Kỳ thi đánh giá tư duy diễn ra ngày 15.7 tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An
Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra ngày 15.7 tại 3 địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Trường dự kiến tuyển 30 – 40% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này.
Thí sinh dự thi kỳ thi kiểm tra đánh giá tư duy năm 2020 do Trường đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức – ẢNH MAI CHI
Hôm nay, 9.4, Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố đề án tổ chức kỳ thi tư duy năm 2021. Đây là kỳ thi trường này lấy làm căn cứ xét tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021, với dự kiến tuyển 30 – 40% chỉ tiêu (bằng từ 2.100 đến 2.800 chỉ tiêu).
Theo đề án, kỳ thi dự kiến được tổ chức vào ngày 15.7, đồng thời tại 3 địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An.
Tại Hà Nội, điểm thi là Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Tại Hải Phòng, điểm thi Trường đại học Hàng hải. Tại Nghệ An, điểm thi là Trường đại học Vinh. Từ ngày 20.4 đến 18.5 là thời gian thí sinh đăng ký dự thi của thí sinh.
Toán, lý, hóa, sinh, tiếng Anh đều được đưa vào bài thi
Khi đăng ký thi (và đăng ký xét tuyển), các em đăng ký thứ tự nguyện vọng (NV) xét tuyển và lựa chọn dự thi một trong các tổ hợp sau: BK1 gồm toán, đọc hiểu và tự chọn 1 (vật lý, hóa học); tổ hợp BK2 gồm toán, đọc hiểu và tự chọn 2 (hóa học, sinh học); tổ hợp BK3 gồm toán, đọc hiểu và tiếng Anh. Việc đăng ký theo mã tổ hợp này là để phù hợp với mã xét tuyển mà các em mong muốn được xét tuyển.
Đối tượng được đăng ký dự thi là thí sinh trên toàn quốc có đủ các điều kiện được tham gia tuyển sinh đại học mà Bộ GD-ĐT quy định; đạt điểm trung bình 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 chỉ tính 5 học kỳ tới hết học kỳ 1 lớp 12).
Nhà trường sẽ kiểm tra học bạ THPT khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học. Điều kiện về điểm trung bình này không áp dụng cho thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy của Trường đại học Bách khoa Hà Nội và thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo quốc tế do nước ngoài cấp bằng (TROY-ITx, TROY-BAx).
Tuy nhiên, để được đưa vào danh sách dự thi, dự kiến 10.000 – 12.000 thí sinh, các em phải trải qua một vòng lọc hồ sơ (mà trường gọi là sơ tuyển). Phương thức sơ tuyển: xét điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng điểm 3 môn theo tổ hợp lựa chọn (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, năm lớp 12 chỉ tính học kỳ 1). Tổ hợp BK1, xét điểm toán – lý – hóa; tổ hợp BK2 xét điểm toán – hóa – sinh; tổ hợp BK3 xét điểm toán – tiếng Anh và quy về thang điểm 30.
Video đang HOT
Những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển sẽ nhận được thông báo dự thi. Dự kiến kết quả sơ tuyển sẽ được công bố khoảng trước ngày 20.6.
Hình thức kỳ thi là thí sinh dự thi 1 buổi để làm 1 bài thi đánh giá tư duy, gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 180 phút. Bài thi đánh giá tư duy gồm 3 phần:
Phần 1: toán trắc nghiệm và toán tự luận (bắt buộc).
Phần 2: đọc hiểu trắc nghiệm (bắt buộc).
Phần 3: tự chọn trắc nghiệm, thí sinh chọn một trong 3 phần thi sau: tự chọn 1 là vật lý và hóa học; tự chọn 2 là hóa học và sinh học; tự chọn 3: tiếng Anh.
Thí sinh được dùng đồng thời 2 phương thức xét tuyển
Khi đăng ký xét tuyển theo phương thức này vào các ngành hoặc chương trình đào tạo (gọi chung là ngành) của Trường đại học Bách khoa Hà Nội cũng như điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh thực hiện theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, các em có thể đăng ký vào một ngành sử dụng cả hai phương thức xét tuyển, theo điểm thi tốt nghiệp THPT và theo điểm thi bài thi đánh giá tư duy, trong đó, mã xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy có đuôi “x”.
