Kỳ thi “hai trong một” – 7 năm nhìn lại: Cần thay đổi những gì?
Năm 2015, Bộ GDĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Nhìn chung, kỳ thi “hai trong một” này đã đạt được một số mục tiêu đề ra như: Áp lực thi cử giảm; thí sinh sẽ không phải đi thi quá xa; các trường đại học, cao đẳng đều sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia… Tuy nhiên, bên cạnh đó kỳ thi này cũng tồn tại không ít bất cập. Bộ GDĐT cần sớm đưa ra phương án cho kỳ thi năm tới.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn
Thay đổi tên gọi kỳ thi
Từ năm 2015, “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông” được thay bằng tên gọi “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia”. Đến năm 2020, “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia” trở lại với tên gọi ban đầu “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông”.
Lý giải việc “đổi tên” cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2020, Bộ Giáo dục cho biết, mục đích của kỳ thi này là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường. Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Có thể nhận thấy, gọi là kỳ thi “hai trong một” – vừa lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh đại học cao đẳng – nhưng tên gọi “kỳ thi trung học phổ thông quốc gia” hay “kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông”, theo quan điểm cá nhân người viết là chưa thuyết phục vì mục tiêu của 2 kỳ thi hoàn toàn khác nhau.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông là để đánh giá mức độ hoàn thành chương trình phổ thông, còn thi đại học là tuyển chọn người có năng lực học đại học.
Bất cập hai loại cụm thi
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 có 8 môn thi, 2 loại cụm thi: Cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp do Sở Giáo dục chủ trì, cụm thi liên tỉnh cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng do trường đại học chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục.
Kỳ thi này tồn tại những bất cập như, thí sinh phải di chuyển xa, gây tốn kém tiền bạc, áp lực. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn trục trặc khiến việc tổ chức thi, xét tuyển đến khâu thay đổi nguyện vọng vào đại học, cao đẳng gặp nhiều khó khăn.
Tiếp đến, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 thì mỗi tỉnh/thành tổ chức 2 loại cụm thi: cụm thi tốt nghiệp do địa phương chủ trì, cụm thi đại học do các trường đại hoc chủ trì. Việc tổ chức hai loại cụm thi khác nhau tại mỗi tỉnh/thành làm cho kỳ thi nặng nề – kể cả việc thiếu công bằng trong thi cử.
Video đang HOT
Tranh cãi môn thi trắc nghiệm
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, 2018, 2019 chỉ còn duy nhất cụm thi tại mỗi tỉnh do Sở Giáo dục chủ trì, các trường đại học, cao đẳng phối hợp thực hiện.
Kỳ thi này tổ chức với 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội). Trừ bài thi Ngữ văn, còn lại các bài thi độc lập và bài thi tổ hợp đều áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan, bài làm của thí sinh được chấm bằng máy tính với phần mềm chuyên dụng.
Việc thi trắc nghiệm khiến dư luận tranh cãi không hồi kết bởi thí sinh học đối phó, còn mang tính may rủi (nếu chọn đáp án trắc nghiệm ngẫu nhiên), chất lượng đề thi chưa giúp chọn được học sinh có năng lực và đặc biệt việc gian lận thi cử rất dễ xảy ra trong khâu chấm thi.
Minh chứng là, tình trạng tiêu cực và gian lận trong công tác tổ chức chấm thi trắc nghiệm ở tại 3 hội đồng thi các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình (năm 2018) gây tâm lý bất an cho thí sinh và xã hội.
Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 thế nào?
Ngày 27.9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022.
Trong đó, đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, ngành giáo dục tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp.
Chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi theo hướng chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp trung học phổ thông.
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 được tổ chức theo “Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp giai đoạn 2022-2025″, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho những năm tới, còn phương án xét tuyển hay thi tuyển đại học như thế nào thì vẫn phải chờ. Vậy nên, theo tôi Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm đưa ra phương án cụ thể cho kỳ thi năm tới để các trường có kế hoạch cụ thể hơn trong việc dạy học từ thời điểm này.
