Ký sinh trùng chó, mèo lột da người
Từ một người đàn ông khỏe mạnh, là trụ cột gia đình, bỗng nhiên anh Văn Viết Điền (SN 1970, ngụ tổ 4, ấp 6, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành – Bình Phước) phát căn bệnh lạ: người bị lột da như rắn và toàn thân đem sạm.
Ngày 25.9, chị Ung Thị Ngọc Hạnh (SN 1975, vợ anh Điền) cho biết Bộ môn Ký sinh vi nấm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – TPHCM vừa gửi kết quả xét nghiệm máu của chồng chị và kết luận anh Điền bị nhiễm giun chó, mèo, giun lươn và virus amid.
Chị Hạnh buồn bã kể: “Khoảng tháng 7.2011, chân của chồng tôi bỗng nhiên sưng to. Do nhà ở xa bệnh viện nên anh Điền chỉ đến một phòng khám tư gần nơi cư ngụ để chích thuốc và mua thuốc về uống. Sau đó vài ngày, chân của anh Điền không bớt sưng mà anh còn bị ho, sốt cao. Ngay sau đó, gia đình đưa anh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM điều trị được 16 ngày rồi xuất viện. Tuy nhiên, chỉ ở nhà được khoảng 1 tuần, anh Điền phải trở lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để điều trị. Tại đây, bác sĩ phát hiện anh bị vỡ hồng huyết cầu nên tiến hành truyền tiểu cầu rồi chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy xét nghiệm. Kết quả, anh Điền bị sốt xuất huyết (Dengue) và phải nằm điều trị thêm 15 ngày”.
Anh Điền đang nằm tại nhà vì không còn tiền để vào bệnh viện chữa bệnh.
Thời điểm này, da trên người anh Điền bắt đầu bị bong. Được một số người hướng dẫn, chị Hạnh tiếp tục đưa chồng đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM để điều trị gần 1 tháng. Lúc chuẩn bị xuất viện, anh Điền lại phát sốt và được đề nghị chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng do không còn tiền nên chị Hạnh buộc lòng phải đưa chồng về nhà. Được một thời gian, anh Điền tiếp tục bị dịch tràn phổi và phải quay lại Bệnh viện Chợ Rẫy để mổ, điều trị hơn 2 tháng.
“Tại các bệnh viện trên, mỗi nơi đều đưa ra chẩn đoán khác nhau. Nơi thì bảo chồng tôi bị dị ứng thuốc, nơi lại cho rằng bị nhiễm trùng máu, mủ màng phổi, hội chứng Steven Johnson, sốt xuất huyết…, không biết đâu mà lần” – Cầm xấp giấy chẩn đoán của các bệnh viện, chị Hạnh rầu rĩ.
Ký sinh trùng đã ăn vào phổi!
“Trong lúc nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị vết mổ, da trên toàn thân của chồng tôi vẫn tiếp tục bong tróc hết lớp này đến lớp khác, giống như loài rắn lột da. Toàn thân anh loang lổ, đen sạm, 2 tai nặng khó nghe, mắt bị mờ. Sau khi xuất viện, tôi lại đưa chồng vào Bệnh viện tư nhân Thánh Tâm ở Bình Phước để tiếp tục điều trị thêm 2 tuần thì hết tiền vì không còn ai dám cho vay thêm nên buộc lòng xin xuất viện. Lúc đó vào tháng 4.2012″. Đưa tay quệt nước mắt, chị Hạnh nói.
Video đang HOT
Biết được hoàn cảnh gia đình chị Hạnh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cử cán bộ tới tận nhà để lấy mẫu máu của anh Điền đem về xét nghiệm và cho kết quả nhiễm ký sinh trùng giun chó, mèo, lươn và virus amid. Khi được hỏi có đau không, anh Điền chỉ còn biết ú ớ với giọng rất khó nghe. Tóc của anh Điền cũng rụng sạch tất cả móng tay, móng chân đều hư hết và chỉ nằm một chỗ. Theo chị Hạnh, sức khỏe anh Điền bị giảm sút nghiêm trọng, lúc trước anh cân nặng 64kg, nay chỉ còn khoảng 34kg và bác sĩ cho biết ký sinh trùng đã ăn vào phổi.
Qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc qua da
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, bệnh do nhiễm ký sinh trùng chủ yếu qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc qua da. Ở đường ăn uống, việc lây nhiễm gặp phải chủ yếu khi con người sử dụng các loại thực phẩm sống, chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa kỹ, nấu chưa chín. Ở đường tiếp xúc qua da, ký sinh trùng có thể lây nhiễm khi con người tiếp xúc với những bề mặt có chứa giun, sán… trong quá trình lao động, sinh hoạt ký sinh trùng sẽ đi vào mạch máu rồi tấn công các cơ quan nội tạng.
Tác hại của bệnh do nhiễm ký sinh trùng phụ thuộc nhiều vào cơ quan mà ký sinh trùng xâm nhập, có thể chia ra làm 3 mức độ khác nhau. Nặng nhất là ký sinh trùng xâm nhập hệ thần kinh trung ương như não, màng não, gây tác động trực tiếp, có tỉ lệ tử vong cao. Mức độ thứ 2 là ký sinh trùng xâm nhập cơ quan nội tạng, hay gặp nhất là gan, gây ra áp xe, kế đến là phổi gây áp xe phổi, tổn thương màng phổi… Dạng bệnh này ít nguy cấp nhưng có thể diễn tiến nặng. Mức độ thứ 3 là ký sinh trùng gây tổn thương ngoài da. Trường hợp này ít khi gây bệnh quá nặng nhưng thường kéo dài, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh .
Theo VNN
"Bỗng dưng" nhiễm dioxin: Cả phường hoang mang mong được xét nghiệm
Thông tin 62 người bị nhiễm dioxin cao khiến người dân sống gần khu vực sân bay Đà Nẵng hết sức hoang mang. Những người chưa được xét nghiệm máu rất muốn đi xét nghiệm và lo lắng cho tương lai con cháu.
Những ngày này, người dân tổ 53, 54 (phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) xôn xao với một chủ đề duy nhất: 62 người dân "bỗng dưng" nhiễm dioxin.
Theo ông Tạ Bảy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Chính Gián, năm 2006, ông là người trực tiếp dẫn đoàn khảo sát xuống các hộ dân. Đối tượng khảo sát là những hộ dân dùng nước giếng. Rất nhiều nhà có nước giếng đào, tuy nhiên, do lúc đó kinh phí hạn chế nên chỉ 28 người được bốc thăm ngẫu nhiên để xét nghiệm máu. Không giờ cả 28 trường hợp đều nhiễm dioxin cao, trong đó 1 người đã mất.
Người dân sống gần khu vực sân bay rất hoang mang với kết quả cả 62 người đều bị nhiễm dioxin
"Trước đây, khi chưa có hệ thống thoát nước ngầm, mỗi lần trời mưa là nước trong phi trường tràn ra đường đi vào từng ngõ ngách các khu dân cư lân cận, tràn xuống bàu ở đường Thái Thị Bôi. Người dân ở đây lại uống nước giếng đào, đánh bắt cá, trồng rau muống để ăn", ông Bảy cho biết.
Phường Chính Gián có 26 người bị nhiễm dioxin thì dòng họ Võ có đến 18 người nằm trong 5 hộ gia đình, trong đó có những hộ có 4 - 5 người bị nhiễm dioxin.
Gia đình ông Võ Thâu vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhận kết quả cả 5 người trong gia đình gồm 2 vợ chồng ông, 2 người con trai và 1 người con dâu đều bị nhiễm dioxin. Gia đình bà Võ Thị Bằng 4 người xét nghiệm máu thì cả 4 đều bị nhiễm dioxin. Nhà ông Võ Được hai vợ chồng xét nghiệm thì cả hai cũng đều bị nhiễm.
"Trước đây chúng tôi sống bằng nghề trồng lúa, uống nước giếng đào, bắt cá đồng, trồng rau muống ăn, hoàn toàn không biết nước từ trong sân bay chảy ra. Mãi đến năm 2001, chúng tôi mới sử dụng nước máy", ông Thâu nhớ lại.
Ông Võ Thâu bàng hoàng khi nhận kết quả cả 5 người trong gia đình ông bị nhiễm dioxin
Không chỉ những người có kết quả nhiễm dioxin hoang mang mà cả những người chưa được xét nghiệm cũng hết sức lo lắng. Không ai dám tự tin khẳng định rằng mình không bị nhiễm chất độc hại này. Phần lớn các hộ dân sống ở đây, trong gia đình đều có người bị bệnh ung thư hoặc các bệnh khó chữa.
"Từ hôm biết kết quả 62 người nhiễm dioxin, mọi người sống ở đây ai cũng sợ. Chúng tôi sống ở đây, ăn cá đồng, uống nước giếng đào, đến khi dân cư đông đúc thì lấp giếng đào đóng giếng khoan sao không nhiễm cho được? Gia đình anh trai tôi là ông Võ Thâu, cả 5 người đều bị, trước đây mấy anh em sống cùng một nhà, anh trai bị thì chắc tôi cũng bị rồi", cô Võ Thị Liên (phường Chính Gián) - người chưa được xét nghiệm - cho biết.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm (phường Chính Gián) cũng hết sức lo lắng: "Tôi sống ở đây từ năm 1962, lúc đó toàn bộ người dân sống ở đây đều uống nước giếng đào. Vì thế, tôi nghĩ toàn bộ người dân ở đây đều bị nhiễm dioxin. Tôi mong muốn tất cả người dân sống ở đây đã từng dùng được giếng được xét nghiệm máu chứ chúng tôi rất lo lắng. Rồi con cháu của chúng tôi liệu có bị ảnh hưởng bởi chất độc này không?".
Người dân hoang mang vì bao năm nay vẫn ăn cá sông, uống nước giếng đào,...
Còn theo ông Võ Được: "Một số bà con xung quanh, trong dòng họ đã bị bệnh mà chết. Chúng tôi chưa hình dung được mức độ nhiễm dioxin ở đây là bao nhiêu, nó ảnh hưởng đến mức độ nào. Chúng tôi dẫu sao cũng đã lớn tuổi rồi, giờ chỉ mong muốn Nhà nước có chính sách xét nghiệm cho những đứa trẻ, nếu chúng bị nhiễm thì tìm cách tẩy độc cho chúng".
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đăng Quảng, Phó Chủ tịch phường Chính Gián (quận Thanh Khê) cho biết: Sau khi nhận kết quả, người dân rất hoang mang, lo lắng. UBND phường đã tuyền truyền người dân không nên vào khu vực sân bay nhiễm dioxin để bắt cá, trồng cây, bẫy chim. Người dân rất mong muốn được xét nghiệm xem mình có bị nhiễm dioxin hay không. Vì thế chính quyền địa phương đã liên hệ với các cơ quan chức năng đề nghị cho người dân được xét nghiệm.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Đà Nẵng, ngày 5/9 tới, 24 người đầu tiên sẽ được ra Bệnh viện 103 (Hà Nội) để tẩy độc.
TS.BS Nguyễn Bá Vượng (Bệnh viện 103), người trực tiếp điều trị cho những người bị nhiễm dioxin, cho biết, những người này sẽ được điều trị bằng phương pháp tẩy độc có tên là Hubbard với thời gian điều trị khoảng 25 ngày. Theo kế hoạch điều trị, bệnh nhân sẽ được uống vitamin từ sáng sớm rồi vận động với cường độ mạnh cho tiết mồ hôi, sau đó sẽ được xông hơi để nhằm đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể.
Theo VNN
Theo bà bầu đột nhập nơi xét nghiệm máu... đoán giới tính Để cho giống một đại gia đưa vợ đi khám thai, chúng tôi đã thuê một chiếc xe hơi sang trọng hiệu Audi Q7 để đến Phòng khám 3A, quận Hà Đông (Hà Nội). Thời gian gần đây, nhiều chị em mang bầu "khát" con theo ý muốn, đã đến Phòng khám 3A, quận Hà Đông (Hà Nội) để xét nghiệm máu đoán...