Kỳ lạ bằng tốt nghiệp THPT cấp trước kỳ thi 3 tháng: Sở GD&ĐT Cà Mau nói gì?
Một tấm bằng tốt nghiệp THPT kỳ lạ được phát hiện ở Cà Mau, trên bằng ghi ngày cấp trước ngày thi 3 tháng.
Báo điện tử VTC News nhận được phản ánh của bạn đọc liên quan đến việc bằng cấp “lạ” của ông T.D.H. đang công tác tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, trong bằng tốt nghiệp THPT của ông H. thể hiện, tốt nghiệp kỳ thi ngày 3/6/2004 tại Hội đồng thi Thới Bình. Trong khi đó, ngày cấp bằng tốt nghiệp lại là ngày 3/3/2004.
Như vây, theo nội dung ghi trên bằng Tốt nghiệp thì ông H. được cấp bằng trước kỳ thi 3 tháng.
Theo nội dung ghi trên bằng Tốt nghiệp thì ông H. được cấp bằng trước kỳ thi 3 tháng.
Theo hồ sơ lưu trữ tại sở GD&ĐT Cà Mau thì ông H. không có tên trong danh sách tốt nghiệp THPT ở khóa thi ngày 2/6/2004 tại hội đồng thi Trường THPT Thới Bình.
Sau khi rà soát, đại diện Sở GD&ĐT Cà Mau thừa nhận sai sót khi ghi sai năm tổ chức kỳ thi trong bằng Tốt nghiệp của ông H. Theo đó, người viết bằng ghi nhầm ngày tổ chức kỳ thi là 3 tháng 6 năm 2003 thành 3 tháng 6 năm 2004.
“ Theo quy định những sai sót điều chỉnh thông tin trên bằng tốt nghiệp là nơi nào cấp bằng thì nơi đó tiến hành ra quyết định điều chỉnh. Theo đó, Giám đốc Sở GD&ĐT sẽ ra quyết định điều chỉnh nhưng vẫn giữ nguyên thông tin trên trên bằng, chứ không được chỉnh sửa“, Đại diện Sở GD&ĐT Cà Mau thông tin.
Học sinh ở địa phương đi học lại sớm nhất: Đeo khẩu trang, giải lao ngoài hành lang, sân trường vắng hoe tránh tụ tập
Trở lại học tập giữa lúc tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, cảm xúc của thầy và trò trường THPT Thới Bình (Thới Bình, Cà Mau) luôn mang nhiều cung bậc khác biệt.
Video đang HOT
Sau thời gian dài thực hiện cách li xã hội, không được gặp mặt bạn bè, thầy cô, việc đi học lại đã mang đến cho học sinh nhiều hứng khởi. Với thầy cô, được đứng trên bục giảng là điều hạnh phúc nhất, tuy nhiên cùng với đó cũng là những quan ngại, lo lắng nhất định cho học sinh của mình.
Sân trường lác đác học sinh
Thầy Nguyễn Mạnh Thắng, giáo viên dạy Văn của trường chia sẻ: 'Được trở lại giảng dạy, tôi rất vui vì được gặp lại học sinh của mình, được trực tiếp nhắc nhở, rèn giũa và quan sát các em, so với việc đứng trên lớp, học trực tuyến chỉ giải pháp tình thế. Tuy nhiên tôi vẫn có một chút lo lắng, bởi lẽ tình hình dịch bệnh chưa ổn định hoàn toàn, thời gian học và ôn tập trực tiếp không nhiều, kì thi lại đang đến gần, đây thực sự là một thử thách đòi hỏi cả thầy và trò phải nỗ lực nhiều hơn trong việc thay đổi và thích nghi' - thầy Thắng.
Thầy Nguyễn Mạnh Thắng
Lần đầu tiên trong lịch sử, không nghe tiếng bàn tán, hỏi han nhau của các bạn học sinh trong lớp học, vì ai cũng phải mang khẩu trang, và khoảng cách là quá xa cho việc hỏi bài hay tâm sự.
Học sinh trong giờ kiểm tra văn
'Được gặp lại bạn bè và thầy cô là điều tuyệt vời, học trực tiếp tốt hơn nhiều so với học trực tuyến. Việc ngồi xa nhau 2 mét cũng giúp em và các bạn độc lập hơn trong suy nghĩ và làm bài. Mặc dù vậy, em vẫn cảm thấy lo lắng khi đề mình họa được đưa ra, có nhiều thay đổi trong chương trình so với các năm trước, em không biết phải đối mặt thế nào' - Đặng Nguyệt Minh chia sẻ.
Kì thi sắp tới là thử thách rất lớn đối với các em học sinh
Đứng trước những thắc mắc, lo lắng của học sinh và giáo viên, ông Võ Văn Thử - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: 'Nhà trường đã tiến hành ôn tập từ đầu năm, học chính thức buổi sáng và phụ đạo vào buổi chiều, trong thời gian nghỉ dịch đã duy trì việc học trực tuyến, không đứt mạch kiến thức của các em'.
'Tổng số tuần học của học kì 2 là 17 tuần, hiện giảm tải 7 tuần theo chỉ thị của Bộ GD&DT, sau Tết nhà trường đã giảng dạy được 3 tuần. Như vậy, nếu không có trở ngại trong thời gian sắp tới, việc học không bị gián đoạn thì nhà trường hoàn toàn chủ động trước tình hình, đảm bảo kết thúc năm học đúng tiến độ' - thầy cho biết thêm.
Hiệu trưởng Võ Văn Thử
Tuy nhiên, cũng có những bạn học sinh thích học tại nhà hơn thay vì đến lớp: 'Em thấy học tại nhà có nhiều thời gian hơn cho việc ôn tập và làm bài, không mất thời gian di chuyển, lại không phải đeo khẩu trang trong thời gian dài. Mặc dù vậy thì em vẫn đi học đầy đủ và thực hiện đúng nội quy của nhà trường, hi vọng là dịch sẽ nhanh qua, để việc học của chúng em trở lại bình thường' - Nguyễn Thị Như Quyên bày tỏ.
Điều duy nhất chúng ta có thể làm là thích nghi
Mặc dù chỉ nằm ở mức độ 3 - mức độ lây nhiễm Covid-19 thấp, lãnh đạo tỉnh Cà Mau vẫn yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt tình hình phòng bệnh của mỗi học sinh và cả nhà trường. Thực hiện theo chỉ thị, ngoài việc bố trí bồn rửa tay có xà phòng, đeo khẩu trang và cấm tụ tập, nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở các em tự ý thức trong việc giữ sức khỏe của mình.
Bồn rửa tay được bố trí xung quanh sân trường
Đi học thời Covid đúng là quá khác biệt, giờ ra chơi thay vì tụ tập ở sân trường đùa giỡn, hay tập trung học bài, ăn uống, kể chuyện, học sinh ngày nay chỉ đứng đứng ngồi ngồi ở hành lang để tâm sự mà... vẫn phải đeo khẩu trang. Hi vọng dịch bệnh mau chóng qua đi, để các em được vui đùa, những ngày cuối cùng ngồi trên ghế nhà trường sẽ trở thành kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời các em.
Giờ giải lao ở xung quanh hành lang
T.Thư
Trường lưu giữ vĩnh viễn văn bằng tốt nghiệp chưa phát cho người học Sở GD&ĐT Ninh Thuận ban hành quy chế quản lý phôi, cấp phát bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa/internet Trong đó quy định, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT (cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng...