Kỹ năng mềm Chìa khóa của thành công và hạnh phúc
Kỹ năng mềm giúp sinh viên nhanh chóng hòa nhập với môi trường đại học, tìm ra phương pháp học tập hiệu quả.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thế kỷ 21 được xem là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skill – Based Economy). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Theo nghiên cứu của Peggy Klaus 2010, người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ đang trang bị một cách chủ động, tích cực trước đó.
Do đó, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, vấn đề đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngày càng trở nên cấp thiết.
Việc đào tạo, hoặc tích hợp đào tạo kỹ năng mềm đã được thực hiện từ sớm ở các nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam năm 2009, có hơn 83% học sinh – sinh viên thiếu các kỹ năng mềm cần thiết để sống tích cực, làm việc hiệu quả.
Sinh viên của BVU tham quan thực tế về Kỹ năng giao tiếp tại Ajinomoto (ảnh: BVU)
Điều này cũng lý giải phần nào thực trạng sống tiêu cực, thất nghiệp ngày càng cao của sinh viên sau khi ra trường. Việc giáo dục kỹ năng mềm tại các trường đại học, cao đẳng còn một số hạn chế, do một số nhân tố ảnh hưởng như chính sách của nhà trường liên quan đến đào tạo kỹ năng mềm, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, dẫn đến ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm, phương pháp giảng dạy, sinh viên, cơ sở vật chất và môi trường rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên.
Giúp sinh viên hòa nhập với môi trường đại học
Ngay khi bước vào môi trường đại học, chắc chắn nhiều tân sinh viên còn ít nhiều bỡ ngỡ bởi tác động mạnh mẽ của môi trường học mới.
Sinh viên sẽ bắt đầu làm quen với những danh từ mới, như: Giảng đường, giảng viên, giáo sư, thạc sĩ…và hơn hết là phong cách sinh hoạt rất sinh viên. Lúc này, sinh viên phải trở nên độc lập, tự chủ, năng động hơn trong quá trình học tập, cuộc sống của mình, dần chịu trách nhiệm với mọi quyết định của bản thân.
Muốn vậy, sinh viên cần được trang bị sớm những kỹ năng sống, kỹ năng mềm cần thiết, Hiểu được khó khăn này của các bạn tân sinh viên, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) đã thiết kế chương trình, với hành trình trải nghiệm rèn luyện kỹ năng mềm với học phần đầu tiên là “Phương pháp đại học và tư duy sáng tạo”.
Sinh viên của BVU tham quan thực tế về Kỹ năng giao tiếp tại Nhà máy Ajinomoto (ảnh: BVU)
Học phần kỹ năng mềm này sẽ giúp các bạn phát huy khả năng tư duy sáng tạo, học tập chủ động hơn, có tư duy tích cực, giải quyết được vấn đề hàng ngày, phối hợp làm việc nhóm hiệu quả với bạn bè.
Video đang HOT
Giúp sinh viên hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực
Theo đuổi triết lý giáo dục “Nhân bản” của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) mà BVU là một thành viên, xây dựng thế hệ sinh viên đủ 5H: Heart – Biết yêu thương, Head – Có trí tuệ, Hand – Biết việc làm, Health – Có sức khỏe, Human – Trở thành con người hoàn thiện đầy nhân bản, BVU luôn coi trọng đào tạo kỹ năng mềm cho các thế hệ sinh viên, để sinh viên ra trường có đầy đủ 5H theo tiêu chí nhân bản.
Sau học phần “Phương pháp học đại học – Tư duy sáng tạo”, sinh viên BVU tiếp tục được trang bị các kỹ năng quan trọng khác: Kỹ năng giao tiếp cơ bản, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng viết CV phỏng vấn và xin việc.
Việc học các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề song song với các học phần chuyên ngành, còn giúp sinh viên có cơ hội vận dụng tốt các kỹ năng này vào hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, giúp các bạn sinh viên thực hiện hiệu quả các bài thuyết trình, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp, từ đó tạo nên thế mạnh trong quá trình học tập chuyên môn.
Đặc biệt, kỹ năng viết CV và phỏng vấn tìm việc được đào tạo tại BVU, còn giúp các bạn sinh viên biết cách để chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính, tìm được công việc như mong muốn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Yếu tố quyết định sự thành công
Trên thế giới, việc giảng dạy kỹ năng mềm cũng như tích hợp kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo là hết sức phổ biến. Các nước đều công nhận vai trò của kỹ năng mềm trong việc tạo nên sự thành công trong học tập, công việc và cuộc sống của con người.
Theo các nhà tuyển dụng, kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quyết định việc tuyển dụng nhân sự. Đối với sinh viên, nhất là sinh viên mới ra trường thì khả năng thích nghi, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, ứng xử trong môi trường công sở là hết sức quan trọng.
Giảng viên của BVU tham gia khóa học về Kỹ năng lãnh đạo (ảnh: BVU)
Trong thực tế, môi trường làm việc vốn đa dạng hơn rất nhiều so với giảng đường đại học. Sinh viên dù có chuyên môn tốt (thể hiện trên bảng điểm/khả năng thực tế) vẫn cần sự chủ động, tự tin và khả năng trình bày lưu loát khi ứng tuyển.
