Kỳ thi Quốc gia, không thể tổ chức ở tháng 6 để tránh nóng
(GDVN) – Đây là ý kiến của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí trong buổi họp báo giải đáp những vấn đề nóng hậu Kỳ thi THPT quốc gia 2015 chiều ngày 4/7.
Thi Quốc gia đã hạn chế được gian lận trong thi cửĐáp án chính thức 8 môn thi quốc gia 2015 từ Bộ Giáo dục và Đào tạoGợi ý lời giải môn Sinh học Kỳ thi THPT quốc giaĐề Lịch sử thôi thúc thanh niên Việt Nam phát huy nhân tố yêu nước
Tại cuộc họp báo tổng kết Kỳ thi THPT quốc gia, nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng tại sao Bộ GD&ĐT không tổ chức thời gian thi vào tháng 6 để tránh thời tiết nắng nóng, ảnh hưởng tới thí sinh? Phải chăng, thời gian tháng 7 để tránh yếu tố nhạy cảm nào đó?
Trả lời câu hỏi này, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, có những việc ngoài tầm kiểm soát, nắng nóng bất thường có thể diễn ra bất cứ thời điểm nào.
Dự kiến thời gian thi quốc gia vào giữa tháng 6, theo ông Trinh giải thích thời điểm đó các trường đại học chưa kết thúc năm học, ảnh hưởng khá lớn tới giải phóng giảng đường và ký túc xá.
Thời điểm giữa tháng 6 thi học sinh cũng sẽ “hụt” mất 2 tuần ôn thi. Trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố trên nên quyết định tổ chức vào tháng 7.
Năm nay, nhiều phòng thi chỉ có 1 thí sinh dự thi,đặc biệt là môn Lịch sử, yếu tố này có ảnh hưởng gì tới tâm lí thí sinh? Ông Mai Văn Trinh cho rằng, phòng có 1 thí sinh xuất phát từ việc tổ chức thi tự chọn, việc này đã có từ năm trước.
Ông Mai Văn Trinh. Ảnh Xuân Trung
“Tự chọn để giúp thí sinh phát huy được năng lực sở trường, biết được niềm đam mê của mình và giúp các em định hướng được nghề nghiệp. Những yếu tố thuận lợi sẽ dành cho thí sinh, ít thí sinh một phòng thi có thể chuyển thi điểm khác, nhưng cái khó khăn chúng ta hy sinh để cho thí sinh” ông Trinh nói.
Cũng khẳng định lại, ông Trinh cho rằng, những câu chuyện lộn xộn phòng thi như trước kia đã không xuất hiện trong năm nay, không có hiện tượng phao thi trắng trường, các nơi sản xuất phao thi giảm hẳn.
Ở buổi thi môn Ngoại ngữ, thông tin đề thi được phát tán trên facabook khiến dư luận hoang mang. Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng, ngay sau khi xuất hiện thông tin đó Bộ đã có công văn gửi Bộ Công an, hiện vẫn đang trong quá trình điều tra và chờ kết luận.
Tuy nhiên, thông tin ban đầu được ông Mai Văn Trinh cho biết tài khoản phát tán đề có từ năm 2013, suốt thời gian đó đến nay chỉ post 4 bài, rõ ràng tài khoản này bị hack.
Nhiều ý kiến cho rằng, đề thi năm nay dễ đối với thí sinh chỉ xét tốt nghiệp nhưng lại khó đối với thí sinh dùng xét tuyển sinh đại học,cao đẳng? Đây có phải là điều an toàn cho Bộ? Ông Mai Văn Trinh cho biết, đề thi năm nay không thể so sánh với đề thi tốt nghiệp THPT các nước trước và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Video đang HOT
“Thực tế, mục đích của các kỳ thi là khác nhau, tốt nghiệp mức độ khác và tuyển sinh đại học năm 2014 mức độ khác, năm nay đề thi mức độ kép. Chúng ta ghi nhận bước đầu của ban đề thi, nhưng khi có phổ điểm kết quả sẽ đánh giá rõ ràng hơn” ông Trinh cho hay.
Ông Trinh cũng cho biêt, với hình thức tuyển sinh hiện nay, giữa các trường đại học sẽ có sự cạnh tranh bằng chất lượng đào tạo, uy tín của trường.
Năm nay tuyển sinh có đổi mới căn bản là chỉ đăng ký nguyện vọng sau khi biết kết quả thi. Mỗi học sinh có bốn giấy chứng nhận kết quả để xét tuyển nguyện vọng. Và cứ 3 ngày một lần các trường công bố điểm xét tuyển theo trình tự từ cao xuống thấp. Các cháu có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh. Các trường sẽ vất vả nhưng học sinh thì được lợi.
