Kỳ lạ ngôi trường không thời khóa biểu, không điểm số tại Đức
Không chấm điểm, không thời khóa biểu và cũng không có hướng dẫn bài giảng, học sinh được quyết định các môn học và cả thời gian muốn làm bài thi, đó là những gì đang diễn ra tại một ngôi trường ở Đức.
Trong một chuyến cắm trại tới Cornwall, Anton Oberlander và nhóm bạn của cậu bị thiếu tiền khi đi tàu hỏa. Bằng khả năng thuyết phục của mình, cậu đã nói chuyện với người điều hành xe lửa quốc gia Đức giúp cho nhóm có được một số chiếc vé miễn phí.
Quá ấn tượng, quản lý nhà ga thậm chí còn mời cậu trở lại để trình bày một bài diễn thuyết đầy động lực với 200 nhân viên của họ. Anton lúc đó mới 14 tuổi.
Sự tự tin của Anton cũng như những người bạn khác của mình là sản phẩm của một phương thức giáo dục độc đáo, đi ngược lại với cách dạy truyền thống được áp dụng tại trường Evangelical School Berlin Centre (ESBC).
Ở đây, không có điểm số cho đến khi học sinh 15 tuổi, không có thời khóa biểu và cũng không có hướng dẫn bài giảng. Học sinh được quyết định các môn mình muốn học trong mỗi buổi học và cả thời gian muốn làm bài thi.
Các môn học được giới hạn ở môn toán, tiếng Đức, tiếng Anh và các môn khoa học xã hội, bổ sung thêm các khoá học phụ trợ, kiểu như “Trách nhiệm” và “Thách thức”.
Đối với khóa học “Thách thức”, học sinh từ 12 đến 14 tuổi được nhận 150 Euro và đưa tới một cuộc phiêu lưu mà họ phải tự mình lên kế hoạch. Một số lựa chọn chèo thuyền kayak trong khi những người khác làm việc ở một trang trại. Còn Anton và nhóm của mình thì chọn khám phá dọc theo bờ biển phía nam nước Anh.
Triết lý đằng sau những đổi mới này rất đơn giản: khi nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi, điện thoại thông minh và Internet đang làm thay đổi cách thức các thanh thiếu niên xử lý thông tin, hiệu trưởng Margret Rasfeld cho rằng, kỹ năng quan trọng nhất mà nhà trường trang bị cho học sinh là khả năng tự tạo cảm hứng và động lực cho bản thân.
Video đang HOT
“Nhiệm vụ của một nhà trường tiến bộ là chuẩn bị cho các em đương đầu với thay đổi hoặc khiến các em sẵn sàng hướng tới sự thay đổi. Trong thế kỷ 21, trường học phải có nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ các tố chất cá nhân của học sinh”, Margret Rasfeld nói. Đó chính là những gì ESBC hướng tới.
Để học sinh ngồi nghe giáo viên trong 45 phút rồi thực hiện các bài kiểm tra, theo Rasfeld, không chỉ đi chệch xu hướng hiện đại mà còn là cách giáo dục thiếu hiệu quả. Học sinh ở ngôi trường này được khuyến khích suy nghĩ đa chiều, ví dụ có thể lập trình game thay vì ngồi kiểm tra toán.
ESBC luôn cố gắng hướng đến việc trang bị cho học sinh quyền tự quyết nhưng trong hệ thống kỷ luật nghiêm ngặt. Theo hiệu trưởng Rasfeld: “Càng được tự do, các em càng làm việc một cách có hệ thống và trách nhiệm”.
Trong nhiều năm liên tiếp, ESBC đạt thứ hạng hàng đầu trong hệ thống các trường học 3 cấp phổ thông ở Đức. Mức học phí của ESBC từ 828 đến 3.000 USD/năm, được cho là rất vừa phải và khoảng 5% học sinh được miễn học phí.
Trường tuyển sinh nhiều tầng lớp trong xã hội, với nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Khi mới được thành lập vào năm 2007, ngôi trường chỉ có 16 học sinh thuộc các cấp học từ lớp 7 đến lớp 12. Đến nay, con số đã lên tới 500, cùng danh sách chờ nhập học khá dài.
Theo Danviet
Trường sang trọng học phí 20.000 USD/năm của các tỷ phú công nghệ
Nhằm tạo môi trường học tập khác biệt, khuyến khích tinh thần sáng tạo của trẻ, các "ông lớn" công nghệ lập hệ thống trường sang trọng với học phí 20.000 USD/năm.
