Kỳ lạ mộ cổ: Người thứ 4 chôn cách 3 người còn lại… 700 năm?
Một ngôi mộ cổ 1.300 tuổi được tìm thấy ở Trung Quốc, trong đó người thứ 4 được chôn cất cách 3 người còn lại tới 700 năm. Các nhà khoa học cho rằng vụ việc liên quan tới một vụ trộm mộ, nhưng sự thật có phải vậy?
Một nhóm nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu liên quan tới ngôi mộ cổ nói trên, giúp ghép nối câu chuyện về một người đàn ông có thể đã bị sát hại 1.300 năm trước ở khu vực tây bắc Trung Quốc.
Nhóm nhà khoa học nói trên đã trình bày chi tiết cách họ có thể xác định một loạt sự kiện từ 1.300 năm trước. Nơi an nghỉ cuối cùng của người đàn ông nói trên là một ngôi mộ cổ ở nghĩa địa Shyanxi, thuộc khu tự trị Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc. Có 10 ngôi mộ khác ở nghĩa địa này.
Những người xây dựng đường ống dẫn khí đốt đã phát hiện nghĩa địa này vào năm 2002. Nghĩa địa được khai quật hai lần, vào năm 2009 và 2011. Ngôi mộ được điều tra nói trên chứa hài cốt của 4 người: một người đàn ông, một phụ nữ, một đứa trẻ và một người thứ tư (nam giới).
Cách bố trí trong mộ cho thấy ban đầu ngôi mộ này có thể là nơi chôn cất một gia đình giàu có. Người đàn ông thứ tư dường như không liên quan đến gia đình này. Nghĩa địa Shyanxi này từng bị đào trộm trong lịch sử. Hài cốt của người thứ 4 được tìm thấy trong một cái hố được những kẻ đào trộm mộ sử dụng.
Video đang HOT
Sau khi phân tích tuổi xương, họ xác định người đàn ông này “trẻ” hơn 3 người còn lại trong mộ tới 700 năm tuổi. Điều này khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng người đàn ông là một kẻ trộm mộ đã bị giết hoặc thiệt mạng do gặp tai nạn trong lúc trộm mộ.
Dựa trên giả thuyết người đàn ông là kẻ trộm mộ, nhóm nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu bộ xương. Bộ xương được phát hiện trong tư thế nằm ngửa, với tay trái duỗi qua đầu và tay phải che mặt.
Khi kiểm tra bộ xương, nhóm nghiên cứu phát hiện 13 “dấu vết của vật nhọn hình chữ V” trên bộ xương. Các vết cắt nghiêm trọng nhất được phát hiện ở trên mặt. Các nhà khoa học cho biết những vết cắt đó có thể gây nhiều đau đớn và chảy máu, nhưng không gây tử vong.
Các vết thương có khả năng gây chết người xuất hiện ở xương sườn. Có thể các cuộc tấn công nào đó đã làm thủng một cơ quan quan trọng của nạn nhân như phổi hoặc tim. Các dấu vết ở phía sau đầu cho thấy người này bị tấn công trong lúc quay đi. Cũng có các vết sắc nhọn trên chân và tay cho thấy người này có thể đã dùng tay chân để phòng vệ.
Các nhà khoa học cho rằng người đàn ông đã chết bên ngoài ngôi mộ và bị ném xuống hố dẫn vào ngôi mộ, hoặc ông bị rơi xuống hố và chết sau đó. Điều quan trọng là cái hố này đã bị lấp đầy một nửa bằng đất và xác động vật. Đây là bằng chứng cho thấy cái hố không còn sử dụng trong một thời gian dài, có thể nhiều thế kỷ, trước lúc người đàn ông trên chết. Điều này có nghĩa là người đàn ông lúc đó không thể đi trộm mộ.
Nhóm nghiên cứu đã bỏ giả thuyết ban đầu và cho rằng người đàn ông là nạn nhân của một vụ giết người. Khi điều tra vụ việc, các nhà khoa học cho rằng hung thủ đã tìm cách che giấu dấu vết bằng cách giấu xác của nạn nhân trong nghĩa địa này, hay nói ví von là “giấu một chiếc lá vào một khu rừng” để tránh bị phát hiện.