Ví dụ, các em NV1 và NV2 đều vào ngành toán tin, trong đó NV1 dùng điểm thi tốt nghiệp THTP thì mã xét tuyển MI1, tổ hợp xét tuyển A00; NV2 dùng điểm bài thi đánh giá tư duy thì mã xét tuyển MI1x, tổ hợp xét tuyển BK1.
Chính sách ưu tiên với phương thức này, Trường đại học Bách khoa Hà Nội vẫn thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (về điểm khu vực, điểm đối tượng). Nhưng các em không được sử dụng quyền tuyển thẳng (theo quy định của Bộ GD-ĐT), không được ưu tiên khi xét tuyển.
Khi đăng ký tham dự bài thi đánh giá tư duy, thí sinh chưa phải nộp lệ phí xét tuyển. Khi nào đạt sơ tuyển, được dự thi kỳ thi ngày 15.7, các em mới phải nộp mức lệ phí thi tuyển là 250.000 đồng/thí sinh.
Nguyên tắc xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và văn bản thống nhất trong nhóm trường tuyển sinh (những trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển). Kế hoạch tổ chức xét tuyển theo lịch thống nhất của Bộ GD-ĐT.
Việc xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển theo kết quả bài thi đánh gia tư duy được thực hiện trong cùng đợt, được sử dụng cơ sở dữ liệu chung. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước sẽ không được xét tiếp nguyện vọng sau.
Điểm trúng tuyển của các tổ hợp BK (tức là tổ hợp của bài thi đánh giá tư duy) là như nhau đối với một ngành nếu ngành đó dùng đồng thời từ 2 tổ hợp BK trở lên.
Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu ngành, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo điều kiện phụ sau đây: điểm phần thi toán; thứ tự nguyện vọng.
Được biết, hiện nay đã có một số trường kỹ thuật sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của Trường đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển đại học như Trường đại học Mỏ – địa chất; Trường đại học Xây dựng Hà Nội…
Thông tin các ngành sử dụng tổ hợp BK1, BK2, BK3:
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sơ tuyển thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 - 12.000 thi sinh.
Ảnh minh họa/internet
Theo thông báo của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại các địa điểm: Trường ĐHBK Hà Nội), Trường ĐH Vinh (Nghệ An ) và Trường ĐH Hàng Hải (Hải Phòng).
Ngày thi được dự kiến là 15/7. Nhà trường tổ chức sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy. Cụ thể, xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng các môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán - Lý - Hóa; Toán - Hóa - Sinh; Toán - Anh (tương ứng với tự chọn 1, 2, 3), quy về thang điểm 30. Nguyên tắc: Xét từ cao xuống thấp cho đến khi đạt số lượng sơ tuyển.
Những thí sinh vượt qua sơ tuyển sẽ dự kỳ thi đánh giá tư duy dự kiến diễn ra vào ngày 15/7. Các em sẽ làm bài trong 180 phút, với hai phần bắt buộc và tự chọn.
Nội dung bài thi tổ hợp (phần bắt buộc) gồm 2 phần: Toán (thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận) và đọc hiểu (thi theo hình thức trắc nghiệm), với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
Phần tự chọn, thí sinh thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thí sinh chọn 1 trong 3 phần:
Tự chọn 1: Lý - Hóa đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành lấy tổ hợp BK1;
Tự chọn 2: Hóa - Sinh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành lấy tổ hợp BK2;
Tự chọn 3: Tiếng Anh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành lấy tổ hợp BK3.
Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.
2021 là năm thứ 2 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức Kỳ thi đánh giá tư duy để tuyển sinh đại học. Với tổng chỉ tiêu dự kiến hơn 7.400, nhà trường sẽ dành 30-40% chỉ tiêu để tuyển sinh theo kết quả kỳ thi này.
Trường ĐH Xây dựng (Hà Nội) đã thông báo sẽ sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh.
Những kỳ thi đánh giá năng lực vào đại học năm có gì đặc biệt? Kỳ tuyển sinh năm 2021, nhiều trường đại học lớn sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực để làm căn cứ tuyển sinh "đầu vào". ĐH Bách khoa Hà Nội: Thi đánh giá tư duy tại 3 địa điểm ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2021, trường tiếp tục áp dụng phương thức xét...