Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư phạm
Mới đây, câu chuyện cô giáo Trường Mầm non Ecokids (địa chỉ tại Toà R4, Khu đô thị Goldmark City, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tát học sinh trở thành câu chuyện được bàn luận nhiều trên các diễn đàn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng với GV mầm non (ảnh minh họa-nguồn internet)
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bạo hành trẻ, và một trong những nguyên nhân sâu xa là giáo viên (GV) thiếu các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.
Phương pháp để quản lý cảm xúc còn hạn chế
GV mầm non là người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo ở bậc học đầu tiên này. Mỗi đứa trẻ sau này sẽ là ai, sẽ trở thành người như thế nào, nhân cách của trẻ sẽ phát triển ra sao?… Một phần trách nhiệm thuộc về các cô nuôi dạy trẻ, “người mẹ hiền thứ hai” của các em.
ThS. Trần Thị Thảo, khoa tâm lý Giáo dục Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư phạm, đặc biệt GV mầm non phải có được kỹ năng này ở mức cao.
GV mầm non rất dễ phải đương đầu với các tình huống liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu ăn…ở trẻ cộng với cả núi công việc chuyên môn khác. Tình trạng này nếu kéo dài khiến họ rơi vào trạng thái căng thẳng về tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về nhận thức, cảm xúc, hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập của trẻ.
Từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, những nghiên cứu về cảm xúc đã ngày càng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trường học. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về cảm xúc cũng chỉ ra những biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó một cách chung chung, họ chưa đưa ra những phương pháp để quản lý cảm xúc.
Ở Việt Nam, nghiên cứu vấn đề cảm xúc nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng đang trên bước đường hình thành và phát triển, còn là một lĩnh vực mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV mầm non còn chưa nhiều và các nghiên cứu mới chỉ xoay quanh thực trạng nhu cầu, hạn chế của hoạt động này ở tầm khái quát.
Video đang HOT
GV mầm non – “người mẹ hiền thứ hai” của trẻ (ảnh minh họa – nguồn internet)
Chính vì vậy phải có nhiều công trình nghiên cứu ở tầm sâu hơn về lĩnh vực này để góp phần nâng cao, phát triển hoàn thiện và phong phú hơn về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV mầm non, tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng GD.
Hiểu đươc cảm xúc cua chinh minh
Hiện nay tình trạng bạo hành trẻ ở các có sở GD mầm non có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều trẻ bị bạo hành đã để lại những sang chấn tâm lý nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Điều đáng ngại nhất là đối tượng có hành vi bạo hành với các em lại chính là những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng các em. Theo các nhà tâm lý, bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, năng lực giáo dục thì căng thẳng tâm lý trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hành vi bạo lực.
Giao viên căng thăng, ap lưc, liêu hoc sinh co đươc thoai mai, vui ve? Hay cam xuc tiêu cưc đo se “lan truyên” tơi chinh hoc sinh cua minh? Va, lơp hoc liêu co “hanh phuc” hay không khi giao viên trong tâm thai lo lăng, căng thăng như vây?
Theo ThS. Hoàng Thế Hải, khoa Tâm lý GD, Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng, GV mầm non cũng là một trong những đối tượng dễ bị những tác động gây stress, bởi họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.
Trong khi đó, đây là đối tượng chủ yếu là nữ, có tính nhạy cảm cao, dễ xúc động, dễ tổn thương. Những đặc điểm đó khiến giáo viên mầm non dễ nhạy cảm với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định, họ dễ chịu tác động của các nhân tố gây stress. Khi không vượt qua được, họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiều hành vi, bạo hành với trẻ.
Từ câu chuyện bạo hành trẻ ở Trường Mầm non Ecokids, một điều kiện tiên quyết, cần thiết đối với thực tiễn của ngươi giáo viên đo la hiểu đươc cảm xúc cua chinh minh. Làm thế nào để tích hợp yêu tô cảm xúc vơi viêc ap dung kiên thưc chuyên môn cua minh trong giang day cung la môt câu hoi cân sư giai đap cua môi giao viên.
Cam xuc cua giao viên co quan hê mât thiêt trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó viêc ngươi giao viên biêt kiểm soat cam xuc cua minh môi khi lên lơp la rât cân thiêt. Đây cũng là bài học dành cho những giáo viên đã và đang, sẽ trở thành GV mầm non – “người mẹ hiền thứ hai” của các em.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS THCS
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Ở lứa tuổi HS THCS, có những sự thay đổi về tâm sinh lý. Nếu các em có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp các em thành công hơn trong việc học tập và trong cuộc sống của chính mình.
