Kỳ thi nhiều cảm xúc
Thi trong bối cảnh dịch bệnh, với phương án linh hoạt của ngành GD, sự vào cuộc của các địa phương, đồng lòng quyết tâm của thí sinh, phụ huynh cũng như đồng hành của toàn xã hội, kỳ thi đã hoàn thành mục tiêu kép.
Thí sinh tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc (quận Lê Chân, Hải Phòng) được kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn trước khi vào phòng thi.
Phụ huynh, từ băn khoăn sang tin tưởng
Đắk Lắk bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và bạch hầu. Do vậy, các thí sinh được thầy cô, giám thị nhắc nhở hạn chế trao đổi trước khi bước vào phòng thi để phòng, chống dịch bệnh.
Trước khi vào điểm thi, các em tự giác đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và sát khuẩn theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, sĩ tử còn mang theo nước uống để tránh dùng chung với các thí sinh khác nhằm phòng chống dịch Covid-19 và bạch hầu.
Chị Mai Thị Thu Hà – phụ huynh thí sinh cho biết: Đắk Lắk có 3 ca dương tính với Covid-19, TP Buôn Mê Thuột thực hiện giãn cách, chúng tôi cũng băn khoăn không biết công tác phòng dịch được nhà trường thực hiện thế nào dù trước khi đi thi, gia đình nhắc con chuẩn bị khẩu trang, nước và đầy đủ dụng cụ học tập. Tuy nhiên, đưa con đến điểm thi, mọi sự lo lắng của mình được giải tỏa.
Tại các điểm thi của Phú Thọ, công tác phòng dịch Covid-19 được đặc biệt chú trọng. Thí sinh có ý thức đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và được đo thân nhiệt trước khi vào phòng thi. Một số phụ huynh ngồi đợi con trước cổng trường cũng cố gắng giữ khoảng cách.
Anh Phan Đình Bang, trú tại thị trấn Văn Giang (Hưng Yên) chia sẻ: Con trai tôi kết thúc việc ôn tập ở trường từ cuối tháng 7, những ngày qua cháu ở nhà vừa ôn tập và nghỉ ngơi, thư giãn chuẩn bị cho kỳ thi. Dù kỳ thi có thêm áp lực vì dịch bệnh nhưng tôi tin chắc con mình sẽ cố gắng để không bị phân tâm, có kết quả tốt nhất.
Bà Nguyễn Thị Lâm – phụ huynh thí sinh Nguyễn Khánh Dy, thi tại điểm thi Trường THPT Vị Xuyên (Hà Giang) cho biết: Nhà cách trường 12km, trong những ngày thi, gia đình thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của con. Nhắc con hạn chế tiếp xúc với nhiều người, giữ gìn sức khỏe, nếu có biểu hiện gì sẽ báo cho cán bộ y tế điểm thi biết.
Bà Võ Thị Hằng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) chờ con kiểm tra lại thẻ dự thi, nhìn con đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn trước khi vào cổng trường rồi yên tâm quay xe ra về. “Thầy cô chuẩn bị chu đáo từ khẩu trang dự phòng, nước rửa tay diệt khuẩn rồi kiểm tra y tế cho thí sinh nên phụ huynh cũng yên tâm phần nào. Học thì phải thi nhưng đi thi mà dịch bệnh cũng thương tụi nhỏ” – bà Hằng chia sẻ.
Video đang HOT
Đo thân nhiệt trước khi vào trường thi. Ảnh: Thế Đại
Đề thi phù hợp
Theo nhận định của nhiều GV, đề thi các môn khá phù hợp với học sinh, nằm trong khung kiến thức của Bộ GD&ĐT đồng thời đạt được 2 mục tiêu vừa đánh giá thí sinh tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.
Thầy Nguyễn Minh Trung – GV môn Sinh, Trường THPT Gia Định (TPHCM) cho rằng: Đề có tính phân loại, nhẹ nhàng hơn so với đề năm trước. Đặc biệt, trong đề còn cập nhật kiến thức mới là dich bệnh Covid-19 không nằm ngoài dự đoán… Đề năm nay dễ hơn nên khả năng phổ điểm khối tự nhiên sẽ tăng hơn năm trước…
Đề thi môn Hoá học được đánh giá độ khó giảm so với năm 2019, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp, và sử dụng để các trường xét vào đại học, với các câu hỏi cuối (từ câu 76) có khả năng phân loại được HS. Cô Vũ Thị Thu Hà, Trường THCS – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhận xét: Đề thi phân hoá tốt, có những câu hỏi hay về thí nghiệm và thực hành. Khả năng phổ điểm sẽ nghiêng về nhiều điểm khá. Với HS trung bình có thể đạt 5,0 điểm. Với HS chọn môn thi xét tuyển ĐH không quá khó để đạt 7 – 8 điểm. Với những HS ôn luyện kỹ, chăm chỉ cả về lý thuyết và tính toán, có thể đạt mức điểm 9 – 10…
Ở đề thi Vật lý, thầy Lê Tấn Hậu, Tổ trưởng chuyên môn tổ Vật lý, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP HCM) đánh giá: So với đề thi minh họa, đề thi chính thức ở mức độ tương đồng. Đề sẽ bảo đảm được xét tuyển vào các trường ĐH và đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp.