Người đàn ông bị sát hại nói trên sống trong triều đại nhà Đường, thời kỳ áp dụng cách tử hình để xử lý tội giết người hoặc hành hung người khác dẫn đến bị thương nặng. Nếu bị kết tội thời điểm đó, kẻ giết người sẽ bị chặt đầu hoặc treo cổ nên hắn đã giấu xác chết ở đây để không bị phát hiện.
Hai thứ những kẻ trộm mộ không bao giờ dám lấy đi dù có giá trị lớn đến mấy
Những ngôi mộ cổ ẩn chứa rất nhiều đồ vật có giá trị lớn nhưng những kẻ trộm mộ lại không bao giờ dám lấy đi 2 thứ này.
Thời xưa, Trung Quốc có một phong tục đám tang là tùy táng, nghĩa là người chết sẽ được chôn cất cùng rất nhiều vàng bạc châu báu, đồ đồng, đồ gốm sứ... Những đồ vật này vốn dĩ đã có giá trị lớn, theo thời gian, chúng trở thành đồ cổ nên giá trị có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Chính vì thế, nạn trộm mộ mới xảy ra khi nhiều ngôi mộ cổ bị đào bới, xâm phạm chỉ để những kẻ xấu lấy đi các đồ vật có giá trị nhằm trục lợi cho bản thân.
Rất nhiều ngôi mộ cổ của Trung Quốc đã bị đào trộm, thậm chí là phá hỏng. Ngay cả lăng mộ của Từ Hi Thái hậu cũng từng bị trộm. Tuy nhiên, có 2 thứ dù có giá trị không hề nhỏ nhưng những kẻ trộm mộ không bao giờ dám lấy đi, đó là tiền xu và ngọc bội.
Nhiều năm trước, lăng mộ của các vị vua thời Tây Hán đã bị đào trộm, gần như toàn bộ số cổ vật bên trong đều bị đánh cắp nhưng gần 10 tấn tiền xu vẫn còn nguyên tại chỗ. Điều này thực chất đều có lý do.
Thứ nhất, tiền xu trong những ngôi mộ cổ mặc dù được coi là đồ cổ nhưng lại có giá trị rất thấp do không còn lưu hành trên thị trường nữa. Cách thức đúc tiền của mỗi thời đại là khác nhau nên việc lấy trộm tiền xu từ thời đại trước mang đến thời đại này gần như là vô giá trị.
Thứ hai, việc vận chuyển tiền xu thật sự rất vất vả, không tiện cho những kẻ trộm mộ. Tiền xu đem tùy táng thường có mệnh giá rất thấp và số lượng rất nhiều, có thể lên tới cả tấn, do đó việc vận chuyển những đồng tiền nặng và nhiều như vậy trở nên bất khả thi.
Thứ ba, việc mang những đồng tiền xu này ra ngoài có thể khiến những kẻ trộm mộ gặp nguy hiểm. Vào thời cổ đại, người ta không sưu tầm tiền cổ nên đây có thể coi là bằng chứng của việc trộm mộ. Trong khi đó, tiền xu luôn có đặc điểm niên đại rõ ràng, rất dễ nhận ra. Ai có trong tay những đồng tiền cổ đồng nghĩa với việc họ có liên quan đến các vụ trộm mộ và sẽ thu hút sự điều tra của triều đình và các quan chức. Do đó, vì sự an toàn của bản thân, những kẻ trộm mộ không dám lấy đi những đồng tiền cổ.
Bên cạnh đó, tiền xu trong những ngôi mộ cổ còn được coi là tiền của người đã khuất mang xuống cõi âm. Nếu những đồng tiền này lấy đi, người đã khuất không thể xuống được hoàng tuyền, có thể quay về trả thù, vì thế những kẻ trộm mộ luôn tránh lấy đi.
Ngoài tiền xu, ngọc bội cũng là thứ nhiều kẻ trộm mộ không muốn đánh cắp. Nguyên nhân là bởi con người thời xưa rất mê tín, cho rằng ngọc bội của người chết sẽ trở thành ngọc huyết, có khả năng hút máu con người, vì thế không kẻ nào dám đụng chạm vào để tránh rước họa vào thân.
Bật nắp quan tài khu mộ cổ nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc: Hiếm có trong lịch sử Từ khi tiến vào mộ cổ đến khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ đã lần lượt chứng kiến những điều kỳ lạ đến không tưởng! NẤM ĐẤT KỲ LẠ Năm 1973, khi một trang trại rừng ở Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đang phân chia ranh giới các ngọn núi thì người ta bất ngờ phát hiện thấy...