Kỷ luật tích cực góp phần vào đổi mới Giáo dục

Để thực hiện đổi mới, ngành GD không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, mà còn phải thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó có GD kỷ luật tích cực.

Kỷ luật tích cực góp phần vào đổi mới Giáo dục - Hình 1

Cô và trò Trường THPT Bạch Đằng (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Ảnh: Thiên Thanh

Vẫn còn hình thức kỷ luật không phù hợp

Bộ GD&ĐT đã quy định giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh, nhưng đâu đó trên thực tế, những biện pháp xử phạt gây tổn thương thể chất, tinh thần, thiếu tôn trọng học sinh vẫn được sử dụng.

Thừa nhận điều này, TS Nguyễn Chí Tăng, nguyên Trưởng phòng Quản lý khoa học và quan hệ quốc tế, Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết: Ở tiểu học, vẫn có giáo viên bắt học sinh vi phạm quỳ gối, úp mặt vào tường, đứng cuối lớp, thậm chí có giáo viên còn đánh học sinh. Ở THCS, khi học sinh vi phạm, không ít giáo viên đuổi học sinh ra khỏi lớp, kéo tai, giật tóc…

“Tôi được nghe một số thầy cô tâm sự khi đi bồi dưỡng nâng hạng giáo viên tại các huyên, thị: “Thầy ơi bọn trẻ phá lắm, dạy ở tiểu học mà không đánh thì khó trị. Em bắt trẻ phạm lỗi nằm lên ghế rồi dùng cây thước nhôm quất nhẹ thôi, thế mà có em còn độn vở vào để khỏi đau. Vừa bị phạt xong lại chạy ra chơi đùa với bạn như không có chuyện gì vậy”. “Ở lớp em, cứ trò nào không thuộc bài là cuối buổi phải ngồi lại viết bài không thuộc một lần”. “Bắt úp mặt vào tường thế mà vẫn nói chuyện được với bạn, giận lắm chẳng nhẽ đuổi ra khỏi lớp”… Về mặt tinh thần, một số giáo viên vẫn sử dụng cách xử sự thiếu tích cực, không tôn trọng học sinh” – TS Nguyễn Chí Tăng chia sẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần khi học sinh mắc lỗi. Trong đó có lý do đến từ quan niệm sai lầm về giáo dục học sinh thông qua sử dụng các hình thức kỷ luật, như cho rằng “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “miếng ăn nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”.

Ngoài ra, cách làm này còn xuất phát từ thiếu hiểu biết về tâm sinh lý học sinh; thiếu sự quan tâm, tình yêu thương; thiếu hiểu biết về sử dụng các biện pháp kỷ luật tích cực để giáo dục các em. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể, xúc phạm tinh thần mang đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh; ảnh hưởng đến kết quả học tập, việc thu hút học sinh đến trường. Bởi vậy, nhận thức đúng về hình thức kỷ luật, sử dụng kỷ luật tích cực là yêu cầu không thể thiếu với mỗi giáo viên.

Kỷ luật tích cực góp phần vào đổi mới Giáo dục - Hình 2

Video đang HOT

Một buổi hoạt động trải nghiệm của HS Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ảnh minh họa

Cần thay đổi nhận thức

Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), cho rằng: Kỷ luật tích cực khác kỷ luật tiêu cực truyền thống ở triết lý của kỷ luật chứ không phải hình thức kỷ luật được đưa ra.

Kỷ luật truyền thống dựa trên việc đưa ra hình phạt làm cho học sinh cảm thấy lo lắng, sợ hãi, xấu hổ, hoặc đau đớn để không tái phạm lỗi. Còn kỷ luật tích cực lại chỉ rõ cho học sinh thấy nếu làm sai thì con mất cơ hội, sẽ buồn chán vì mọi người sẽ không chú ý đến hành vi đó.

Vì vậy, nếu không hiểu rõ triết lý, giáo viên có thể vẫn đưa ra một hình thức kỷ luật mà nhà trường quy định, nhưng thái độ và lời nói của giáo viên lúc quyết định kỷ luật sẽ làm cho nó trở thành kỷ luật trừng phạt. Trên thực tế, mục đích của kỷ luật tích cực không phải đưa ra hình phạt để trẻ vào nền nếp mà là khuyến khích những hành vi đúng đắn phù hợp, dạy kỹ năng để trẻ tự giác vào nền nếp trong một không khí tích cực.