Tương tự, bài thi Khoa học xã hội được đánh giá nhẹ nhàng. Thí sinh dễ dàng đạt điểm khá. Các đề thi 3 môn thành phần của bài tổ hợp KHXH vừa sức và có tính phân hóa.
Nhận xét đề thi môn Lịch sử, ThS Đặng Ngọc Tú – Tổ trưởng tổ KHXH (Trường THPT Kim Liên – Hà Nội) nhận định: Đề Lịch sử không dễ để đạt điểm tối đa. Đề thi năm nay bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Nội dung đi từ dễ đến khó, đủ 4 mức độ, theo trình tự sắp xếp câu hỏi trong đề. Tuy nhiên, bố cục kiến thức không sắp xếp theo trình tự kiến thức của sách giáo khoa là yếu tố khiến học sinh cần tập trung tư duy và đọc rất kỹ đề khi làm bài… Dự đoán, phổ điểm chủ yếu đạt điểm trung bình, sẽ không có nhiều điểm tối đa.
Đề mang tính nhân văn, thời sự là nhận xét của cô Ngô Thị Thảo, Trường THPT Ban Mai (Hà Nội) về đề GD công dân. Các câu hỏi liên quan đến văn hóa, pháp luật, kinh tế ở mức nhận biết và thông hiểu đều tập trung vào nội dung các quyền của công dân, hoặc các khái niệm cơ bản của quá trình lao động sản xuất…
Với đề thi Địa lý, cô Lê Phượng Loan – GV Địa Lý, Trường THPT Vinschool (Hà Nội) nhìn nhận: Nội dung đề thi bám sát kiến thức trọng tâm của lớp 12. Đề không xuất hiện các phần kiến thức, kỹ năng liên quan đến lớp 11. Các kỹ năng chuyên biệt được kiểm tra toàn diện, với hệ thống nhiều câu hỏi sử dụng Atlat địa lý Việt Nam, đọc và phân tích biểu đồ – bảng số liệu… Cấu trúc đề tương đối trùng khớp với đề minh họa.
So với năm ngoái đề thi năm nay không khó hơn, số câu hỏi nhận biết và thông hiểu có tăng, phù hợp với tình hình thực tế HS đã có thời gian học online và ôn tập gián đoạn do ảnh hưởng của Covid-19. Đề thi không có câu hỏi đánh đố, lắt léo. Việc ra đề thi khá tường minh nhưng vẫn có khả năng phân hóa, giúp cho việc xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH thuận lợi.
Theo cô Nguyễn Kim Anh – GV Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) tâm đắc với đề Ngữ văn bởi đúng cấu trúc và có tính phân hoá rõ nét.
Đề thi Ngữ văn THPT năm nay được cả xã hội chú ý vì dư luận đều cho rằng lứa thí sinh này chịu một áp lực rất lớn của năm học có dịch bệnh Covid-19, đến giai đoạn ôn thi sát ngày lại đối mặt với dịch bệnh lần nữa. Thế nên nhiều phỏng đoán đề văn năm nay sẽ dễ hơn mọi năm nhiều. Tuy nhiên, không phải như thế, đề thực sự đúng với yêu cầu cần và đủ cho một HS có thể tốt nghiệp THPT. Nếu muốn có điểm cao hẳn, đủ để xét tuyển vào các trường ĐH và CĐ, thí sinh thực sự phải đào sâu suy nghĩ và sáng tạo trong cách viết…
Minh chứng cho tính phân hóa đề Toán, thầy Ngô Văn Sơn – Tổ trưởng Toán, Trường THPT Quảng Xương 1 Quảng Xương, Thanh Hóa) nói: Đề Toán bảo đảm được yếu tố xét thi tốt nghiệp cho HS tầm 7 hoặc 8 điểm. Còn từ điểm 9 trở lên yêu cầu HS phải học thực sự và có học lực khá, giỏi mới có thể đáp ứng được thời gian và mức phân loại học sinh. Nhìn chung, đối với HS có học lực trung bình, có thể đạt điểm 5 hoặc 6 điểm.