Cần kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức công việc để làm tốt nhiệm vụ dưới áp lực công việc, yếu tố không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc hiện đại, cần kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo bản thân…để hoàn thành những dự án lớn cần phối hợp nhân lực.
Cùng với chuyên môn và ngoại ngữ, kỹ năng mềm là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi sinh viên trong thời kỳ hội nhập. Đào tạo kỹ năng mềm chính vì thế trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục đại học hiện tại ở một số trường ở Việt Nam hiện nay.
Do đó, các trường đại học – cao đẳng cũng bắt đầu quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Tuy nhiên, không phải trường đại học nào cũng triển khai thành công, hiệu quả.
Hiểu được điều này, ngay từ đầu, BVU đã có những giải pháp mang tính đột phá, đảm bảo tính hiệu quả khi triển khai khi đào tạo kỹ năng mềm tại BVU, được sinh viên và xã hội đánh giá cao. Cụ thể là:
Thành lập Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm (SDC): Để triển khai việc đào tạo kỹ năng mềm một cách chuyên nghiệp, từ năm 2016, BVU đã quyết định thành lập Thành lập Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm (Soft Skils Development Canter – SDC), đồng thời đưa ra các học phần kỹ năng mềm (Phương pháp học đại học – Tư duy sáng tạo, Kỹ năng giao tiếp cơ bản, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng soạn thảo văn bản, Kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề, Kỹ năng viết CV – Phỏng vấn tìm việc) vào chuẩn đầu ra cho sinh viên từ năm 2016.
Qua các học phần kỹ năng mềm theo chuẩn đầu ra, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với những khó khăn, rào cản trong cuộc sống để học tập, làm việc hiệu quả hơn, cuộc sống hạnh phúc hơn.
Phương pháp giảng dạy hiệu quả trong việc dạy kỹ năng mềm
Đối với các học phần kỹ năng mềm, sinh viên được học theo phương pháp PELa, học tập qua trải nghiệm, số lượng sinh viên/lớp giới hạn không quá 40 người. Đây là phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả nhất hiện nay.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, giúp cho từng buổi học trở nên sinh động, hiệu quả, là cơ hội để sinh viên hiểu thêm giá trị bản thân, thêm động lực tích cực để rèn luyện, học tập v71i phương châm “Giá trị của bạn – Hạnh phúc của bạn”, cả “người học” và “người dạy” không ngừng hoàn thiện giá trị bản thân, để thành công và hạnh phúc hơn.
Môi trường học tập tăng hiệu quả trải nghiệm
BVU luôn xác định chất lượng, hiệu quả đào tạo là giá trị hàng đầu, là nguyên tắc và định hướng cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Vì vậy, BVU luôn chú trọng cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị với mong muốn sinh viên luôn có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình rèn luyện, thực hành kỹ năng mềm.
BVU đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị theo chuẩn phòng huấn luyện kỹ năng mềm. Đây cũng là môi trường lý tưởng để các bạn cùng team rèn luyện, trải nghiệm và nhận ra các bài học thông qua hoạt động trải nghiệm như trò chơi, hoạt động nhóm, đóng kịch…
Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên kỹ năng mềm của BVU đều là những giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm giảng dạy, thực tế nhờ đó, mỗi tiết học kỹ năng đều trở nên cuốn hút, sinh động, giàu giá trị, kỹ năng thực hành, thực tế, nên được các bạn sinh viên háo hức tham gia.
Hàng năm, đội ngũ giảng viên không ngừng nâng cao chuyên môn, kỹ năng thông qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước.
Đồng thời, để nâng cao chất lượng đào tạo, BVU thường xuyên mời các giảng viên, chuyên gia, giảng viên doanh nhân có uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy một số chuyên đề, học phần kỹ năng mềm tại BVU.
Rèn luyện thông qua các hoạt động của câu lạc bộ, ngoại khóa
Để tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm, thực hành kỹ năng mềm, bên cạnh việc Trung tâm Phát triển Kỹ năng mềm không ngừng tạo ra các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, kết nối với doanh nghiệp, BVU chủ động tạo ra một môi trường sôi nổi, năng động.
Sinh viên BVU có nhiều lựa chọn khi tham gia vào hơn 20 câu lạc bộ tình nguyện, năng khiếu, kỹ năng chuyên ngành…Cùng với nhiều hoạt động cộng đồng khác như Mùa hè Xanh, trung thu cho em, Xuân yêu thương…cũng giúp các bạn mở rộng các mối quan hệ, hình thành và hoàn thiện dần các kỹ năng, tạo nên một thế hệ sinh viên BVU 5H: Heart – Head – Hand – Health và Human.