AltSchool là hệ thống 7 trường học siêu nhỏ nằm ở hai bang California và New York, Mỹ. Mỗi cơ sở chỉ có từ 35 đến 120 học sinh. Năm 2013, trường được thành lập từ nguồn vốn 130 triệu USD do các ông lớn công nghệ ở thung lũng Silicon như Mark Zuckerberg, quỹ các nhà sáng lập Peter Thiel tài trợ.
Các nhà sáng lập AltSchool dự định mở thêm cơ sở ở Chicago vào mùa thu năm 2018. Ngoài ra, họ cũng muốn chuyển giao công nghệ điều hành cũng như dạy học tới các trường ngoài hệ thống.
Năm 2015, học phí của trường là hơn 20.000 USD/năm. Trường không chia lớp theo kiểu truyền thống mà căn cứ tuổi để chia học sinh từ 4 đến 14 tuổi thành 3 nhóm tiểu học bậc thấp, tiểu học bậc cao và trung học.
Một ngày ở đây bắt đầu bằng việc điểm danh qua ứng dụng trên iPad do nhóm các nhân viên cũ của Apple, Uber, Zynga & Ventilla, Google phát triển. Ngoài ra, nhóm cũng đưa ra các công cụ nhằm quản lý điểm, thông tin dinh dưỡng và chương trình học cụ thể của từng học sinh.
Các giáo viên phải trao đổi chi tiết với phụ huynh, học sinh để đưa ra chương trình học phù hợp nhu cầu, sở thích, ưu, khuyết điểm của từng em. Hàng tuần, học sinh nhận danh sách các hoạt động tập thể và cá nhân cần thực hiện trong tuần để đạt mục tiêu đề ra.
Phương pháp hiện đại này giúp giáo viên không cần mất thời gian đi xung quanh lớp học hay tương tác trực tiếp với học sinh.
Thông thường, vào buổi sáng, học sinh thuộc lớp tiểu học bậc thấp cùng nhau hoàn thành hoạt động viết tin tức. Trong khoảng thời gian này, nhiều em đeo tai nghe để tránh bị tiếng ồn gây mất tập trung.
Không phải mọi hoạt động tại trường đều cần đến công nghệ. Trên thực tế, nó thường được sử dụng trong việc quản lý hoạt động của học sinh.
Tất cả phòng học được thiết kế nhằm giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân cũng như phương pháp tiếp cận tri thức. Các em có thể thoải mái nằm trên sàn nhà, ngồi trên ghế hay tự sáng tạo cho mình không gian riêng và thường xuyên di chuyển qua lại giữa các phòng.
Camera được lắp đặt ngang tầm mắt trẻ nhằm giúp giáo viên dễ dàng quan sát mức độ trẻ tiếp thu bài học. Ngoài ra, nhiều học sinh coi đây là người bạn thân thiết và thích đứng trước camera, tâm sự những bí mật của mình.
Sau giờ nghỉ trưa và tiết học thể dục tại công viên gần trường, học sinh tạm dừng các hoạt động, bài học cá nhân để tham gia vào các hoạt động tập thể.
Học sinh trung học được giao nhiệm vụ thiết kế lại phòng học trên phần mềm 3D chuyên nghiệp.
Nữ sinh này mong muốn trở thành bác sĩ thú y, luật sư, nhà văn hoặc tác giả truyện tranh. Em đang hoàn thành bài tập trồng, chăm sóc trà thực vật và cảm thấy hứng thú khi các nhiệm vụ đều được thiết kế phù hợp sở thích, năng lực mỗi người.
Toàn bộ ngôi trường, từ phong cách thiết kế đến chương trình dạy học, đều làm nổi bật phương châm giảng dạy phát huy tối đa cá tính mỗi người.
Theo Zing
Trường học không bài tập về nhà ở Hong Kong Hiệu trưởng một trường công lập ở Hong Kong (Trung Quốc) quyết định từ chối các bài kiểm tra năng lực, giảm giờ học lý thuyết và bài tập để tăng hoạt động thực hành. Đó là một buổi chiều đầy nắng tại trường Tiểu học Baptist Rainbow, Hong Kong, Trung Quốc. Sau bữa trưa thịnh soạn, học sinh chuẩn bị cho bài...