Đề thi môn Ngoại ngữ được nhận xét mang tính thời sự, phân hóa tốt. Cô Bùi Ánh Dương – GV Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) cho rằng đề thi cập nhật với những thay đổi trong xã hội, gần gũi với thế hệ trẻ.
Về mặt kiến thức ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, đề thi tiếng Anh năm nay phủ hết kiến thức trong chương trình phổ thông đã giảm tải. Đề thi có tính phân loại, giúp đồng thời đạt được 2 mục tiêu, vừa đánh giá thí sinh tốt nghiệp THPT, vừa có thể sử dụng để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.
Trắng đêm băng rừng chống dịch bạch hầu ở 'ngôi làng 4 không'
Ngay sau khi được Viện Pasteur TP.HCM thông báo kết quả xét nghiệm PCR của bệnh nhân Giàng Thị H. dương tính với bạch hầu, lực lượng y tế của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cấp tốc băng rừng đi chống dịch ở làng H'Mông 4 không: Không có điện, đường, trường, trạm.
Đẩy xe máy trên đường sình lầy trơn trượt để vò TK 181.
Ngày 4/8, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết sau khi ghi nhận ca bệnh bạch hầu đầu tiên, ngành y tế đã tập trung triển khai các biện pháp chuyên môn, tăng cường giám sát, khoanh vùng xử lý triệt để không để bùng phát ổ dịch bạch hầu.
Phun thuốc khử khuẩn.
Trước đó, bệnh nhân Giàng Thị H. (21 tuổi, dân tộc H'Mông) ở Tiểu khu (TK) 181 (Thôn 3, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông) đến khám tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đam Rông với các triệu chứng như sốt, đau họng, nuốt khó.
Các y bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm hạch bạch huyết, viêm Amydal cấp/bạch hầu thể mũi họng, cho nhập viện điều trị tại khoa Nội tổng hợp-nhi-truyền nhiễm của TTYT Đam Rông; đồng thời lấy mẫu phết họng gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Lâm Đồng. Mẫu xét nghiệm sau đó được chuyển cho Viện Pasteur TP.HCM.
Đến ngày 3/8, Viện Pasteur đã trả kết quả xét nghiệm PCR: bệnh nhân Giàng Thị H. dương tính với bạch hầu.
Lực lượng y tế của huyện Đam Rông cấp tốc băng rừng vào làng H'Mông ở TK 181 xa xôi, heo hút để chống dịch. Mùa mưa, đường đất trơn trượt nên mặc dù đã quấn xích vào bánh xe máy để tăng độ bám dính nhưng xe vẫn bị ngã. Nhiều đoạn, các cán bộ, nhân viên y tế phải lội sình để đẩy xe lên dốc.
Đường từ huyện vào thôn chỉ có mười mấy cây số nhưng phải mất nửa ngày, đoàn chống dịch mới vào tới nơi, cũng là lúc hoàng hôn buông xuống. Ngôi làng không có điện nên tối om.
Khám sàng lọc bệnh bạch hầu.
Lực lượng y tế nhanh chóng triển khai phun thuốc khử khuẩn xử lý môi trường tại ổ dịch bạch hầu; điều tra, giám sát, xác minh thông tin dịch bạch hầu tại TK 181; lập danh sách những cán bộ y tế và người dân đã tiếp xúc gần với bệnh nhân trước khi có kết quả xét nghiệm bạch hầu; khám sàng lọc cho 360 người dân sinh sống tại đây.
CDC Lâm Đồng nhanh chóng chuyển 3.200 liều vắc xin bạch hầu cho huyện Đam Rông để tiêm cho những trường hợp có nguy cơ; lấy 26 mẫu xét nghiệm gửi đến Viện Pasteur TP.HCM, bao gồm 5 mẫu của người nhà bệnh nhân, 5 mẫu của các trường hợp có tiếp xúc gần và 16 mẫu của cán bộ y tế tiếp xúc gần người bệnh.
TTYT Đam Rông điều trị dự phòng bằng Erythromycin 500mg đối với 167 trường hợp tiếp xúc gần (gồm 39 trẻ em và 128 người lớn); hướng dẫn những người tiếp xúc gần với bệnh nhân theo dõi triệu chứng nghi bạch hầu; nếu bị sốt, đau họng, ho... phải đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
Ngành y tế cũng đã cung cấp 300 tờ rơi, 10 áp phích tuyên truyền phòng chống dịch bạch hầu tại TK 181.
Đắk Lắk: Thí sinh thuộc diện F1, F2 sẽ được bố trí thi THPT đợt sau Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, những thí sinh nằm trong diện F1 và F2 sẽ được tổ chức vào kỳ thi THPT đợt sau. Ngày 4/8, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết, sở đang phối hợp cùng các ban ngành chức năng rà soát các em thí sinh dự thi THPT để phân...