Muốn để triệt để áp dụng kỷ luật tích cực, theo PGS Trần Thành Nam, giáo viên cần hiểu được nguyên nhân đằng sau một hành vi sai của đứa trẻ, để kiểm soát cảm xúc của mình, kiềm chế những hình thức kỷ luật tiêu cực bột phát là kết quả của sự bùng nổ cảm xúc. Suy nghĩ về nguyên nhân, mục đích đằng sau hành vi, giáo viên cơ bản cũng đã kiểm soát được cảm xúc của bản thân và định hướng được cách thức xử lý.

Nếu mục đích hành vi của học sinh là tìm kiếm sự chú ý, việc giáo viên phớt lờ và cô lập học sinh bằng cách yêu cầu học sinh còn lại trong lớp tập trung vào 1 nhiệm vụ cô giao là một lựa chọn nên làm. Nếu mục đích hành vi của các em do thiếu kỹ năng, giáo viên có thể di chuyển đến gần, thể hiện quan tâm, hỏi bài tập của em thế nào, có cần sự hỗ trợ gì không với một thái độ chân thành, kiên nhẫn và tử tế.

Nếu vấn đề gây ra lỗi hành vi là do khí chất, tính cách của em bị giảm chú ý, giáo viên có thể thay đổi cách bố trí không gian vật lý lớp học, thay đổi chỗ ngồi của người học, loại bỏ các yếu tố có thể làm người học sao lãng ra khỏi lớp học, thay đổi cách tổ chức hoạt động giảng dạy. Còn nếu mang tính trả đũa, thách thức, giáo viên nên tìm hiểu sâu thêm liệu có điều gì có thể khiến học sinh hiểu nhầm về những sự việc đã xảy ra.

“Giáo viên nằm lòng hệ thống xử lý từ nhẹ đến nặng cảnh báo: 5 phút gặp sau tiết dạy; 1 buổi gặp riêng; thư hoặc điện thoại cho phụ huynh; gửi học sinh lên văn phòng hiệu trưởng. Trong các cuộc gặp riêng, giáo viên cũng cần thống nhất quy trình với các nguyên tắc làm việc. Ví dụ, nội dung của buổi gặp riêng sẽ bao gồm: Chia sẻ những quan điểm, ảnh hưởng của hành vi gây rối; yêu cầu người học nói suy nghĩ của mình, xác định các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề; cùng nhất trí và đi đến cam kết.

Lưu ý thêm, việc thưởng – phạt không phụ thuộc vào hình thức thưởng phạt, mà phụ thuộc vào bản thân từng cá nhân học sinh nhìn nhận về các hình thức này như thế nào. Ví dụ, làm thêm bài tập toán với học sinh giỏi toán sẽ là phần thưởng, nhưng với những học sinh học kém toán có thể là một hệ quả để phạt cho việc không làm bài; được giao nhiệm vụ giúp đỡ cô giáo trong các hoạt động trên lớp có thể là phần thưởng đối với các em có biểu hiện tăng hoạt động, quá hiếu động nhưng có thể được xem như hình phạt đối với một số em khác mà năng lực vận động không linh hoạt” – PGS Trần Thành Nam lưu ý.

Kỷ luật tích cực góp phần vào đổi mới Giáo dục - Hình 3

Giờ tin học của HS Trường Tiểu học Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Ảnh: Nguyễn Lâm

Ý nghĩa đích thực của “kỷ luật”

10 năm dạy học và là mẹ của 2 đứa trẻ, cô Vũ Thu Hà, giáo viên Trường THCS Ban Mai (Hà Nội) luôn trăn trở về hai từ “kỷ luật”. Làm thế nào để giáo dục được học sinh, các con trưởng thành trong tình yêu thương, sự tôn trọng, nuôi dưỡng chứ không phải trong nỗi “khiếp sợ” với những hình phạt, kỷ luật hay chì chiết? Làm thế nào để các con cảm nhận được sự an toàn, tin tưởng của cô giáo, để thầy cô không chỉ là “thợ dạy”?