Kỹ năng cảm xúc của HS chỉ đạt mức trung bình
Những năm gần đây, ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và TH Hồ Chí Minh, trình trạng HS, đặc biệt là HS THCS gặp phải những khó khăn về tâm lý trở thành vấn đề hết sức lo ngại.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Trà và Khúc Năng Toàn, Trường ĐHSP Hà Nội cho biết, khảo sát được tiến hành trên 146 học sinh khối lớp 6 của Trường THCS Nguyễn Tất Thành, kết quả cho thấy toàn bộ các kỹ năng xã hội - cảm xúc của HS đều chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
Nghiên cứu về kỹ năng kiểm soát cảm xúc của HS THCS, tác giả Trần Thị Tiên và Nguyễn Thị Diệu Anh, Trường ĐHSP Đà Nẵng cho biết: Khi tiến hành ngẫu nhiên trên 322 HS từ khối 6 đến khối 9 của Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng), 32 phụ huynh và 25 GV cho thấy, phần lớn HS THCS có kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở mức trung bình (73,3 % học sinh, 63,0% giáo viên, 40,6% phụ huynh HS).
Phần lớn HS THCS có kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở mức trung bình, có thể lý giải xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý. Đây là thời kỳ quan trọng và phức tạp của trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sáng tuổi trưởng thành.
Sự chuyển tiếp tạo nên nội dung cơ bản khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kỳ này: Sự chuyển biến đổi về cơ thể, sự tự ý thức, kiểu quan hệ với người lớn, và với bạn cùng tuổi, hoạt động học tập, hoạt động xã hội.... là những yếu tố tác động HS. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc của HS THCS.
Ảnh minh họa
Duy trì cảm xúc ở mức "cân bằng"
Tác giả Trần Thị Tiên cho rằng, nhà trường cần rèn luyện phát triển kỹ năng cảm xúc của HS THCS thông qua kỹ năng "Neo cảm xúc" nhằm thiết lập cho HS kỹ năng kiểm soát cảm xúc và thiết lập, phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè, thầy cô và người khác.
"Neo cảm xúc" chính là cách dùng cơ thể (qua các giác quan VAKOG - thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác) để neo giữ lại một cảm xúc nào đó như hạnh phúc, yêu thương, can đảm... Trong đó , VAK (thị giác, thính giác, xúc giác) là ba giác quan dễ nhất dùng cho Neo. Đây sẽ là những cơ sở khoa học để tổ chức rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở HS.
Cần tiến hành xây dựng và và tổ chức thực nghiệm chương trình rèn luyện cảm xúc cho HS THCS với các nội dung: rèn luyện kỹ năng nhận dạng cảm xúc của bản thân; kỹ năng nhận dạng cảm xúc của người khác và kỹ năng kiểm soát cảm xúc nhằm giúp HS nâng cao nhận thức và kiểm soát cảm xúc bản thân, duy trì được mối quan hệ với bạn bè, thầy cô một cách tích cực hơn.
Thiết nghĩ, với vai trò là môi trường giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh, các nhà trường phổ thông cần có những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ, tư vấn để học sinh có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Trước hết, các nhà trường cần phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm, bám lớp để kịp thời phát hiện những biểu hiện khác thường ở đối tượng học sinh có những tác động làm thay đổi tâm lý để có những biện pháp tư vấn tâm lý, giúp các em có kỹ năng kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, tránh xảy ra những biến đổi tâm lý theo hướng xấu.
Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thu Trà, các kỹ năng xã hội -cảm xúc có vai trò hết sức quan trọng trong những thành công học tập, quan hệ xã hội, tương lai nghề nghiệp của HS. Nghiễn cứu đã cho thấy, những học sinh có kỹ năng xã hội -cảm xúc tốt thường tham gia tích cực hơn trong các hoạt động trên lớp,có thái độ tích cực và có mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô giáo và được thầy cô giáo đánh giá cao hơn những học sinh khác.
"Không chỉ được ghi nhận ở phương diện xã hội, những HS có kỹ năng xã hội - cảm xúc tốt còn được ghi nhận với những thành tích học tập nổi trội hơn những học sinh khác. Vì lẽ đó, việc giảng dạy và hướng dẫn kỹ năng xã hội - cảm xúc đã được xem như một phương thức để kiến tạo những thành công học đường đối với học sinh", chuyên gia tâm lý Phạm Thu Trà chia sẻ.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Nghiên cứu lại vừa chỉ ra thêm lý do cha mẹ rất nên đọc sách cùng con từ sớm Chắc hẳn ai cũng đã đều biết đến vô vàn những lợi ích không thể kể hết của việc đọc sách cùng trẻ, nhưng nghiên cứu mới đây vẫn có thể chỉ ra nhiều hơn thế nữa, bao gồm lợi ích cho cả bố mẹ. Một nghiên cứu gần đây từ trường Y Rutgers Robert Wood Johnson, Mỹ có lẽ là nghiên cứu...