Kỹ sư trẻ người Việt tại Mỹ: “Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ không chọn du học Mỹ!“

Theo dõi VGT trên

Thành thật mà nói, nếu bây giờ được lựa chọn, mình chắc chắn sẽ không chọn con đường du học Mỹ như cách đây 12 năm về trước.

Bởi vì 2020 thật sự là một năm tồi tệ của nước Mỹ, và càng tồi tệ hơn đối với những du học sinh đến đây sống, học tập, và làm việc với biết bao nhiêu hoài bão và hy vọng về một tương lai tươi sáng ở phía trước.

“Giấc mơ Mỹ” đã c.hết?

Nói không ngoa thì Mỹ vẫn luôn là một quốc gia hàng đầu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và rất rất nhiều mảng khác. Đây là nơi đã sản sinh ra những công ty khổng lồ của thế giới và góp phần không nhỏ vào việc định hình tương lai của toàn nhân loại.

Nhân tài khắp nơi vẫn ngày đêm đổ về xứ sở cờ hoa để học tập và rèn luyện với hy vọng một ngày nào đó sẽ chạm đến được “giấc mơ Mỹ” (The American Dream). Bạn có bao giờ nghe nói đến giấc mơ Úc, giấc mơ Canada, Nhật Bản hay Châu Âu bao giờ chưa? Bởi vì làm gì có nơi nào như ở Mỹ. Đây là nơi chứa đựng những cơ hội tuyệt vời, nơi mà tất cả mọi thứ đều có thể miễn là giấc mơ của bạn đủ lớn, không cần biết bạn là ai và từ đâu đến.

Kỹ sư trẻ người Việt tại Mỹ: Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ không chọn du học Mỹ! - Hình 1

“V ùng đất hứa” đang ngày càng trở nên khắc nghiệt với du học sinh và người nhập cư. (Ảnh: Mỹ Anh)

Dù vậy, có một thực tế đáng buồn đó là vùng đất hứa này đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó khăn hơn bao giờ hết cho những du học sinh như tụi mình nếu muốn đến đây học tập, làm việc, và xa hơn nữa là an cư lạc nghiệp nơi đây.

Đa số du học sinh Mỹ đều muốn được ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Đó là điều ai cũng biết, không có gì phải bàn cãi. Tất nhiên là sau khi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cùng với 5 – 6 năm trời miệt mài đèn sách, hẳn ai mà chẳng muốn ra trường đi làm gỡ gạc lại chút vốn, cũng đồng thời áp dụng luôn những kiến thức hay ho đã học được. Nói thì dễ, thực tế lại khó khăn vô cùng.

Cơ hội ở lại thấp hơn quay x.ổ s.ố

Thử nghĩ xem, các bạn sẽ phải trải qua 4 – 5 năm Đại học, thêm 2 năm nếu muốn có bằng Thạc sĩ. Trong thời gian đó bạn phải cạnh tranh với hàng ngàn sinh viên đồng lứa với hy vọng rằng điểm GPA cao, bằng tốt nghiệp hạng danh dự lấp lánh, sẽ tách bạn khỏi đám đông và đem đến những cơ hội tuyệt vời.

Thực tế phũ phàng là cho dù bạn có tốt nghiệp với GPA 4.0 hoàn hảo cũng chưa chắc gì tìm được việc làm. Trong thời buổi COVID-19 này khi hàng chục triệu người dân Mỹ đang bị thất nghiệp, khả năng để một du học sinh vừa chân ướt chân ráo rời ghế nhà trường với kinh nghiệm gần như bằng không tìm được việc làm thì còn khó hơn “mò kim đáy bể”.

Kỹ sư trẻ người Việt tại Mỹ: Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ không chọn du học Mỹ! - Hình 2

C hính phủ của Tổng thống Trump đã thông báo tạm ngừng cấp visa H1B cho tới hết năm nay. (Ảnh: NVCC)

Giả sử các bạn may mắn tìm được công việc đi. Rồi sau đó thì sao? Bạn sẽ phải apply đi làm dưới dạng OPT. Đây là chương trình cho phép du học sinh được đi làm sau tốt nghiệp từ 1 – 3 năm tùy vào ngành học của bạn. Vấn đề duy nhất, đó là chính phủ Mỹ đang xem xét loại bỏ hoàn toàn chương trình này trong tương lai gần. Bởi vì người Mỹ lo ngại rằng OPT đang cướp mất cơ hội việc làm của họ (?!).

Trong 1 đến 3 năm đi làm OPT ngắn ngủi đó, bạn phải thật sự chứng minh được khả năng của mình để thuyết phục công ty bảo lãnh visa H1B cho bạn tiếp tục ở lại Mỹ làm việc. Thời buổi kinh tế khó khăn, công ty lớn công ty bé đua nhau sa thải hàng ngàn nhân viên, thắt chặt chi tiêu, việc phải bỏ ra hàng chục ngàn đô để bảo lãnh một đứa du học sinh ở lại thì bạn không chỉ phải cực kỳ giỏi, mà còn phải cực kỳ may mắn. Giỏi để tìm được việc làm và được giữ lại làm, may mắn để tìm được công ty đồng ý (và có khả năng) bảo lãnh cho bạn.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, visa H1B đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để loại bỏ những tổ chức lợi dụng lỗ hổng của chương trình H1B, Sở di trú Mỹ (USCIS) đã siết chặt hơn việc xét duyệt loại visa này.

Từ năm 2010 đến 2015, tỉ lệ từ chối visa H1B mới (initial H1B, new employment) chưa bao giờ vượt quá 8%, trong khi đó hiện tại tỉ lệ này xấp xỉ 24% chỉ tính riêng trong năm 2018 và 2019! Rất nhiều công ty lớn đã hạn chế hoặc ngưng hoàn toàn việc bảo lãnh loại visa này bởi những rủi ro của nó: Vừa tốn kém, lại vừa không chắc chắn có được duyệt hay không.

Video đang HOT

Bạn nào làm H1B rồi chắc hiểu cái vụ quay x.ổ s.ố visa nó đau tim như thế nào. Có nhiều người quay 2 – 3 năm liền không trúng phát nào. Bây giờ quay xong rồi bạn cũng chỉ có khoảng 76% cơ hội được cấp visa thôi nhé! Thế mới nói nhiều khi hay lại không bằng hên.

Lại giả sử bạn vượt qua hết những trở ngại đó để cầm trên tay cái visa H1B quý giá (rưng rưng nước mắt). Sau đó thì sao? Lúc này bạn lại có thêm 3 – 6 năm để biến mình thành một phần không-thể-thay-thế của công ty. Bởi chỉ có như vậy, người ta mới chịu bỏ thêm hơn chục ngàn đô để bảo lãnh cho bạn cái thẻ xanh thần thánh! Đó là nếu như bạn vẫn chưa bị sa thải vì đại dịch COVID-19.

Kỹ sư trẻ người Việt tại Mỹ: Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ không chọn du học Mỹ! - Hình 3

A nh Thịnh Nguyễn – tác giả bài viết hiện là Kỹ sư thiết kế tại Tập đoàn WAM tại Mỹ. (Ảnh: NVCC)

Gần một nửa cuộc đời gắn với nước Mỹ, cuối cùng vẫn là “người ngoài”!

Dạo một vòng Linkedin mới thấy xót, ngay cả những vị trí cao cấp của những tập đoàn khổng lồ mà còn bị sa thải như cơm bữa. Uber, Airbnb, Boeing, HSBC, GM, FCA, và rất rất nhiều ông lớn khác đều sa thải hàng ngàn nhân viên để cắt giảm chi tiêu đến mức tối thiểu. Và tất nhiên trong số đó có hàng chục ngàn người đang làm việc dưới visa H1B.