“Cách bạn nhìn một đứa trẻ quyết định cách đứa trẻ ấy trưởng thành. Cách nhìn, nói, cư xử của thầy cô giáo nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng có ảnh hưởng, tác động vô cùng lớn với mỗi đứa trẻ”. Đưa ra quan điểm này, cô Hà chia sẻ cách làm của mình khi gặp tình huống sư phạm: “Được giao chủ nhiệm một lớp các con có cá tính rất mạnh, dễ phản ứng trước lời nói của người khác và luôn “xù lông nhím” khi cảm thấy bị tấn công. Câu đầu tiên khi tôi bước vào và nói chuyện với các con là: “Cô không chỉ là giáo viên chủ nhiệm, cô là thành viên thứ 26 của lớp mình”. Cuối năm học, học sinh chia sẻ câu nói ấy giúp các em thấy yên tâm hơn, không còn suy nghĩ ban giám hiệu cử thêm người vào “trừng trị” lớp”.

Cô Hà cũng cho rằng: Học sinh hiện nay tư chất thông minh, linh hoạt và nhạy cảm với các cảm xúc, đặc biệt là cảm giác “được tôn trọng”. Chính vì vậy, bắt đầu vào một lớp dạy hay chủ nhiệm lớp nào đó, cô Hà thường tìm hiểu học sinh bằng những câu hỏi như: Điều con làm tốt nhất là gì? Khó khăn của con là gì? Con mong muốn được cô giúp đỡ, được học trong một lớp học thế nào?…

Hiểu được những chia sẻ đó, giáo viên sẽ cùng học trò thống nhất những nguyên tắc – chính là những giá trị mà nhà trường lựa chọn, như: Tôn trọng, lắng nghe, hợp tác…; cùng làm rõ biểu hiện của các giá trị đó thành hành động thế nào. “Sẽ vẫn có vi phạm, những nhắc nhở thật nghiêm khắc, nhưng học trò sẽ hiểu rằng mình đã lựa chọn hành động vi phạm và cần thực hiện cam kết của mình. Đây không phải là hình phạt, mà là hành động thể hiện sự “tự chịu trách nhiệm” của mình. Với tôi, đó là ý nghĩa đích thực của “kỷ luật”" – cô Vũ Thu Hà cho hay.

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy học, cô Vũ Thu Hà cũng cho biết: Lời khen của cô giáo có ý nghĩa rất lớn với học trò. “Tôi vẫn khen học trò của mình, mặc dù bạn ấy không phải xuất sắc, không đạt điểm cao. Tôi luôn nói với các con: Cô không cần các con luôn là người giỏi nhất, luôn là người điểm cao hay chiến thắng. Cô chỉ mong các con là những người không ngừng cố gắng, mỗi ngày tiến bộ hơn chính mình của hôm qua! Có lẽ vậy, tôi có nhiều điều để khen các con. Rằng: Ồ, hôm nay con đi học sớm hơn hôm qua rồi! Ồ, bài làm của con hôm nay chữ viết đã cẩn thận, dễ đọc hơn; Rằng: Cô biết, để viết được chừng này với bản thân con là một sự cố gắng và kiên trì rất lớn… Để rồi, sau mỗi lời khen như vậy, tôi lại nhìn thấy ánh mắt tự tin và mong muốn tiếp tục cố gắng của con” – cô Hà chia sẻ.

Để kỷ luật tích cực, giáo viên phải thay đổi cách cư xử với học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển tốt nhất về thể chất và nhân cách. Cân nhắc vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh, tính nghiêm trọng của vi phạm, đặc điểm tâm sinh lý học sinh để đưa ra cách thức xử lý phù hợp, tốt nhất không làm tổn thương đến thể chất và tinh thần học sinh. Bảo đảm công bằng, khách quan, chính xác, không thành kiến, trù dập học sinh; đề cao sự tôn trọng, luôn mong muốn học sinh tiến bộ. Điều quan trọng, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. – TS Nguyễn Chí Tăng

Đánh giá vì người học

Cùng với quá trình đổi mới giáo dục, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng có nhiều thay đổi, theo hướng ngày càng tiến bộ, nhân văn và vì người học.

Đánh giá vì người học - Hình 1


Ảnh minh họa/INT

Còn nhớ trước khi Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ra đời và đi vào cuộc sống, câu chuyện áp lực về điểm số với học sinh tiểu học trở thành tâm điểm trên mặt báo trong thời gian dài. Khi đó (theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT) chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong từng giai đoạn nên rất hạn chế, tăng áp lực điểm số và không còn phù hợp với việc dạy và học theo định hướng đổi mới.

"Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh" được đưa ra trong Thông tư 30 như nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, chính là nội dung tiến bộ, nhân văn của xu hướng đánh giá hiện đại. Với Thông tư này, lần đầu tiên, ở tiểu học đã bỏ việc chấm điểm khi đánh giá thường xuyên; giáo viên đánh giá bằng nhận xét; đánh giá quá trình được coi trọng.