Trước ý kiến băn khoăn rằng, trong quá trình diễn ra kỳ thi, số lượng thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật ở cụm thi do đại học chủ trì nhiều hơn cụm thi địa phương. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do ở cụm địa phương coi thi dễ dãi hơn.
Ông Mai Văn Trinh cho rằng, cả hai loại cụm thi do các trường chủ trì và địa phương chủ trì đều thực hiện một quy chế, hơn nữa tất cả các cụm thi đều có sự tham gia của các trường đại học và có sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ không coi trọng việc phân tích, so sánh 2 loại cụm thi này mà tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
Tuy nhiên, có thể thấy là các cháu đi thi để vào đại học áp lực sẽ cao hơn những cháu chỉ thi để xét tốt nghiệp, do đó ý định vi phạm quy chế sẽ cao hơn. Nhưng quy trình xử lý vi phạm quy chế ở 2 cụm là như nhau.
Trước câu hỏi của nhiều phóng viên rằng, đây có phải là kỳ thi tiến tới bỏ thi tốt nghiệp? Lãnh đạo Cục Khảo thí cho rằng, thi cử, kiểm tra đánh giá được thực hiện đồng bộ với đổi mới nội dung hình thức dạy học nhằm giảm tải, tăng tính chủ động của học sinh, khắc phục tiêu cực trong thi cử.
“Như vậy, kỳ thi này sẽ tạo tiền đề để chúng ta tiếp tục đổi mới. Đây là thay đổi lớn, căn bản từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn. Một kỳ thi lớn mà chúng ta làm được vậy thì những đổi mới nhỏ khác sẽ làm được” ông Trinh nói.
Theo GDVN
Xử lý chiếc "hộp đen" của tự chủ đại học để được xã hội công nhận
Hệ thống tự chủ đi theo hướng nên ban hành hệ thống thể chế chính sách đảm bảo quyền tự chủ phù hợp với nhóm năng lực tự chủ tương ứng.
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thựcCác tiêu chí công nhận Đại học đạt chuẩn quốc giaTrò "học tài thi phận" hay do cách chấm thi của thầy?Thi Quốc gia: Thầy giáo "bốc thuốc" chữa bệnh lo lắng cho đồng nghiệp
LTS: Tiếp nối câu chuyện về tự chủ đại học, GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giải thích rõ hơn về chiếc "hộp đen" của quy trình tự chủ ở mỗi trường đại học.
Chiếc "hộp đen" này đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học sẽ phải xử lí như thế nào để được xã hội thừa nhận về chất lượng người học?
Xã hội cần biết "hộp đen" có gì
Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, chiếc "hộp đen" này là quyền của ông hiệu trưởng của một trường đại học và chịu trách nhiệm trước xã hội.
GS. Mai Trọng Nhuận cho hay, đầu ra ở đại học ai cũng nhìn thấy, đầu vào ai cũng thấy, nhưng chiếc "hộp đen" kia chính là quy trình đào tạo, vấn đề này trường phải giải trình như thế nào với xã hội. Giải trình những gì? Đó là quy trình làm như thế nào để đánh giá đúng năng lực cán bộ, giáo viên, sinh viên...
"Nhà trường có nói hay bằng mấy nhưng xã hội giám sát đầu quy trình và không thừa nhận chất lượng đầu ra thì cuối cùng sản phẩm đó cũng không dùng được. Như vậy, tự chủ sẽ có 4 bên giám sát (Đảng, Quốc hội, Chính phủ và xã hội), nếu đồng bộ như vậy thì tự chủ sẽ tốt hơn" GS. Mai Trọng Nhuận bày tỏ.
Ảnh minh họa của ĐSPL.
Câu hỏi đặt ra ở đây là trách nhiệm tự chủ ở đâu? Trả lời câu hỏi này, GS. Nhuận cho biết, trách nhiệm đầu tiên của trường đại học học được tự chủ là tạo ra sản phẩm mới đáp ứng cao yêu cầu của xã hội luôn thay đổi.
Đồng thời trách nhiệm này sẽ thu hút được thêm nhiều nguồn lực, phù hợp với thế chế, chính sách của quốc gia.
Trách nhiệm nữa là phải công khai, minh bạch hóa quá trình để cả xã hội giám sát, nhắc nhở, đôn đốc và hoàn thiện để trường đại học làm tốt hơn.
Thứ nữa là trách nhiệm công khai sản phẩm đào tạo cho xã hội. Công khai ở đây được hiểu là những việc làm có thể để xã hội giám sát, chứ không nhất thiết công khai toàn bộ quá trình quản trị như thế nào...
Do đó, trường đại học tự chủ phải đi với 4 trách nhiệm, chứ không chỉ là trách nhiệm giải trình. Liên hệ với các nước tư bản, trường chịu trách nhiệm thứ gì sẽ phải giải trình với xã hội thứ đó, do đó không đưa "trách nhiệm" vào trong khái niệm tự chủ đại học.
Theo GS. Mai Trọng Nhuận, mô hình ở nước ngoài khi trường làm việc gì thì kèm theo đó phải chịu trách nhiệm trước toàn dân, trước xã hội.
Tại Việt Nam, do chưa tường minh trong khái niệm nên cần có khái niệm "trách nhiệm" với những sản phẩm nhà trường làm ra, trách nhiệm với quy trình trường thực hiện, trách nhiệm về tổ chức đầu vào và trách nhiệm giải trình với xã hội.
Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận khi ông có cách nhìn và cách tiếp cận tự chủ đại học ở Việt Nam từ chính thực trạng trong nước chứ không nhìn từ thế giới đến Việt Nam, đây cũng là khía cạnh quan điểm khác biệt với các chuyên gia khác.
"Tôi muốn tiếp cận như vậy để cảm nhận tự chủ, từ đó mới xác định được nội hàm tự chủ ở Việt Nam- bối cảnh văn hóa, thể chế, chính trị...rồi soi ra thế giới xem chỗ nào cần điều chỉnh, cần thay đổi, từ đó chúng ta được nhiều thứ, từ tinh hoa nhân loại được tiếp thu và thực tiễn Việt Nam cũng được thấm đẫm"GS.Nhuận nói.
Trở lại câu chuyện tự chủ giáo dục đại học, trong thực tiễn Việt Nam đã từng có những định nghĩa đơn giản về tự chủ, chẳng hạn như GS. Tạ Quang Bửu nói: "Bản chất của giảng dạy đại học là nghiên cứu khoa học".
Và giải trình cho khái niệm này được hiểu là, giảng dạy đại học là giảng những điều chưa được sắp đặt sẵn, chưa được hệ thống hóa, chưa được chuẩn chu.Còn dạy phổ thông chỉ được dạy những điều chuẩn chu, chính xác.
Khó có quyền tự chủ đầy đủ
Cũng trao đổi thêm về quyền tự chủ toàn diện của các trường đại học hiện nay, GS. Mai Trọng Nhuận cho biết, vấn đề đánh giá được tự chủ nhiều hay ít thì phải đánh giá được sản phẩm đầu ra.
Đặt giả thiết sản phẩm đầu ra của một trường đạt đỉnh cao chưa? Nếu như tất cả các trường đại học có một yếu tố giống nhau, cơ sở vật chất khác nhau, đội ngũ giảng viên khác nhau thì chứng tỏ có một thứ gì đó khống chế giống nhau - đó là thể chế và chính sách.
GS. Nhuận nhận định, trong thời kinh tế thị trường chuyển đổi này thì ngay từ đầu một thể chế chính sách để đảm bảo đầy đủ quyền tự chủ là khó, vì thực tiễn bao giờ cũng năng động hơn những thể chế, chính sách đã ban hành.
"Cũng không nên kì vọng quyền tự chủ đầy đủ ngay lập tức ở tất cả các trường. Nếu có, cũng không hẳn tất cả các trường sử dụng quyền tự chủ mà chỉ có một số trường đại học mà thôi. Cách làm đơn giản nhất hãy phân tầng đại học, theo đó phân tầng mức tự chủ" GS. Nhuận cho biết.
Cũng theo đó, sẽ không có văn bản tự chủ đúng cho mọi trường đại học. Nếu trường đại học có năng lực tốt thì cần có quyền tự chủ rộng hơn, hoặc ngược lại.
Hệ thống tự chủ đi theo hướng nên ban hành hệ thống thể chế chính sách đảm bảo quyền tự chủ phù hợp với nhóm năng lực tự chủ tương ứng, vấn đề này theo GS. Nhuận dường như chúng ta làm chưa được chi tiết.
"Nếu làm được như vậy sẽ khuyến khích nhóm tự chủ cao và đảm bảo an toàn cho nhóm tự chủ thấp, nếu chúng ta đưa tự chủ rất cao cho một trường đại học không có năng lực thì thậm chí trường đó sẽ làm sai nghiêm trọng và ảnh hưởng tới xã hội.
Điều đó sẽ thúc đẩy các trường tự chủ tốt lên, nếu trường nào muốn tự chủ cao thì phải đạt mức tối thiểu nào đó. Điều này liên tục tạo khuyến khích cho các trường phấn đấu. Tăng quyền tự chủ theo hướng năng lực tự chủ và hiệu quả xã hội càng cao" ý tưởng của GS. Mai Trọng Nhuận.
Theo giaoducvietnam.vn
GS. Mai Trọng Nhuận: Tự chủ giả hiệu sẽ không có Đại học đích thực Không có một trường đại học nào có thể hoàn thành sứ mệnh của mình mà không có quyền tự chủ cần thiết. LTS: Quan điểm của GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về tự chủ đại học. Trong chủ đề này ông bày tỏ, vấn đề tự chủ đại học nói riêng và...