Trong cái thời đại dịch này, có H1B hay không cũng có thể “toang” bất cứ lúc nào. Như mình đêm nào cũng vắt tay lên trán nằm trằn trọc, lo lắng không biết ngày mai thức dậy có còn việc hay là đã thất nghiệp. Ngặt nỗi H1B mà mất việc thì chỉ có 60 ngày để tẩu tán hết tất cả tài sản như nhà cửa, xe cộ, tìm người gửi gắm con chó con mèo, để về nước. À mà quên, bây giờ làm gì có nước nào mở cửa đâu mà về. Công sức học hành, gây dựng bao năm, mất việc cái là mất hết.

Kỹ sư trẻ người Việt tại Mỹ: Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ không chọn du học Mỹ! - Hình 4

Thay đổi trong chính sách visa của Mỹ khiến du học sinh cảm thấy “giấc mơ Mỹ” đang dần vỡ vụn (Ảnh: Internet)

Từ lâu, dân nhập cư đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử Mỹ, và biến nước Mỹ trở thành cường quốc vĩ đại như ngày hôm nay. Vậy mà bây giờ với những chính sách như cấm nhập cảnh đối với H1B hay bắt du học sinh F1 phải chọn giữa việc học on-campus giữa đại dịch hay phải khăn gói về nước thì thật sự có cảm giác như mình đúng là người ngoài (outsider) trên chính đất nước mình đã ở gần 1/2 cuộc đời này.

Đây không phải là một bài viết chê trách Tổng thống Trump hay những chính sách nhập cư của Mỹ. Mình chỉ muốn những bạn du học sinh hiểu rõ về thực tế khắc nghiệt ở Mỹ và biết rằng du học Mỹ không phải là lựa chọn duy nhất hay tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Sinh viên Hàn chật vật hồi hương, dở dang giấc mơ Mỹ vì đại dịch

Nhiều người trẻ Hàn Quốc từng dành nhiều năm học tập, làm việc ở xứ cờ hoa, nay chọn cách hồi hương vì một tương lai an toàn hơn.

Sinh viên Hàn chật vật hồi hương, dở dang giấc mơ Mỹ vì đại dịch - Hình 1

Đại dịch Covid-19 đang lan rộng ở Mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục, thị trường việc làm. Trong bối cảnh đó, nhiều người trẻ Hàn Quốc từng dành nhiều năm học tập, làm việc ở xứ cờ hoa, nay chọn cách hồi hương vì một tương lai an toàn hơn.

Tuy nhiên, không ít người cũng nhanh chóng nhận ra con đường trở về không trải đầy hoa hồng, theo Korea Herald.

Ở Hàn Quốc, các trường đại học, cao đẳng vẫn đang bị hạn chế vì nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Cạnh tranh tìm việc vốn đã khốc liệt, nay càng đáng sợ hơn khi vị trí việc làm ít đi nhưng số người thất nghiệp gia tăng.

Sinh viên Hàn chật vật hồi hương, dở dang giấc mơ Mỹ vì đại dịch - Hình 2

Nhiều du học sinh Hàn Quốc trở về nước khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Mỹ. Ảnh: 123rf.

Từ bỏ giấc mơ Mỹ

Hwang, 27 t.uổi sống ở Seongnam, tỉnh Gyeonggi, là một trong nhiều sinh viên quốc tế đã từ bỏ con đường học vấn ở Mỹ vì đại dịch.

Trở về nước đầu tháng trước, sau khi lấy bằng thạc sĩ Lịch sử nghệ thuật Đông Á của một trường đại học ở Mỹ, anh đang lên kế hoạch đăng ký học tiến sĩ tại Hàn.

"Tôi đã quyết định trở về vì việc nộp đơn xin học tiến sĩ ở Mỹ dường như là không thể. Đại dịch thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát, do đó các lớp học trực tiếp không thể sớm trở lại. Điều này khiến tôi không thể đăng ký chương trình học mới", Hwang nói với Korea Herald.

Sinh viên 27 t.uổi cho rằng tình hình còn có thể tồi tệ hơn khi các tổ chức giáo dục ở Mỹ phải cắt giảm ngân sách, sa thải nhân viên trong thời gian tới.

"Theo tìm hiểu của tôi, rất nhiều trường đại học ở Mỹ đang phải vật lộn về tài chính, vì mất nguồn thu từ sinh viên quốc tế", Hwang cho biết.

Sinh viên Hàn chật vật hồi hương, dở dang giấc mơ Mỹ vì đại dịch - Hình 3

Người trẻ Hàn từ bỏ giấc mơ Mỹ vì một tương lai an toàn hơn. Ảnh: Reuters.

Theo một khảo sát từ Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế Mỹ vào tháng 4, giáo dục đại học đã mất gần 1 tỷ USD và sẽ mất tổng cộng ít nhất 3 tỷ USD vì sự suy giảm tuyển sinh quốc tế dự kiến cho năm học sắp tới.

Huh Jae-yeon, 18 t.uổi, đã trúng tuyển vào Đại học California, Berkeley, nhưng cô sẽ không bay đến Mỹ sớm. Các lớp học sẽ được tiến hành trực tuyến. Cha mẹ cô cũng lo lắng về tình hình đại dịch.

Dù theo đuổi "giấc mơ Mỹ", giờ đây, Huh không chắc chắn về tương lai nghề nghiệp của mình ở xứ cờ hoa.

"Mỹ dường như đang đóng cửa với sinh viên quốc tế trước cuộc khủng hoảng Covid-19. Sẽ khó khăn hơn trước để tìm việc làm ở các tiểu bang sau khi tốt nghiệp đại học", cô nói.

Mỹ là điểm đến hàng đầu của sinh viên quốc tế trên khắp thế giới trong nhiều năm qua. Số lượng du học sinh Hàn ở đây nhiều thứ 3, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái, hơn 60.000 sinh viên Hàn Quốc học tập tại Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 6,5% du học sinh nước ngoài.

Chật vật tìm việc khi về nước

Sự trở về của du học sinh có thể tác động đến cuộc cạnh tranh tìm việc hoặc vị trí nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc, các chuyên gia cho biết.

Mặc dù không có nhiều thay đổi đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, những người có bằng thạc sĩ và tiến sĩ từ các trường đại học địa phương có thể cảm nhận rõ hơn sức nóng cạnh tranh vì sự gia tăng đối thủ từ các tổ chức giáo dục nước ngoài.

Ông Kim So-young, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul, nói: "Câu chuyện là rất khác với các công việc đòi hỏi trình độ cao. Nhà tuyển dụng trong nước đều thích những người có bằng cấp từ các trường đại học nước ngoài có uy tín và chúng tôi biết rất nhiều trong số họ đã quay trở lại Hàn Quốc".

Sinh viên Hàn chật vật hồi hương, dở dang giấc mơ Mỹ vì đại dịch - Hình 4

Cạnh tranh việc làm khốc liệt hơn khi nhiều du học sinh trở về nước. Ảnh: Financial Times.

Để giúp những người tìm việc được đào tạo tốt và chuyên sâu hơn trong khi chờ đại dịch lắng xuống, giáo sư Kim đề nghị chính phủ và các trường đại học cung cấp thêm học bổng sau tiến sĩ và các vị trí nghiên cứu tạm thời.

Trái ngược làn sóng di cư, một số sinh viên vẫn quyết bám trụ Mỹ với hy vọng biến khủng hoảng thành cơ hội. Họ tin rằng cuộc hồi hương của sinh viên quốc tế và người tìm việc sẽ làm giảm sự cạnh tranh ở Mỹ.

Lee, một nhà phân tích tài chính 27 t.uổi ở Chicago, nói: "Ngay trước cuộc khủng hoảng, tôi đã nghĩ đến việc xin visa vào năm tới hoặc bắt đầu đăng ký các chương trình MBA tại Hoa Kỳ. Tôi thực sự hy vọng cuộc thi MBA sẽ dễ dàng hơn khi có ít người nộp đơn do đại dịch".

Lee nói thêm rằng mình nghiêng về kế hoạch nộp đơn vào các chương trình MBA hơn, với hy vọng rằng Mỹ sẽ sớm trở lại bình thường và một lần nữa chào đón sinh viên quốc tế khi anh hoàn thành chương trình học.

Khó khăn chung của du học sinh

Trước đó, New York Times cũng đưa tin du học sinh các nước khó khăn vì trường đóng cửa mùa dịch.

Trước cơn khủng hoảng, nhiều gia đình giàu có đưa con cái về nước trước lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, còn nhiều bạn trẻ kém điều kiện hơn, sống tại ký túc xá nhiều năm qua hiện phải lặn lội tìm nhà để thuê.

Nguồn thu nhập của họ cũng mất trắng do nhiều nơi làm thêm đóng cửa do dịch bệnh. Một số người phải tới những nơi phát đồ ăn miễn phí cho người nghèo để xin thực phẩm.

Chính phủ Mỹ cũng có những can thiệp kịp thời để giúp đỡ các sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, để phù hợp với tiêu chí "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump, các du học sinh và sinh viên nhập cư thiếu giấy tờ không được nhận trợ cấp từ khoản ngân sách 6 tỷ USD.

Nhiều trường đại học cho biết họ đang nhanh chóng giúp đỡ các du học sinh bằng cách mở giới hạn số phòng ký túc xá, hỗ trợ đưa sinh viên về nước và vận động chính phủ liên bang tài trợ kinh phí.

Trong đó, Đại học New York, nơi có nhiều sinh viên nước ngoài hơn bất kỳ trường nào khác, đã tạo sẵn các khoản trợ cấp khẩn cấp dành cho các du học sinh.

Mặc dù vậy, ngay chính các sinh viên Mỹ cho biết sự trợ giúp của trường đại học chưa thấm vào đâu so với những chi phí thực tế.

Ngoài ra, những du học sinh kịp trở về quê hương trước lệnh phong tỏa cũng không chắc có được quay trở lại Mỹ để học tiếp không.

Đối với những sinh viên vội vàng ra sân bay để kịp về nước tránh dịch, họ cũng lo ngại phải đối mặt với những vấn đề pháp lý khi quay trở lại Mỹ hoàn thành chương trình học.

Mercy Idindili, sinh viên năm hai ngành Thống kê ở Đại học Yale, bắt buộc phải quay trở về Tanzania sau khi nhận được một loạt thông báo từ phía nhà trường. Ban quản trị trường khẳng định "sẽ chỉ có vài trường hợp ngoại lệ" cho phép du học sinh ở lại Mỹ trong thời điểm này.

Mọi lãnh sự quán Mỹ ở nước ngoài đều đóng cửa thời hạn, đồng thời Bộ Ngoại giao nước này cũng đình chỉ việc xử lý thị thực cho đến khi có thông báo mới. Trong khi đó, visa của Mercy sẽ hết hạn vào tháng 7 tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
Tuấn Hưng bật khóc, diễn ca khúc "thảm họa" trên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, danh thủ Hồng Sơn hát hit Mỹ Tâm gây bất ngờ!
06:22:49 30/06/2024
Ảnh cưới "full HD" trong hôn lễ của Midu - Minh Đạt: Ánh mắt chú rể hướng về cô dâu quá đỗi ngọt ngào
08:38:11 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!
06:29:27 30/06/2024
Sốc với lượng người xem một trời một vực của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai so với đối thủ Anh Trai Say Hi
10:18:29 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hải đăng Khe Gà, Bình Thuận

Du lịch

12:24:09 30/06/2024
Dải đất biển phía nam Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Nam được thiên nhiên dành cho nhiều thắng cảnh đẹp và tiềm ẩn sự kỳ diệu của nhiều huyền thoại trong dân gian.

Nhạc sĩ Lưu Hà An và Sao Mai Huyền Trang kết hợp ăn ý

Nhạc việt

12:14:54 30/06/2024
Ca khúc được nhạc sĩ Lưu Hà An phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Lan Dung, khiến nhiều khán giả nhạc nhiên vì rất lãng mạn và cực kỳ bay bổng.

VTV bất ngờ cho "Chưa biết" lên sóng, phanh phui chiêu trò "dắt mũi" dư luận

Netizen

12:01:53 30/06/2024
Chưa biết là kênh TikTok chuyên soi mói đời tư nghệ sĩ Việt đang hoạt động nhan nhản trên mạng xã hội. Những thông tin mà kênh này tung ra đều không có sự kiểm chứng nào đã gây ảnh hưởng sự nghiệp của không ít người nổi tiếng.

Cách bôi serum đúng chuẩn để ngừa nám và lão hóa da

Làm đẹp

12:01:05 30/06/2024
Serum là sản phẩm chăm sóc da rất quan trọng và hiệu quả, với khả năng cải thiện các vấn đề về da như lão hóa, mụn, thâm nám, cải thiện độ săn chắc... Tuy nhiên, để thu được kết quả tối ưu từ serum, bạn cần áp dụng đúng cách thức khi sử...

Kiểu quần ngắn lấy cảm hứng từ mẫu n.ội y rất được ưa chuộng dịp hè này

Thời trang

12:01:00 30/06/2024
Một xu hướng quần shorts bất ngờ được lan truyền trên mạng xã hội và đang trở thành xu hướng thịnh hành nhất mùa hè. Đó là thiết kế lấy cảm hứng từ đồ lót , tạp chí Who What Wear nhận định về trào lưu mặc bloomer shorts (kiểu quần buộc ...

CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID

Tin nổi bật

11:51:16 30/06/2024
Thông tư 28 của Bộ Công an cho phép người dân xuất trình giấy tờ liên quan đến người lái và xe qua ứng dụng VNeID.

Ăn gì để cải thiện trí nhớ?

Sức khỏe

11:44:05 30/06/2024
Phong cách ăn uống này nhấn mạnh vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch và hạt, dầu ô liu và bao gồm một lượng vừa phải cá, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa, đồng thời hạn chế thịt đỏ.

Cách làm cơm gà xối mỡ mềm trong, giòn ngoài, vàng ươm thơm phức của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

11:37:03 30/06/2024
Cơm gà khi ăn sẽ cảm nhận được ngay vị béo thơm, dẻo dẻo, thêm vào đó là đùi gà với lớp da vàng giòn, phần thịt bên trong thì săn chắc không hề bị khô, đảm bảo từ người già lẫn trẻ nhỏ đều thích mê.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 30/6/2024: Dần vạ miệng, Thìn giậm chân tại chỗ

Trắc nghiệm

11:29:46 30/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 30/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Nghệ sĩ ballet của nhà hát lừng danh Bolshoi biểu diễn tại Việt Nam

Nhạc quốc tế

11:22:08 30/06/2024
Cùng với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Nga và nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan, các nghệ sĩ ballet xuất sắc nhất của Nhà hát Bolshoi lâu đời tại Nga sẽ biểu diễn tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tháng 10 tới.

Chỉ còn 170.000 đồng thì cả gia đình sẽ chi tiêu như thế nào vào cuối tuần? Cùng xem cách bà mẹ này xoay sở!

Sáng tạo

11:11:38 30/06/2024
Cuối tuần là khoảng thời gian Coco thường dùng để xem xét lại ngân sách, đặc biệt thống kê chi tiết các khoản cô đã chi và nắm rõ số t.iền còn lại có thể tiêu trong tháng đó.