‘Kỳ lạ’ ngôi trường chỉ có 4 lớp học
Đó là trường THCS Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trường có 4 khối, mỗi khối chỉ có một lớp. Tổng số học sinh khoảng 140 em.
Chúng tôi đến trường vào thứ sáu, ngày học chính nhưng toàn bộ học sinh được nghỉ vì giáo viên của các môn Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Địa lý phải đi tập huấn.
Chia sẻ về điều này, thầy giáo Lê Văn Luận – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết: Việc học sinh nghỉ học là điều bất đắc dĩ và cuối tuần buộc phải sắp xếp cho học sinh học bù. Đây là điều bất khả kháng bởi nếu học sinh đi học thì cũng không đủ giáo viên dạy.
Trường THCS Hồng Long đóng tại xã Hồng Long, huyện Nam Đàn. Hơn 40 năm thành lập và đi vào hoạt động, 2017-2018 là năm học mà số học sinh của trường xuống thấp nhất với 140 em của 4 lớp. Điều đó cũng có nghĩa, hiện nay, mỗi khối của trường chỉ có một lớp và trung bình mỗi lớp chỉ có từ 36-37 học sinh.
Hiện nhà trường có 12 phòng học nhưng chỉ có 4 phòng học sử dụng cho bốn khối 6, 7, 8, 9. Ảnh: Báo Nghệ An.
Mặc dù quy mô của trường rất nhỏ, cơ cấu bộ máy của trường vẫn tương đương ngôi trường bình thường với 16 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, ngoài hiệu trưởng, hiệu phó và 3 nhân viên phục vụ (gồm nhân viên kế toán kiêm văn phòng, nhân viên thiết bị thư viện và nhân viên thủ quỹ kiêm thiết bị), trường còn 11 giáo viên bộ môn và đoàn đội.
Video đang HOT
Do lớp học ít, đội ngũ giáo viên so với quy định là thừa nên hầu hết giáo viên của trường đều phải kiêm nhiệm để đảm bảo tối thiểu mỗi người được 19 tiết/tuần.
Tìm hiểu về quá trình hoạt động, lãnh đạo nhà trường cho biết: Trước đây, thời điểm cao điểm nhất nhà trường có đến 20 lớp. Tuy nhiên, những năm gần đây do quy mô dân số giảm nên số lớp giảm dần và 3 năm trở lại đây giảm từ 6 lớp xuống 4 lớp (dự kiến sẽ duy trì số lớp này đến năm học 2019-2020); còn những năm sau có thể sẽ tăng nhẹ.
Trước thực trạng này, Phòng GD&ĐT huyện Nam Đàn cũng đã bàn đến phương án sáp nhập trường THCS Hồng Long vào trường THCS Tân Dân hoặc THCS Xuân Lâm. Nhưng, hiện tại, dù đã bàn bạc rất nhiều lần, người dân vẫn chưa đồng tình.
Việc duy trì một ngôi trường học mà số lớp lại quá ít, sẽ gây nhiều khó khăn cho nhà trường trong việc bố trí giờ dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó, nó dẫn đến sự lãng phí về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Lãnh đạo nhà trường cũng mong mỏi, trường sớm được sáp nhập với một trường khác trên địa bàn để việc dạy và học đạt hiệu quả hơn, trường có điều kiện để xây dựng trường chuẩn, đầu tư cơ sở vật chất.
Với số lượng 4 lớp/trường, đến thời điểm này, đây có thể xem là ngôi trường công lập có số lớp ít nhất của Nghệ An.
Trước đó, do quy mô trường lớp giảm huyện Nam Đàn từng sáp nhập nhiều trường, trong đó có những địa bàn sáp nhập đến 3 trường như THCS Hưng – Thái – Nghĩa, THCS Phúc Cường, THCS Anh Xuân
Theo Mỹ Hà / Báo Nghệ An
Hải Phòng yêu cầu cô giáo nghi tự tử chấp hành việc chuyển trường
UBND TP Hải Phòng ra thông báo kết luận về việc cô giáo nghi tự tử vì bị chuyển trường và yêu cầu cô giáo chấp hành theo đúng quy định của Nhà nước.
UBND TP Hải Phòng vừa thông báo chấn chỉnh công tác thu tiền đầu năm học và thực hiện nghiêm túc công tác điều chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Thông báo được đưa ra sau cuộc họp sau khi có cuộc họp của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng nghe báo cáo về việc điều chuyển giáo viên trên địa bàn huyện An Dương.
Dự cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, lãnh đạo Văn phòng UBND TP, Sở GD&ĐT, UBND huyện An Dương và huyện Thủy Nguyên.
Thông báo của UBND TP Hải Phòng về vụ việc điều chuyển giáo viên trên địa bàn huyện An Dương. Ảnh: VOV.
Sau khi nghe Chủ tịch UBND huyện An Dương và huyện Thủy Nguyên báo cáo, ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kết luận: "Yêu cầu UBND huyện An Dương thực hiện nghiêm túc việc điều chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu; tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, vận động đối với cô Th., giáo viên trường THCS Quốc Tuấn chấp hành quy định của Nhà nước, quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật".
Trước đó, ông Lê Văn Cường, Phó chủ tịch UBND huyện An Dương (Hải Phòng), cho biết việc điều chuyển cô giáo Th. từ trường THCS An Đồng sang giảng dạy tại trường học khác là đúng quy trình, khách quan, dân chủ.
Hội đồng giáo dục của huyện An Dương đã họp và thống nhất nếu có ai xung phong điều chuyển từ trường THCS An Đồng sang các trường khác thì tự nguyện. Thế nhưng, trường THCS An Đồng không có ai xung phong nên đã tiến hành bỏ phiếu kín và thực hiện đúng quy trình, khách quan, công khai.
Ông Lê Văn Cường cũng nhấn mạnh khi cô giáo Th. ổn định tinh thần, sức khỏe bình phục trở lại thì vẫn tiếp tục giảng dạy tại trường THCS Quốc Tuấn.
Trong khi chờ đợi sự rà soát số lượng giáo viên biên chế dôi dư, số lượng học sinh ở các trường học, UBND huyện sẽ tham mưu với các cơ quan liên quan và lưu ý tới trường hợp đặc biệt của cô để khi có khi có điều kiện thuận lợi nhất thì sẽ điều chuyển cô giáo Th. trở về giảng dạy tại trường THCS An Đồng như nguyện vọng của cô.
Theo Bích Lan / VOV
Thực hư việc học trực tuyến từ trường Mỹ Các khóa học và bằng cấp đào tạo từ xa mở rộng mạnh mẽ ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, uy tín và cách thức hoạt động của các chương trình này vẫn gây nhiều tranh cãi. Các mô hình đào tạo trực tuyến có hai nhóm lớn là "đồng thời" và "không đồng thời". Các trường đại học...