Được học tập trong môi trường năng động, sinh viên BVU có nhiều cơ hội tham gia vào các cuộc thi năng khiếu, chương trình ngoại khóa, các hội thảo giao lưu, trao đổi sinh viên quốc tế, giúp sinh viên BVU trau dồi, nâng cao kiến thức, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đồng thời khẳng định sự tự tin, năng động, khả năng hội nhập tốt trước bạn bè quốc tế.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) – Diễn giả đại diện Việt Nam tham gia vào phiên bế mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Asean năm 2018 cho rằng “Chúng ta không chỉ hưởng thụ mà còn thay đổi cả tư duy của mình”.
Dưới góc nhìn của ông, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại nhiều cơ hội, chính quyền sẽ nhỏ hơn, thông minh hơn.
Trong khi đó, người lao động sẽ có cơ hội cải thiện kỹ năng mềm, đặc biệt là cuộc cách mạng về tư duy. Với cách hiểu này, sinh viên BVU được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, tư duy thái độ tích cực để tự tin sẵn sàng hội nhập thị trường lao động quốc tế.
Cùng trải nghiệm với BVU để thành công, hạnh phúc hơn.
Dạy con ăn nói
Ông bà ta có câu 'học ăn học nói' ngụ ý ngoài việc dạy con học cách ăn uống sao cho nhã nhặn, lịch sự, học nói cũng là một điều quan trọng không kém để ứng xử tế nhị, có văn hóa.
Minh họa: Văn Nguyễn
Ngày nay, nhiều gia đình không tiếc tiền đầu tư cho con cái đi học đủ thứ thời thượng, từ kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, học kỳ quân đội, ngoại ngữ... nhưng dường như ít ai để ý đến dạy con lời ăn tiếng nói của con mình, một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách sau này.
Ngày trước, mỗi khi muốn để phần thức ăn cho ai, mẹ dạy chúng tôi nói "để dành" thay vì dùng chữ "chừa" để bày tỏ sự tôn trọng những người dùng bữa sau mình, bất kể người ấy già hay trẻ, lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn mình. Còn khi trả tiền cho ai đó thì kèm thêm chữ "xin gửi". Những chi tiết nhỏ nhặt ấy xem chừng chẳng mấy bậc cha mẹ ngày nay để ý và dạy cho con mình. Họ viện cớ không có thời gian cho những "tiểu tiết" như vậy, dù họ có thừa thời gian để làm nhiều việc khác.
Tôi chẳng mấy quan tâm đến cách sống, cách giáo dục trẻ con của những gia đình khác, mỗi người đều có một quan điểm sống khác nhau. Nhưng cứ mỗi khi lên mạng, vào những trang hay diễn đàn có nhiều người theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra những cô cậu trẻ tuổi nói năng bạt mạng, văng tục không biết ghê và mạt sát người khác không tiếc lời dù hình ảnh đại diện và "lý lịch" trên mạng khá đẹp đẽ. Những lúc ấy, không dưng tôi liên tưởng đến gia đình của những bạn trẻ ấy, bố mẹ các bạn nói năng với nhau và với con cái như thế nào, có hay dung tục, chửi thề trước mặt con mình không mà khi ra ngoài các bạn lại thể hiện mình như thế? Tôi không thích cách đổ thừa "cha mẹ sinh con, trời sinh tính" vì như thế khác nào họ phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc dạy con, và bởi phần lớn tính cách của trẻ là do ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh mình từ bé.
Bạn có bao giờ nói năng nhỏ nhẹ, ngọt ngào với con cái hay chỉ bực bội, hằn học trút lên bọn trẻ những lời cay nghiệt để giải tỏa những áp lực mà bạn phải gánh chịu bên ngoài gia đình mỗi ngày?
Dạy con nói năng, không chỉ là chuyện phát âm cho tròn vành rõ chữ, câu cú chỉn chu, không cắt ngang lời người khác mà còn là nói năng sao cho tử tế, giọng nói nhẹ nhàng, không cục cằn, thô lỗ, ngôn từ đúng mực, ít gây tổn thương hay xúc phạm người nghe, hạn chế nói những lời không cần thiết nếu không thể nói những lời dễ nghe hoặc những khi không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Một đứa trẻ được dạy dỗ nói năng sẽ biết "lựa lời mà nói", luôn "cảm ơn, xin lỗi" khi cần thiết, biết hỏi han, chia sẻ khi ai đó có tâm trạng, biết nói những lời chân thật chứ không giả tạo, đãi bôi.
Dạy con nói năng không chỉ là dạy qua cách ứng xử, tiếp xúc trực tiếp mà còn dạy con nhã nhặn, biết tiết chế khi giao tiếp trên các mạng xã hội, bởi đó cũng là một cách "nói" ít nhiều thể hiện nhân cách của một người.
Theo thanhnien.vn
Quảng Nam: Hội thảo 'Kỹ năng mềm trong thời đại số' Chiều 23/12, ông Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Teach For Vietnam tổ chức hội thảo "Kỹ năng mềm trong thời đại số". Tổ chức trao quà tại Hội thảo "Kỹ năng mềm trong thời đại số". Theo đó, hội thảo này gồm các chủ đề...