Cho đến nay, quy định về kiểm tra, đánh giá với học sinh tiểu học tiếp tục được điều chỉnh ngày càng tiến bộ hơn so với Thông tư số 22 năm 2016 và mới nhất là Thông tư số 27 năm 2020, nhưng vẫn trên tinh thần cơ bản là "vì sự tiến bộ của người học".

Ở trung học, trước khi chờ đợi quy định hoàn toàn mới về kiểm tra, đánh giá áp dụng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 26, sửa đổi, bổ sung quy định đánh giá, xếp loại học sinh trung học theo Thông tư 58. Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; bảo đảm kiểm tra, đánh giá như một hoạt động học tập vì sự tiến bộ của học sinh. Các môn học đều được yêu cầu phải có đánh giá bằng nhận xét.

Nhìn cả quá trình, có thể nói, quan điểm về đánh giá học sinh được thể hiện qua các quy định của ngành Giáo dục đã thay đổi và phát triển từ việc đánh giá nhằm phân loại, so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá riêng biệt, từng mặt hạnh kiểm và học lực; tới đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học.

Thực hiện đánh giá thường xuyên, đi liền với quá trình học tập mà không phải đợi khi đã dạy học xong mới đánh giá. Mỗi học sinh sẽ trở thành chính mình với nhân cách toàn diện trong tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế đánh giá hiện đại của thế giới, cũng như quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT của Việt Nam.

Thành tố cơ bản trong chương trình giáo dục bao gồm: Mục tiêu - nội dung - phương pháp và đánh giá phụ thuộc, tác động, gắn bó rất khăng khít với nhau. Trong đó, thành tố kiểm tra, đánh giá học sinh giữ vai trò quan trọng; giúp điều chỉnh cách dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động dạy học, giáo dục; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Chất lượng giáo dục chỉ có được nếu học sinh tự tin, thích học, say mê tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính mình. Đổi mới đánh giá học sinh đã chú trọng đến điều này.

Thực tế quá trình triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học những năm qua và với trung học là học kỳ vừa qua, có thể nhìn thấy kết quả rất rõ ràng: Áp lực điểm số giảm; giáo viên coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh. Học sinh được bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn, từ đó phấn đấu trong sự chủ động. Đến trường với niềm vui, hứng thú sẽ giúp học sinh thích học và học tốt hơn.

Tất nhiên, việc thay đổi quy định về kiểm tra đánh giá sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nữa khi có sự đồng bộ và giáo viên là nhân tố quan trọng. Thầy cô cần quán triệt nhận thức về tư duy đánh giá mới, thay đổi thói quen chỉ tập trung vào chấm điểm; đồng thời trang bị thêm những kĩ năng đánh giá cần thiết. Khai thác được lợi thế của công nghệ cũng sẽ giúp giáo viên nâng cao hiệu quả đánh giá, bởi hiện nay có nhiều các ứng dụng về kiểm tra đánh giá trên các thiết bị thông minh rất tiện lợi và hữu dụng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
12:43:33 12/05/2025
PGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đờiPGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
13:41:01 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
17:15:25 12/05/2025
Cha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọCha đẻ ca khúc 4 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bức xúc khi bị hạ nhục, bôi nhọ
12:32:04 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hìnhHai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
16:55:29 12/05/2025
Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lầnVũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần
13:57:22 12/05/2025
Đau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghềĐau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghề
15:23:31 12/05/2025
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công anPhường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an
15:29:40 12/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

12 thói quen tưởng siêng năng nhưng lại khiến nhà cửa ngày càng bừa bộn

12 thói quen tưởng siêng năng nhưng lại khiến nhà cửa ngày càng bừa bộn

Sáng tạo

18:34:11 12/05/2025
Trong hành trình giữ gìn tổ ấm, nhiều người luôn nghĩ rằng: làm càng nhiều thì nhà càng sạch, càng kỹ thì càng tốt. Nhưng thực tế, không phải việc nào cũng nên làm quá mức.
Tiết lộ mới về iOS 19

