Kỳ thi quốc tế Cambridge năm 2019: 4 học sinh VAS đoạt Giải cao nhất quốc gia
Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) vừa tuyên dương các HS đạt thành tích cao ở các kỳ thi, trong đó có 4 học sinh xuất sắc đoạt Giải cao nhất quốc gia – “ Top in country” ở các kỳ thi Trung học đại cương IGCSE, Tú tài nâng cao AS và A Level theo kết quả của các kỳ thi quốc tế Cambridge năm 2019.
Nhà trường tuyên dương 4 HS đoạt giải cao nhất quốc gia “Top in country”
Dịp này , VAScòn dành tặng hơn 250 giải thưởng dành cho những học sinh đã đoạt thành tích cao tại các kỳ thi Cambridge vào tháng 5 và 6 vừa qua.
4 gương mặt xuất sắc của VAS đoạt giải “Top in country” gồm: Huỳnh Gia Bảo (lớp 10, cơ sở Sunrise ở môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 – môn Nói, kỳ thi IGCSE); Patrick Colin Dooley (lớp 12, cơ sở Ba Tháng Hai ở môn Vật lý, Kỳ thi A Level); Nguyễn Xuân Nguyên và Trần Bạch Dương (lớp 11, cơ sở Ba Tháng Hai lần lượt đoạt giải ở các môn Kinh doanh và Kinh tế, kỳ thi AS Level).
3 HS khác của VAS được Cambridge vinh danh vì những thành tích vượt trội tại các kỳ thi AS và A Level.
Ngoài ra, VAS còn có 3 học sinh được Cambridge vinh danh vì đã đạt thành tích cao là Ngô Đức Huy (lớp 11, cơ sở Ba Tháng Hai, ở môn Khoa học máy tính, kỳ thi AS); Đinh Nam Anh (lớp 12, cơ sở Hoàng Văn Thụ, ở môn Toán Nâng cao); Patrick Colin Dooley được nhận thêm giải thưởng có 3 điểm số cao nhất ở kỳ thi A Level.
Đặc biệt, trong kỳ thi Tú tài nâng cao A Level, 100% học sinh lớp 12 cơ sở Hoàng Văn Thụ đã đạt điểm cao A*-B, trong đó 60% học sinh đạt điểm xuất sắc đến giỏi (A*-A) ở môn Toán nâng cao. Cũng tại kỳ thi này, 60% học sinh cơ sở Ba Tháng Hai đã đạt điểm Xuất sắc đến Khá ở môn Kinh doanh. Toàn VAS có 72% học sinh đạt điểm trung bình từ A*-C ở tất cả các môn thi.
Niềm vui của phụ huynh VAS tại lễ trao giải
Ở kỳ thi Trung học Đại cương IGCSE dành cho học sinh cuối lớp 10, có 84% học sinh VAS đạt điểm trung bình từ A*-C, trong đó 30% học sinh đạt điểm giỏi đến xuất sắc A* -A.
Tính đến tháng 5/2019, VAS có 17 học sinh nhận được học bổng du học với tổng trị giá hơn 2 triệu USD tại các trường Đại học, Trung học ở Mỹ, Anh, Úc, Canada, Thụy Sĩ và Nhật Bản. Trong đó nhiều học sinh đã đạt được 3-5 học bổng tại nhiều trường. Đặc biệt, em Đinh Nam Anh, học sinh lớp 12H3A cơ sở Hoàng Văn Thụ đã đạt được học bổng trị giá 294,000 USD cho 4 năm học tại Viện Đại học Chicago, Illinois, Mỹ.
Video đang HOT
Công Chương
Theo GDTĐ
Nhiều thầy cô tạm quên chiếc dạ dày rỗng, hết lòng vì học sinh
Cô M. giáo viên dạy Lý cho biết môn của mình cũng có thể dạy thêm. Nhưng khu phố thường xuyên ập vào nhà bắt dạy thêm như bắt tội phạm, cảm thấy bị sỉ nhục...
Trước hết chúng tôi khẳng định rằng, về lý thuyết không có môn học nào là môn phụ, cũng không có quy định nào phải phân biệt như thế.
Nhiều giáo viên làm nghề tay trái bằng việc bán hàng qua mạng. (Ảnh nguồn minh họa: baobinhthuan.com.vn).
Nhưng trong thực tế, trong nhận thức của bao người (cả giáo viên cũng không ngoại lệ) thì ngoài những môn học như Toán, Văn, Anh văn, Lý, Hóa thì những môn học còn lại đều được gọi tên 2 tiếng môn phụ.
Môn chính đương nhiên học sinh sẽ đi học thêm khá nhiều. Ngoài những môn học "vua" như Toán, Anh văn nhu cầu học thêm cao nên những giáo viên này thường có thu nhập khủng.
Những môn còn lại như Hóa, Lý, Văn... học sinh đi học thêm ít hơn nhưng nếu chịu khó dạy thì một tháng, giáo viên cũng có thêm thu nhập ít nhất bằng lương.
Với số tiền ấy cùng với khoản lương cố định cũng được xem là tạm đủ cho những chi tiêu trong tháng.
Tội và thương nhất là những thầy cô giáo dạy môn phụ, những môn học sinh không bao giờ đi học thêm hoặc các thầy cô không bao giờ dạy thêm.
Với đồng lương chỉ vài ba triệu hơn tí là dăm triệu đồng/tháng, những giáo viên này sẽ phải bươn chải thế nào mới có thể trụ được ở thành phố "gạo châu củi quế?"
Thầy giáo T. một giáo viên dạy Tin học ở một trường trung học cơ sở tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Em dạy gần 8 năm mà lương có 4 triệu 500 ngàn đồng, em nản quá.
Em đành ra ngoài kiếm thêm việc làm. Nhưng giáo viên tụi em thì làm thêm được gì?Cũng có một số học sinh xin đi học thêm nhưng em cũng không muốn dạy, vì dạy thêm, mình sẽ không công bằng được.
Em chọn chạy grab, làm nghề giao đồ ăn nữa, mệt mỏi, phiền toán đủ điều. Thời gian làm thêm từ 6 giờ tối đến 11giờ khuya.
Nhưng bù lại hàng tháng em có thêm 6 triệu đồng cao hơn lương đi dạy.
Em thế còn hạnh phúc, mấy giáo viên đồng nghiệp của em, có người làm phụ hồ, người làm bán vé rạp chiếu phim.
Nhiều thầy cô kể nghe mà buốt lòng. Không ít lần ngồi bán vé xem phim, học trò nhìn thấy la lên: " Cô (thầy) cũng phải đi bán vé nữa hả?"
Thầy H. một giáo viên dạy thể dục đã lận lưng khá nhiều giải thưởng cá nhân và học sinh từ cấp quận đến cấp thành phố.
Thế nhưng với 6 triệu lương một tháng (tiền thuê nhà ngốn hết 3 triệu đồng) không thể không làm thêm.
Thầy H. buộc phải làm thêm ngoài giờ. Mỗi ngày sau giờ dạy ở trường, thầy H. nhận chạy now (giao đồ ăn) và chạy grab đến khuya mới về.
Giáo viên nam chạy xe, giao đồ ăn. Một số giáo viên nữ phụ bán trái cây với bạn bè, hoặc bán trên mạng.
Vì là giáo viên nên khách mua hàng chủ yếu là học sinh, phụ huynh và một số đồng nghiệp quanh vùng.
Thôi thì các cô bán đủ các mặt hàng như sầu riêng, bán bơ, bán măng cụt, bán bánh tráng trộn, bán trà sữa...
Người may mắn hơn được hiệu trưởng cho làm thêm một số công việc vặt trong trường như chống thấm, chống dột lớp học, cắt tỉa cây trong trường, tưới cây......mỗi tháng thêm được thêm tầm 2 triệu đồng đã là vui rồi.
Thầy T. chua chát: "Chạy xe, giao đồ ăn thường vào giờ trưa, khuya nên nắng táp, mưa sa người giống ngợm đen đúa trông xấu xí quá chừng".
Thầy không quên chia sẻ sự chua chát, có đồng nghiệp cho biết bán hàng mà học sinh là khách ruột nên trong khi dạy cũng chẳng thể nghiêm khắc như bình thường.
Đây cũng chính là nỗi đau, sự tủi hổ của không ít nhà giáo luôn phải nhờ công việc phụ làm kế sinh nhai.
Cô M. một giáo viên dạy Lý cho biết môn của mình cũng có thể dạy thêm (phụ huynh tình nguyện gửi chứ không dùng áp lực để bắt buộc).
Đêm nào về đến nhà, tắm, ăn uống qua loa đồng hồ cũng đã bước sang ngày mới từ khá lâu rồi.Thế nhưng khu phố thường xuyên ập vào nhà bắt dạy thêm như bắt tội phạm, cảm thấy bị sỉ nhục nên xin đi bán vé ở rạp chiếu phim từ 18 giờ đến 24 giờ mới xong ca.
Tạm quên chiếc dạ dày rỗng vẫn hết lòng vì học sinh
Không chọn dạy thêm dù cũng có cơ hội, một số giáo viên dạy Tin, dạy Lý vẫn thường xuyên dạy thêm giờ cho những học sinh yếu, học sinh giỏi muốn đi thi Tin học.
Có điều lạ, dạy miễn phí nhưng vẫn lén lút như tội phạm.
Lý giải điều này, thầy T. cho biết, một số em học sinh lười, gia đình li dị, tụi em bắt ở lại vào phòng giám thị học bài, giảng lại những kiến thức mà các em chưa hiểu.
Nhưng tụi em không cho Ban giám hiệu biết mình làm vậy. Cũng chỉ nghĩ đơn giản là mình giúp được ai thì mình giúp thôi.
Mình tuy khó khăn, nhưng có những người khó khăn hơn mình nên mình ráng giúp đỡ các em.
Tụi em còn hùn tiền lại, cho tiền một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn đóng tiền học.
Nói rồi thầy T. cho biết, mình đang dạy miễn phí cho một đội tuyển học sinh giỏi. Với quyết tâm, em sẽ dốc hết sức đào tạo một lứa học sinh giỏi cho bộ môn Tin mong các em sẽ giành được giải cấp thành phố ở lĩnh vực lập trình.
Thế nên, có bỏ thêm chút thời gian cho các em cũng thấy thật hạnh phúc.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Sổ tay phóng viên: Mở rộng không gian ngoài lớp học Đã 11 giờ nhưng các học sinh lớp 12A1 (Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - TP.Biên Hòa) chia thành nhiều nhóm, ngồi bệt bên ngoài hành lang lớp học vẫn hăng say giải quyết những bài tập môn Vật lý mà giáo viên yêu cầu. Các học sinh lớp 12A1, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh - TP.Biên Hòa) chia thành nhiều...