Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia: Ươm mầm tài năng
Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 năm 2022 đang diễn ra tại 3 tỉnh, thành Hà Nội, Thái Bình và Vĩnh Long từ ngày 12 đến 25/7.
Đây là cơ hội để các thí sinh cọ sát, học hỏi nghề mình đang được đào tạo trong trường hoặc đã ra làm nghề, từ đó ươm mầm những tài năng trẻ.
Thí sinh tham gia kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia năm 2022
Chuẩn bị kỹ càng, nỗ lực tổ chức
Có mặt tại Hội đồng thi quốc gia số 3 (Hà Nội) sáng 13/7, phóng viên ghi nhận một không khí thi đấu hết sức khẩn trương, nghiêm túc và cũng đầy hứng khởi. Các thí sinh đang trải qua ngày thi thứ hai với 2 nghề Chăm sóc sắc đẹp và Thiết kế các kiểu tóc.
Thí sinh Đỗ Thị Bích, Khoa Chăm sóc sắc đẹp, Trường CĐ nghề công nghiệp Hà Nội cho biết, để đến với cuộc thi này, em đã dành thời gian hơn 1 tháng chuẩn bị. Với chủ đề bảo vệ môi trường rừng, Bích đã tự lên ý tưởng, phác họa thiết kế, phối màu… và nhận được sự góp ý của nhiều thầy cô, đặc biệt là cô giáo Phạm Thanh Huệ để em hoàn thành bài thi. “Kỳ thi không chỉ gói gọn trong 2 ngày tổ chức mà là cả quá trình chuẩn bị, thực hành đến nghe đánh giá, góp ý của ban giám khảo để em hoàn thiện các kỹ năng nghề của mình hơn” – Bích chia sẻ.
Là một trong những thí sinh đến từ miền Nam, Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành cho biết trước đây em đã từng đoạt giải trong một cuộc thi tương tự do nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, cuộc thi ở tầm cỡ quốc gia như thế này thì đây là lần đầu tiên Hằng tham gia. “Em run từ ngay hôm thi spa, đến buổi hôm nay vẫn chưa hết run. May mắn là em nhận được sự hướng dẫn tận tình của nhà trường, giáo viên dẫn đoàn cũng như sự hỗ trợ của ban tổ chức. Em xác định đây là cơ hội để cọ xát với nghề, có học có hành để từ đó tiếp tục trau dồi, rèn luyện trong quá trình học tập” – Hằng chia sẻ.
Bà Văn Thị Minh Phương – Phó Chủ tịch Hội đào tạo phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, Ủy viên Hội đồng thi quốc gia số 3 của kỳ thi năm nay cho biết, đây là một kỳ thi đặc biệt vì đã phải tạm hoãn trong năm 2021 vì dịch bệnh và nay, với sự nỗ lực của ban tổ chức, giám khảo và cả thí sinh… mới có thể tổ chức được một cuộc thi trực tiếp như thế này.
Video đang HOT
Sự khác biệt cơ bản đó là các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia mọi năm thu hút các thí sinh từ 15-22 tuổi còn năm nay mở rộng đến 60 tuổi để những thợ làm nghề chuyên nghiệp nhiều năm trong ngành cũng có cơ hội tham gia, từ đó tạo ra sự lan tỏa nhiều hơn để tạo ra sức mạnh cộng sinh, từ đó thúc đẩy kỹ năng nghề của các ngành nghề trên toàn quốc. “Có những em đến với cuộc thi ở độ tuổi còn rất trẻ. Những gương mặt non nớt nhưng đầy quyết tâm chinh phục những thử thách mà cuộc thi đưa ra. Tôi trân trọng các em và hi vọng thông qua cuộc thi sẽ hội tụ được những tài năng, là cơ hội để những thí sinh học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ đó vươn cao, vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế” – bà Phương cho biết.
Cần được đào tạo nghề bài bản
Là thí sinh tự do của đoàn Hòa Bình, Hoàng Thế Lực (22 tuổi) tình cờ biết đến cuộc thi và đăng ký tham gia để được cọ xát với nghề. Hiện Lực đã đi làm ở salon tóc được 4 năm và đến với cuộc thi, mặc dù là người có kinh nghiệm nhưng Lực cho rằng so với những thí sinh được đào tạo bài bản trong các trường nghề, được thầy cô chỉ bảo, góp ý từ khâu bắt đầu đến tận khi cuộc thi diễn ra thì mình “có phần thiệt thòi”. “Em tự mày mò, tự thực hành và hi vọng sau đây những góp ý của ban giám khảo, ban tổ chức cũng như các thầy cô, bạn bè thí sinh sẽ trở thành kinh nghiệm quý đi theo suốt chặng đường làm nghề của mình” – Lực chia sẻ.
Từ góc nhìn của một người đã 31 năm làm trong ngành chăm sóc sắc đẹp, bà Văn Thị Minh Phương cho rằng, dù với bất cứ công việc, ngành nghề nào cũng cần sự đam mê để đi được đường dài với nghề. Đi kèm với đó là những kiến thức, kỹ năng được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp trong nhà trường sẽ giúp mỗi người đi xa được. “Cũng có trường hợp nghề tự dạy nghề nhưng để đi xa được thì cần được đào tạo bài bản, kỹ càng ngay từ đầu. Mỗi người nên xác định sở thích của mình và theo học nghề bài bản, nghiêm túc cũng như tại các cơ sở đảm bảo về chất lượng đào tạo, uy tín căn cứ vào quy trình chuẩn đã được công nhận” – bà Phương nêu quan điểm.
Kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa: Sẽ không có 'mưa' điểm 9, 10
Năm 2022 là năm đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy mà toàn bộ kết quả gắn kết luôn với quá trình xét tuyển, không cần bất kỳ dữ liệu nào khác.
Sáng 15/7/2022, hơn 7.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Sau hai buổi thi sáng và chiều 15/7, các thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển đại học đã hoàn tất các phần thi gồm: phần thi bắt buộc (Toán và Đọc hiểu) và phần thi tự chọn (Khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh).
Rời phòng thi, đa số thí sinh đều có chung nhận xét: Đề thi đánh giá tư duy khá dài và khó. Tuy nhiên, các em không bất ngờ vì đã có hai lần thi thử đề thi đánh giá tư duy do nhà trường tổ chức.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Đề thi thông thường chia ra ba bậc: Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng sáng tạo. Với đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, câu hỏi ở mức độ Thông hiểu chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, với đề thi đánh giá tư duy, câu hỏi Thông hiểu chỉ chiếm khoảng 20% và gia tăng ở phần Vận dụng, Vận dụng sáng tạo.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Phong Điền, phần Vận dụng sáng tạo là phần chủ chốt của việc phân loại. Vì các câu hỏi trong phần Vận dụng sáng tạo khá kén thí sinh, những thí sinh thực sự xuất sắc mới làm được bài này.
Bên cạnh đó, việc thiết kế bài thi đánh giá tư duy theo hướng có một bài đọc hiểu nhằm phân loại thí sinh có khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.
Phần đọc hiểu khá nhiều trang. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã lồng ghép vào đề thi hai nội dung tự luận Toán và Tiếng Anh để các thí sinh thể hiện khả năng về tư duy logic cũng như cách trình bày. Tất cả những nội dung đó mang tính phân loại cao hơn nhiều so với các kỳ thi khác. Vì vậy, dự đoán đề thi đánh giá tư duy sẽ không có "mưa" điểm 9, điểm 10, điểm chuẩn sẽ không đến 27 điểm.
Chia sẻ về lộ trình tuyển sinh trong thời gian tới, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Nhà trường luôn mong muốn sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy làm nền tảng trong tuyển sinh.
Tuy nhiên, trường vẫn xét đến yếu tố đảm bảo quyền lợi cho thí sinh ở mọi miền đất nước vì địa bàn tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội rất rộng, nhất là những thí sinh không có điều kiện tiếp cận với kỳ thi đánh giá tư duy.
Từ đầu năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố trong Đề án tuyển sinh dành 20-30% chỉ tiêu theo phương thức tuyển sinh điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vì vậy, thí sinh mong muốn được học tại nhà trường vẫn có cơ hội, dù các em không tham gia kỳ thi đánh giá tư duy hoặc không đủ tiêu chuẩn để đánh giá theo phương thức xét tuyển tài năng.
"Đó là tổng thể số lượng chỉ tiêu, còn tùy theo ngành, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như lĩnh vực Điều khiển tự động hóa, Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, đến một thời điểm nào đó, các thí sinh có thể phải chấp nhận việc nhà trường hoàn toàn dành chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển tư duy," lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý.
Năm 2022 là năm đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi mà toàn bộ kết quả gắn kết luôn với quá trình xét tuyển, không cần bất kỳ dữ liệu nào khác.
Kỳ thi đánh giá tư duy có thể sử dụng cho khá nhiều trường, đặc biệt các trường trong lĩnh vực về kỹ thuật công nghệ, hướng tới những ngành/chương trình đào tạo có tính cạnh tranh cao, chọn thí sinh giỏi. Năm nay, 20 trường đại học trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này.
Các trường tham gia tự nguyện và hết sức thuận tiện. Chỉ cần đăng ký với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để sử dụng dữ liệu, nhà trường sẽ công bố dữ liệu kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy cùng thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Toàn bộ dữ liệu này được đưa lên cơ sở dữ liệu chung.
Việc các trường sử dụng kết quả kỳ thi xét tuyển lấy thí sinh phụ thuộc vào việc thí sinh có đăng ký xét tuyển vào trường đó bằng phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy hay không. Ngoài ra, các trường không phải đóng góp bất cứ một khoản phí nào.
Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đưa ra lời khuyên với các thí sinh khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, sau khi biết kết quả thi và các điều kiện về học lực, thí sinh cân nhắc và xem xét để đăng ký nguyện vọng dựa trên một số nguyên tắc sau: Trước hết, số lượng nguyện vọng không hạn chế.
Các em hãy đặt nguyện vọng yêu thích nhất của mình lên trên, ưu tiên theo thứ tự từ trên xuống dưới, không ưu tiên đưa lên nguyện vọng 1, 2 những ngành chắc chắn đỗ, vì như vậy sẽ làm giảm quyền lợi của các em. Hãy ưu tiên những ngành các em yêu thích hoặc có sở trường, năng lực tốt nhất.
Bên cạnh đó, thí sinh lưu ý quy chế xét tuyển của các trường (có thể có những giới hạn, điều kiện phụ trong đăng ký xét tuyển) để tránh bỏ phí một nguyện vọng./.
Bổ nhiệm 8 đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2022 Ngày 15/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới, đồng thời công bố 8 tân đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2022. Năm 2014, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố lấy ngày 15/7 hằng năm là Ngày Kỹ...