Tổ chức thi cử khi dịch bệnh hoành hành
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cố gắng tổ chức 2 lần thi ở trung tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9 – khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Kết thúc kỳ thi đợt 1, dư luận xôn xao về điểm thi môn Ngữ văn ở tỉnh An Giang vì có quá nhiều bài thi từ 9,0 điểm trở lên và xếp ở vị trí số 1 cả nước với điểm trung bình là 7,682 điểm – khiến nhiều người liên tưởng chỉ có học sinh chuyên Văn dự thi.
Đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2020. Đề thi được giảm tải phù hợp với chương trình học do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kỳ thi diễn ra trong lúc dịch bệnh hoành hành ở một số địa phương như Bắc Giang và nhiều tỉnh, thành phía Nam, khiến học sinh, phụ huynh, giáo viên không khỏi hoang mang.
Kỳ thi này chia làm 2 đợt, đợt 1 vào thượng tuần tháng 7, đợt 2 vào thượng tuần tháng 8. Ở kỳ thi đợt 2, có 15.100 thí sinh không thể dự thi do ảnh hưởng dịch bệnh, các địa phương phải xin Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc cách cho số thí sinh không thể dự thi này. Nhiều thí sinh bỏ lỡ cơ hội xét tuyển vào đại học theo phương thức lấy điểm thi, khiến nhiều người trăn trở.
Điều đáng nói là, phổ điểm giỏi một số môn thi tốt nghiệp năm 2021 tăng “phi mã”. Theo đó, đỉnh phổ điểm môn Giáo dục công dân năm nay là 9,25 tăng 0,5 điểm so với năm ngoái và có tới 18680 điểm 10. Số điểm từ 9 đến 10 chiếm 39,99% số bài thi.
Tiếp đến, môn Tiếng Anh năm nay cao đột biến, có 4.582 bài thi đạt điểm 10, cao gấp khoảng 18 lần so với năm 2020 – chỉ có 225 bài thi đạt điểm 10. Số bài thi đạt từ 9 điểm trở lên là gần 101.789, chiếm 11,74% tổng số bài thi. Còn năm 2020, số thí sinh đạt điểm Tiếng Anh từ 9 trở lên là 12.347, tức chỉ chiếm 1,65% tổng số thí sinh dự thi năm đó.
Nhìn tổng thể, năm nay, cả nước có 24.555 điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cao gấp hơn 4 lần so với năm 2020.
Nhìn chung, bất cập lớn nhất của kì thi tốt nghiệp là chỉ loại được một vài phần trăm thí sinh nhưng gây tốn kém, lãng phí. Theo thống kê, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp đợt 1 năm 2021 là 981.773, trong đó, tỉ lệ tốt nghiệp là 96,88%. Còn tỉ lệ tốt nghiệp đợt 1 năm 2020 là 98,34%; năm 2019 là 94,06%; năm 2018 là 97,57%. THẾ HOÀI
Chống sốc điểm chuẩn: Chỉ nên cộng điểm ưu tiên với những ngành đặc thù
Giữ hay bỏ điểm cộng ưu tiên trong xét tuyển đại học cần căn cứ vào một số ngành nghề đặc thù.
Việc cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học đang nảy sinh bất cập, thiệt thòi cho những thí sinh đạt điểm cao mà không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các ngành/trường "top". Vấn đề là, có nên bỏ cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng không?
Bỏ cộng điểm ưu tiên?
Tôi cho rằng, việc giữ hay bỏ cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng cần căn cứ vào một số ngành nghề đặc thù. Chẳng hạn, cần cộng điểm cho thí sinh xét tuyển khối ngành Công an nhân dân, các trường quân đội là hợp lý. Bởi, có nhiều thí sinh là con thương binh, liệt sĩ, thân nhân các em có nhiều cống hiến cho Tổ quốc nên việc cộng điểm là việc làm nhân văn, hợp đạo lý dân tộc.
Hoặc cộng điểm ưu tiên cho quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định là hoàn toàn hợp lý. Những người này phần lớn có năng khiếu, yêu nghề, đã kinh qua nhiệm vụ nên khi trúng tuyển (giả sử nhờ cộng 2 điểm) vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thì họ cũng đủ sức học tập, rèn luyện.
Hay thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh thuộc khu vực 1 được cộng điểm ưu tiên khi đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm là hoàn toàn đúng đắn. Phần lớn những sinh viên này sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều quay về phục vụ bản làng, quê hương. Hơn ai hết, họ am hiểu văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện sống ở quê mình nên việc dạy học sẽ hiệu quả hơn. Còn những thí sinh ở thành phố học đại học xong rất ít đến khu vực này công tác.
