở với gia đình, em phải lên nương làm rẫy cùng với bố mẹ để kiếm từng hạt gạo,hoặc đi hái rau rừng, lá đắng, bắt cá suối. Vì người dân chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc học nên nhiều trẻ em ở đây chỉ học hết cấp 2. Các em chủ yếu ở nhà làm rẫy hoặc đi làm thuê kiếm sống phụ bố mẹ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em Rơ Châm Ling đã ý thức được việc học và nuôi ý chí thoát nghèo. Dù khó khăn nhưng em vẫn kiên định với con đường mình đã chọn.
Video đang HOT
Rơ Châm Ling luôn chăm chỉ học tập để thực hiện ước mơ làm giáo viên. Ảnh Gia Hân
Tâm sự với chúng tôi, em Ling bộc bạch: “Lúc mới sinh ra một bên mắt em đã bị mù, còn mắt kia liên tục tăng độ rồi loạn nên việc học của em gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình em nghèo nên em xác định chỉ có con đường học mới có thể giúp được gia đình và cho bản thân em. Em sẽ cố gắng hết sức mình để vượt qua kỳ thi THPT quốc gia và tiếp tục xét tuyển vào đại học.”
Vượt qua mọi khó khăn như đã định sẵn cho cuộc đời mình, những năm học qua, cô học trò người Jrai luôn giành điểm số cao và đứng top giỏi của trường. Từ một học sinh trường làng, em Ling đã phấn đấu vào ngôi trường nội trú để san sẻ bớt gánh nặng của gia đình. Không những thế, trong năm học lớp 9 Ling đã nhận được quỹ học bổng Vừ A Dính. Rơ Châm Ling đã giành nhiều suất học bổng, giải thưởng cấp tỉnh trong suốt các năm khi học ở Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai.
“Em rất thích môn Tiếng Anh và xem đây như ngôn ngữ thứ 3 của mình (tiếng Jrai, tiếng Việt và tiếng Anh). Trước cuộc đua “vượt vũ môn”, em mong rằng sẽ đạt điểm cao. Em rất mong được đặt chân vào được ngôi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia TPHCM, ngành Ngôn ngữ Anh. Nếu em đậu đại học thì học bổng Vừ A Dính sẽ tiếp sức cho em theo đuổi ước mơ thêm 4 năm nữa. Vì vậy, em đang dốc hết sức mình cho kì thi này. Em mong ước sau này được làm một giáo viên tiếng Anh. Lúc đó, em sẽ quay về buôn làng để dạy cho những em học sinh và kể cho các em những điều thú vị sau cánh cổng làng”, cô học trò Rơ Châm Ling nhẩm tính về tương lai.
Chân dung cô học trò khuyết tật người Jrai – Rơ Châm Ling. Ảnh Gia Hân
Nhận xét về Rơ Châm Ling, thầy Rmah Kmă – Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú tỉnh Gia Lai cho biết: “Nhiều năm qua, dù hoàn cảnh của em Ling còn nhiều khó khăn nhưng em đã rất nỗ lực vươn lên, đạt các thành tích tốt trong học tập. Ling cũng là một tấm gương điển hình tiêu biểu cho sự nỗ lực, vượt qua nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống và là tấm gương về tinh thần hiếu học cho các bạn noi theo”.
Em học trò "Vầng trăng khuyết" ước mơ làm cô giáo
"Em ước mơ sau này sẽ làm cô giáo để dạy học, tự lo được cho bản thân nên phải cố gắng gấp nhiều lần so với bạn bè và học tập thật giỏi" - Đó là ước mơ của em Nguyễn Thị Bảo Thư, học sinh lớp 4A3 trường Tiểu học Phú Thuận B2 (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Em được mọi người gọi vui là "vầng trăng khuyết" vì mất đi bàn tay phải từ khi mới sinh ra.
Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B trao học bổng khuyến khích học tập cho Bảo Thư
Bảo Thư phải nỗ lực gấp 10 lần, 20 lần... thậm chí là hàng chục lần so với bạn bè cùng trang lứa thì mới có thể theo kịp, giành về cho mình những phần thưởng khuyến khích trong học tập.
Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả, cha chạy cá thuê, mẹ nội trợ, ông bà nội cũng đã lớn tuổi nên cả gia đình phải cùng nhau phấn đấu, tiết kiệm trong chi tiêu và sinh hoạt hằng ngày. Sinh con gái đầu lòng, chị Trần Thị Kim Tốt (SN 1982) - mẹ của Bảo Thư chưa kịp vui mừng thì đã phải ngậm ngùi vì những khiếm khuyết của con trên đôi bàn tay.
Có thể nói, những sinh hoạt hằng ngày, cầm nắm vật dụng, ăn uống đều có sự đồng hành của chị, những lúc con tập viết, chị là người cùng con nỗ lực vì cả 2 phải dùng tay trái để viết, thương con chị Tốt càng cố gắng nhiều hơn để con có một tương lai tươi sáng.
"Với gia đình, Bảo Thư luôn chăm ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người, bây giờ gia đình chỉ mong muốn vài năm nữa có tiền để phẫu thuật gắn bàn tay giả cho con gái", chị Tốt ngậm ngùi chia sẻ.
Những nét chữ đầu đời là con đường vô cùng gian khó mà Bảo Thư phải chinh phục, mất bàn tay phải, em phải viết bằng tay trái và đây không phải là điều dễ dàng chút nào. Vì ước mơ và sự động viên của cha mẹ, ông bà, thầy cô mà Bảo Thư luôn miệt mài, chăm chỉ luyện viết chữ, cằm nắm các vật dụng, quá trình học tập, rèn luyện cũng phải phấn đấu nhiều hơn so với bạn bè.
Ngoài việc học, Bảo Thư còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của trường, lớp, tham gia lớp võ karate để rèn luyện sức khỏe. Không ít lần Bảo Thư bị bạn bè chế giễu vì khiếm khuyết nhưng với Bảo Thư những việc như thế không làm em tự ti mà luôn lấy đó làm động lực để em phấn đấu nhiều hơn. Cô học trò với dáng dấp nhỏ con nhưng nhanh nhẹn và hay nở nụ cười rất tươi, hồn nhiên, trong sáng luôn làm mọi người quý mến.
Trong suốt những năm học qua, Bảo Thư luôn giành về cho mình những thành tích đáng khen ngợi, những suất học bổng, phần thưởng học tập vượt bậc... "Em muốn trở thành cô giáo đứng trên lớp để dạy học nên em phải cố gắng nhiều, bây giờ em đã quen nhưng trước đây thì khó khăn vô cùng. Em biết mình không tròn vẹn như bạn bè nên em phải cố gắng nhiều trong học tập và cuộc sống, không gục ngã hay mắc cỡ trước sự trêu chọc của bạn bè", Bảo Thư vui vẻ nói.
Với những gì mà Bảo Thư phấn đấu và để tiếp thêm sức mạnh cho em chinh phục con đường mà mình đã định hướng, Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B đã trao học bổng "Chắp cánh ước mơ" cho em Bảo Thư với giá trị 200.000 đồng/ tháng trong suốt cấp học do bà Lương Thị Cẩm Tú, Công ty Mỹ phẩm Đăng Nguyễn tài trợ.
Nói về cô học trò đặc biệt của mình, thầy Huỳnh Thái Hồ nhận xét, tuy em là đứa trẻ kém may mắn nhưng Bảo Thư luôn hết sức nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Luôn gần gũi giúp đỡ bạn bè và kính trọng thầy cô trong nhà trường.
Hình ảnh của cô học trò "vầng trăng khuyết" và những nỗ lực không mệt mỏi để chinh phục ước mơ của mình làm người khác khâm phục. Bảo Thư xứng đáng là "cánh sen hồng" tỏa ngát hương trên vùng đất sen hồng Đồng Tháp.
Hải Dương: 22 thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2020 Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương Lương Văn Việt đã ký quyết định miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT năm 2020 cho 22 thí sinh. Ảnh minh họa/internet Trong đó có 18 thí sinh thuộc diện khuyết tật, 3 thí sinh thuộc diện được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi...