‘Kỷ băng hà’ của tiền mã hóa đang đến gần
Chính sách tiền tệ bị thắt chặt cùng với những thiếu sót trong công nghệ blockchain đã khiến thị trường tiền ảo liên tục lao dốc và thậm chí là bước vào “kỷ băng hà”.
Thị trường tiền mã hóa đang đối mặt với một cơn đại suy thoái. Bằng chứng là sự lao dốc liên tục của các đồng tiền và suy giảm trên tổng khối lượng giao dịch. Kể từ khi lập đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021, Bitcoin liên tục rớt giá trong vòng 6 tháng qua và hạ xuống mức 38.000 USD vào 21/1.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại mùa đông của tiền kỹ thuật số đang đến gần hơn bao giờ hết khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ. Thậm chí tình hình sẽ còn biến chuyển tệ hơn.
Trả lời phỏng vấn của Insider, Paul Jackson, CEO công ty đầu tư toàn cầu Invesco cho rằng đồng tiền ảo có thể phải chứng kiến “kỷ băng hà” với mức giá liên tục chạm đáy trong những năm gần đây khiến các nhà đầu tư “mất nhiều hơn được”.
Thị trường tiền mã hóa đang phải đối mặt với thời kỳ suy giảm khối lượng và hoạt động giao dịch sau đợt mất giá.
Nguyên nhân không chỉ đến từ chính sách của FED, Insider nhận định. Các nhà đầu tư tiềm năng còn đắn đo rằng trình độ công nghệ tiền ảo hiện vẫn còn thô sơ và các quy định sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính của mùa đông tiền mã hóa
Đầu năm ngoái, “vua trái phiếu” Jeff Gundlach cho rằng Bitcoin là “tài sản kích thích” cho nền kinh tế đang trải qua khủng hoảng do dịch Covid-19. Nhưng chỉ sau 1 năm, FED công bố sẽ loại bỏ các biện pháp kích thích này để ngăn chặn lạm phát. Cục dự trữ cũng đặt kỳ vọng sẽ tăng lãi suất hơn 4 lần vào năm 2022.
Theo Insider, những tăng trưởng trong lợi suất trái phiếu đã giáng một đòn mạnh lên cổ phiếu công nghệ không mang lãi suất và tiền mã hóa. Hai nguồn tài sản này dần trở nên “lép vế” trước các sản phẩm đầu tư truyền thống. Tình hình sẽ còn tệ hơn bởi lợi suất trái phiếu sẽ còn tiếp tục leo thang, Paul Jackson nhận xét.
Những tác động từ kinh tế thế giới được cho là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư dần rút khỏi thị trường tiền mã hóa.
Video đang HOT
Ông cho rằng: “Các ngân hàng trung ương và chính phủ đã nhúng tay vào việc kích thích tăng trưởng các thị trường này và khi những chính sách này đảo chiều, họ rồi sẽ phải kiềm hãm chúng”.
“Vua Bitcoin” Mike Novogratz, cha đẻ của Galaxy Digital, cũng cho rằng đồng tiền này đang phải gánh chịu nhiều áp lực. “Theo tôi, kỷ băng hà của tiền mã hóa đang đến. Nếu tiền mã hóa có thể thoát khỏi những áp lực chính sách tiền tệ của FED thì tình trạng này sẽ có biến chuyển”, chiến lược gia Paul Jackson của Invesco cho biết.
Dấy lên những lo ngại về trình độ công nghệ
Trái lại, nhiều người ủng hộ tiền mã hóa lại không đồng tình với quan điểm này. Bất chấp những ghi nhận giảm liên tục của các đồng tiền, Dan Morehead, người sáng lập và Giám đốc Điều hành của Pantera Capital, cho rằng các nhà đầu tư cần vững tin bởi tiền mã hóa chỉ đang trong thời kỳ bong bóng.
Ông chỉ ra rằng công nghệ tiền kỹ thuật số đã góp phần vào sự tăng trưởng của ngành tài chính phi tập trung ( DeFi) gần đây.
Nhưng những tổ chức khác lại không mấy tán đồng vì lo ngại trong việc thắt chặt chính sách. Mới đây, Ngân hàng trung ương của Nga vừa đề xuất cấm thẳng tay khai thác và giao dịch tiền mã hóa.