Tiết lộ mới về iOS 19

Thế giới số

18:33:44 12/05/2025
Nguồn tin từ Bloomberg tiết lộ Apple đang chuẩn bị một cải tiến nhỏ nhưng hữu ích trên hệ điều hành iOS 19.Tính năng này liên quan đến khả năng kết nối WiFi công cộng, chẳng hạn như ở khách sạn, nhà hàng hoặc phòng tập thể dục.
Taliban nêu lý do bất ngờ khi ban hành lệnh cấm cờ vua

Taliban nêu lý do bất ngờ khi ban hành lệnh cấm cờ vua

Thế giới

18:18:21 12/05/2025
Ngoài ra, ông cũng cho biết Liên đoàn Cờ vua Quốc gia Afghanistan đã không tổ chức bất kỳ giải đấu chính thức nào trong khoảng hai năm qua, đồng thời đang gặp phải một số vấn đề trong bộ máy lãnh đạo.
Lam Tâm Nghiên: "Cảnh sát" thất tình đóng 18+, U35 tài sản nghìn tỷ không ai lấy

Lam Tâm Nghiên: "Cảnh sát" thất tình đóng 18+, U35 tài sản nghìn tỷ không ai lấy

Sao châu á

18:16:23 12/05/2025
Sự nghiệp không quá vang dội nhưng nhờ có tài kinh doanh, Lam Tâm Nghiên tích lũy được khối tài sản khủng. Dẫu vậy, cô vẫn phải chịu cảnh độc thân khi bước sang tuổi 35.
List 5 kiểu tóc dài nữ tính, 'hack tuổi' cho nàng công sở U40

List 5 kiểu tóc dài nữ tính, 'hack tuổi' cho nàng công sở U40

Làm đẹp

18:12:40 12/05/2025
Nàng công sở có thể lựa chọn nhiều màu sắc khác nhau để nhuộm highlight, từ những gam màu nhẹ nhàng, tự nhiên như vàng, nâu sáng, hay nâu đỏ, cho đến những màu sắc phá cách và cá tính hơn như khói, tím, xanh.
Hoa hậu Hà Kiều Anh, Giáng My khiến nhiều người trầm trồ vì nhan sắc

Hoa hậu Hà Kiều Anh, Giáng My khiến nhiều người trầm trồ vì nhan sắc

Phong cách sao

18:09:43 12/05/2025
Xuất hiện tại sự kiện Sắc gốm xuân thì , hoa hậu Hà Kiều Anh và Giáng My khiến nhiều người trầm trồ vì nhan sắc xinh đẹp bất chấp tuổi tác.
5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều: Người khen ưng mắt, người chê kém duyên

5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều: Người khen ưng mắt, người chê kém duyên

Thời trang

18:06:33 12/05/2025
Đây là 5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều, từ đó giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định diện chúng đến văn phòng.
Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc

Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc

Sao việt

18:01:50 12/05/2025
Có sự nghiệp rực rỡ nhưng hôn nhân của Ý Lan lại trắc trở. Lên xe hoa từ năm 20 tuổi nhưng chỉ hơn 10 năm cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ. Sau đó bà lại đắm đuối vào cuộc tình với một đồng nghiệp trẻ tuổi là ca sĩ Tuấn Cường nhưng cũng đổ...
Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép

Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép

Tin nổi bật

17:57:34 12/05/2025
Thông tin từ bệnh viện, sau thời gian điều trị, tri giác của tài xế liên vụ án đang được quan tâm tại Vĩnh Long vẫn chưa cải thiện. Trong khi đó, công an tỉnh tuyên bố đanh thép.
Đang ăn nhậu thì nổi hứng nhảy xuống nước bơi, thi thể được tìm thấy cách hiện trường 100 m

Đang ăn nhậu thì nổi hứng nhảy xuống nước bơi, thi thể được tìm thấy cách hiện trường 100 m

Netizen

17:39:46 12/05/2025
Chiều 12-5, Công an tỉnh Bình Phước đã bàn giao xácông Điểu P. (49 tuổi, ngụ xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp) bị đuối nước ở hồ thủy điện Cần Đơn cho gia đình lo hậu sự.
Pháo lần đầu diễn Sự Nghiệp Chướng, "var" thẳng người cũ trên sân khấu

Pháo lần đầu diễn Sự Nghiệp Chướng, "var" thẳng người cũ trên sân khấu

Nhạc việt

17:37:56 12/05/2025
Pháo thể hiện trực tiếp ca khúc Sự Nghiệp Chướng - bản rap diss nam streamer ViruSs trong khuôn khổ một sự kiện quy mô lớn quy tụ đông đảo khán giả là game thủ.