Tuy nhiên, cần bỏ điểm cộng ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng với những ngành nghề không mang tính đặc thù nhằm tạo sự công bằng cho thí sinh. Năm nay, sau khi nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn, nhiều thí sinh khu vực 3 rất "sốc", thất vọng vì điểm thi trên 29,5 vẫn trượt.
Thậm chí, với mức điểm chuẩn như năm nay, nếu đạt trên 30 điểm tuyệt đối 3 môn đi chăng nữa thì học sinh thành phố vẫn không có cửa đỗ vào ngành học mình yêu thích, điển hình như Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) lấy 30,5 điểm ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao - ngành học có điểm chuẩn cao nhất nước.
Khoảng 20 năm về trước, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thì vấn đề cộng điểm là chấp nhận được. Thế nhưng hiện nay, kinh tế phát triển, mức sống chênh lệch giữa các vùng, miền ngày càng được thu hẹp lại (trừ một số vùng đặc biệt khó khăn), thí sinh vùng nông thôn cũng có điều kiện học tập tốt lên, nên việc áp dụng chính sách ưu tiên cộng điểm như bây giờ là không còn phù hợp.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ)
Hơn nữa, chương trình học thống nhất cả nước, đề thi giống nhau, Internet bao phủ rộng khắp các vùng miền, việc học tập rất thuận tiện thì ưu tiên điểm cộng là vô lý. Chưa kể, thí sinh đậu vào các trường mũi nhọn như bách khoa, y khoa, ngoại ngữ... một phần nhờ điểm cộng thì khó đào tạo ra nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đất nước.
Cùng với đó, cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 đòi hỏi những con người có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu. Vậy nên, không có lý do gì để biện minh cho việc thí sinh thi hơn 9 điểm/môn vẫn trượt đại học.
Ngoài ra, lâu nay xuất hiện luồng dư luận cho rằng, một số phụ huynh chuyển trường, chuyển vùng cho con trước khi tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc thay đổi, cải chính hộ tịch để trở thành đồng bào dân tộc thiểu số (mặc dù bố mẹ là cán bộ sống ở thành phố, thị xã, thị trấn vùng cao...) điều đó gây ra không ít bức xúc cho người dân, Bộ GD&ĐT cần quan tâm tháo gỡ.
Điểm ưu tiên được tính thế nào?
Theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng, ngành giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT áp dụng cộng điểm cho thí sinh thuộc đối tượng và khu vực ưu tiên như sau.
Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc một trong các nhóm: Người dân tộc thiểu số; làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; thương binh, bệnh binh, sĩ quan, quân nhân; con liệt sĩ, thương binh hoặc bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên...
Thí sinh được cộng 1 điểm nếu là thanh niên xung phong; quân nhân; các cấp chỉ huy tại xã, phường, thị trấn; con của người có công với cách mạng hoặc thương binh, bệnh binh suy giảm dưới 81% khả năng lao động; người khuyết tật hoặc lao động ưu tú tại tất cả thành phần kinh tế... Nếu thuộc nhiều diện, các em chỉ được hưởng ưu tiên cao nhất.
Thí sinh thuộc khu vực I gồm các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi, ven biển, hải đảo hoặc biên giới được cộng 0,75 điểm. Nếu ở các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương, thí sinh thuộc khu vực II, được cộng 0,5 điểm.
Như vậy, một thí sinh có thể được cộng tối đa 2,75 điểm. Đây là mức điểm được quy định tương ứng với tổng điểm ba bài hoặc môn thi, xét theo thang 10 và không nhân hệ số. Nếu tuyển sinh theo thang điểm hoặc phương thức khác, các đại học tự xác định mức điểm ưu tiên với tỷ lệ phù hợp.
Giáo viên phản biện Thứ trưởng Sơn: 30 điểm trượt đại học có lý do đề thi dễ Thực tế phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông điểm 9 trở lên là tương đối cao so với các năm trước, trong đó có 2 môn cao đột biến. Sau khi các trường đại học công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều thí sinh, giáo viên và chuyên...