Nhiều nhà đầu tư quan ngại liệu có phải bong bóng Bitcoin đang bắt đầu sụp đổ.
Các nhà quản lý khác tại châu Âu cũng có ý định làm chặt các quy định, trong khi đó Anh và Tây Ban Nha đã cảnh báo những quảng cáo liên quan đến đồng tiền này.
Chia sẻ với Insider, James Malcolm, người đứng đầu nhóm các chuyên gia phân tích của UBS, cho biết trình độ công nghệ tiền kỹ thuật số và những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ có thể sẽ kéo thị trường này bước vào mùa đông tiếp theo.
Ông cũng dẫn chứng một bài viết của nhà sáng lập ứng dụng Signal cho rằng công nghệ blockchain vẫn còn rườm rà, thiếu tập trung. Trong khi đó, người sử dụng mạng lưới đồng Etherum liên tục bị tắc nghẽn mạng lưới và chịu phí giao dịch cao.
“Nhiều cá nhân trong lĩnh vực công nghệ đã đặt câu hỏi liệu công nghệ tiền kỹ thuật số này có thật sự hiệu quả hay không. Và nếu đây là tương lai của Internet thì tại sao những ông lớn trong ngành lại không mảy may nhúng tay vào?”, Malcolm cũng đưa ra nghi vấn.
Nguyên nhân khiến Bitcoin và thị trường tiền mã hóa lao dốc
Ảnh hưởng từ thị trường tài chính Mỹ, lệnh cấm của Nga và Trung Quốc là các lý do khiến thị trường tiền mã hóa sụt giảm mạnh trong vài ngày qua.
Trưa ngày 22/1, thị trường tiền mã hóa tiếp tục ghi nhận điều chỉnh giảm. Bitcoin (BTC) đã rơi xuống mốc 35.200 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. Tính từ đỉnh 68.000 USD vào đầu tháng 11/2021, đồng tiền này đã mất 48% giá trị. Việc BTC sụt giảm mạnh khiến cả thị trường lao đao. Ethereum, Solana, Polkadot, các đồng tiền nền tảng lần lượt ghi nhận giảm 48%, 60% và 67% kể từ tháng 11/2021.
Gần 1.400 tỷ USD vốn hóa của toàn thị trường đã bị quét sạch tính từ đỉnh hôm 10/11/2021. Theo Bloomberg, đây là đợt điều chỉnh mạnh thứ 2 trong lịch sử thị trường tiền mã hóa tính theo USD.
BTC điều chỉnh mạnh về mốc 35.200 USD vào trưa ngày 22/1.
"Tiền mã hóa bị ảnh hưởng mạnh hơn thị trường truyền thống trong các đợt điều chỉnh do tiền số vẫn còn non trẻ. Khi đánh giá ảnh hưởng, cần xem xét ở góc độ vốn hóa thị trường và cả phần trăm", chuyên gia phân tích tại quỹ đầu tư Bespoke Investment Group nhận định.
Đi theo bước chân thị trường truyền thống
Tiền mã hóa ngày càng di chuyển cùng chiều với thị trường tài chính truyền thống. Cổ phiếu các công ty có hoạt động kinh doanh gắn với tiền mã hóa ghi nhận sụt giảm cùng thời điểm với sự biến động giá của Bitcoin. Cổ phiếu Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất tại Mỹ mất 18% giá trị trong ngày 21/1 theo giờ Mỹ, đợt giảm sâu nhất kể từ khi được phát hành.
MicroStrategy, công ty sở hữu hơn 124.000 BTC mất 22% giá trị trong phiên giao dịch 21/1 theo giờ Mỹ. Cả MicroStrategy và Coinbase đều được niêm yết trên sàn Nasdaq.
Chia sẻ với PV , tiến sĩ Võ Đình Trí, giảng viên tại Đại học Kinh tế TP. HCM và IPAG Business School Paris đánh giá thị trường tiền mã hóa có liên hệ khá chặt với cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng. Ông Trí cho biết các nhà đầu tư tiền mã hóa thường nắm giữ các cổ phiếu trên sàn Nasdaq, nên khi thị trường công nghệ Mỹ giảm, tiền mã hóa bị kéo theo.
Giá của BTC (màu cam) so với lãi suất trái phiếu Mỹ (xanh).
Nasdaq là sàn giao dịch cổ phiếu lớn thứ hai tại Mỹ. Đây là nơi được nhiều công ty công nghệ lựa chọn niêm yết cổ phiếu của mình.
Theo Coinglass, nền tảng thông tin về tiền mã hóa, hơn 239.000 nhà đầu tư đã đóng vị thế của mình trong 24 giờ qua. "Sự kiện này nhắc nhở chúng ta nên xem Bitcoin như một tài sản đầu tư rủi ro cao hơn là sản phẩm phòng hộ cho cổ phiếu", Katie Stockton, nhà sáng lập và giám đốc tổ chức phân tích kỹ thuật Fairlead Strategies đánh giá.
Tình hình hiện tại dấy lên quan ngại về mùa đông tiền mã hóa. "Thị trường phái sinh cho thấy tín hiệu tiền mã hóa đang đi vào xu hướng giảm. Các yếu tố vĩ mô hiện tại cũng không ủng hộ cho sự tăng trưởng tiếp tục trong ngắn hạn", Noelle Acheson, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tại Genesis Global Trading cho biết.
Yếu tố pháp lý
Thị trường tiền mã hóa đang bị chững lại tạm thời do các vấn đề pháp lý. Hôm 19/1, Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ hy vọng các sàn giao dịch tiền mã hóa và tiền ổn định giá (stablecoin) sẽ được pháp lý hóa trong năm 2022.
"Tôi nghĩ không nên đặt ra mốc thời gian cụ thể, nhưng tôi sẽ cố gắng để vấn đề pháp lý sớm được giải quyết", ông Gensler chia sẻ với Yahoo Finance.
Theo ông Võ Đình Trí, chính phủ Mỹ và các quốc gia thuộc liên minh châu Âu đang làm chậm lại quá trình hợp thức hóa. Ông Trí đánh giá chính quyền tại Mỹ và châu Âu đã có những chấp nhận đối với các sản phẩm tiền mã hóa như sàn giao dịch tập trung (CEX), thanh toán bằng tiền mã hóa nên vấn đề thống nhất những vướng mắt hiện nay chỉ là thời gian.
Đối lập với sự thông suốt tại Mỹ và châu Âu thì Nga, Trung Quốc lại có các bước đi tiêu cực. Các lệnh cấm, đặc biệt tại Trung Quốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn hóa thị trường.
Lượng máy đào tính theo quốc gia.
Các lệnh cấm tại Trung Quốc vào tháng 5 khiến thị trường tiền mã hóa mất 40% vốn hóa trong ngày 19/5/2021. Hôm 20/1, Reuters cho biết Nga đã đề xuất lệnh cấm sử dụng tiền số và đào coin nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ của quốc gia này. Nga đứng thứ 3 trong danh sách các nước có lượng máy đào coin nhiều nhất thế giới
Theo CNBC, hành động của Trung Quốc và Nga nhằm mở đường cho việc ra mắt đồng tiền số do Ngân hàng Trung ương của 2 quốc gia này phát hành. Ngoài ra, giám sát dòng tiền ra vào lãnh thổ là điều được quan tâm hàng đầu đối với Nga và Trung Quốc. Tiền mã hóa khó có thể giám sát chặt chẽ được như tiền pháp định.
Vấn đề môi trường cũng là một yếu tố dẫn đến hành động này. Trung Quốc đứng số một xét về lượng máy đào trên lãnh thổ nước này trước khi lệnh cấm đào coin được ban hành. Nước này đã đặt mục tiêu không có khí thải carbon vào năm 2060 và các hoạt động liên quan đến đào Bitcoin sử dụng nhiều năng lượng. Lệnh cấm được xem là hành động củng cố cho kế hoạch trên.
Bitcoin bất ngờ lao dốc, giảm gần 40% so với lúc đạt đỉnh: Nhiều nhà đầu tư hoang mang, lo ngại "mùa đông Bitcoin" đang tới gần? Giá Bitcoin (BTC) đã giảm sâu trong phiên giao dịch ngày 6/1, có lúc xuống dưới 42.000 USD/1 BTC. Giá Bitcoin trong phiên giao dịch ngày 6/1 đã giảm sâu sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 12. Trong đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng lo ngại về...