Kỳ 2: Phòng tư vấn tâm lý nhà trường chưa đủ độ tin cậy ?
Hiện nay, các trường học đều tổ chức phòng tư vấn tâm lý cho HS vơi muc đich là nơi để các em giãi bày tâm sự, giai toa áp lực học tập, những chuyện khó nói của bản thân… Tuy nhiên, phân lơn các phòng này chưa tao đươc sư tin cây vơi HS.
Các hoạt động tư vấn tâm lý HS trong các nhà trường hiện chưa đáp ứng nhu cầu của các em. Trong ảnh: HS Trường THCS Vũng Tàu (TP. Vũng Tàu) tham gia chương trình Rung chuông vàng bằng tiếng Anh do nhà trường phối hợp với Trung tâm Anh ngữ ILA tổ chức (ảnh mang tính minh họa).
SỢ LỘ “CHUYỆN RIÊNG TƯ”
Đó là chia sẻ của nhiều HS khi được hỏi lý do không đến với phòng tư vấn của trường. Em B.H., HS lớp 12 một trường THPT trên địa bàn TP. Bà Rịa cho biết, trong 3 năm học tại trường, em chưa bao giờ bươc chân vao phòng tư vấn tâm lý của trường. Theo H., phòng tư vấn tâm lý của trường khá vắng vẻ, không có tư vấn viên thường trực mà từ lâu đã trở thành phòng cho nhân viên tạp vụ của trường nghỉ giải lao. H. cho biết, em và nhiều bạn bè chỉ tìm đến thầy cô để được tư vấn về học tập, lựa chọn ngành nghề, khối thi… và rất ngại khi chia sẻ những vấn đề về tâm lý với thầy cô.
Cũng theo H., ban đầu khi biết có phòng tư vấn, một số HS đã đến để được tư vấn tâm lý nhưng sự tư vấn của thầy cô chưa giúp các em được giải tỏa, mà còn cảm thấy lo lắng hơn vì sợ “chuyện riêng” của mình bị lộ ra ngoài.
Nhìn nhận về hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý cho HS trong nhà trường, TS.Nguyễn Chí Tăng, nguyên giảng viên Trường CĐ Sư phạm BR-VT cho biết, đầu năm 2018, Tỉnh ủy đã có kết luận về giải pháp chăm lo sức khỏe HS, trong đó chú trọng sức khỏe tâm lý cho các em.
Theo đó, hoạt động tư vấn tâm lý học đường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tất cả các trường phổ thông đều thành lập tổ tư vấn tâm lý. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và những người trực tiếp làm công tác tư vấn tâm lý học đường được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức tư vấn tâm lý theo chương trình của Bộ GD-ĐT và các chương trình có liên quan.
Tuy nhiên, hoạt động tư vấn tâm lý học đường mới dừng lại ở tư vấn trực tiếp, còn tư vấn gián tiếp, tư vấn phòng ngừa chưa được triển khai sâu rộng và chưa thực sự hiệu quả.
Video đang HOT
Nguyên nhân của tinh trạng này là do đội ngũ tư vấn viên của các nhà trường chưa đủ tự tin để thực hiện, trong khi việc mời chuyên gia lai gặp khó khăn về kinh phí. Mặt khác, nhiều trường đã thiết lập đường dây nóng, hòm thư, trang web để tư vấn gián tiếp, song sô HS tìm đến kênh tư vấn này chưa nhiều. “Tư vấn gián tiếp HS còn ngần ngại, không dám thổ lộ thì tư vấn trực tiếp cũng rât han chê”, TS. Nguyên Chi Tăng nói.
Bên cạnh đó, theo nhận định của một số chuyên gia giáo dục, nhiều trường đang triển khai tư vấn tâm lý học đường với tâm thế thu động, chỉ thành lập tổ tư vấn, bố trí phòng tư vấn và sau đó là… ngồi chờ HS đên bày tỏ. Khi các em có tâm sự, thổ lộ thì tư vấn viên chỉ lựa lời an ủi chung chung cho xong việc.
Có nơi lại coi tư vấn học đường giống như môn Giáo dục công dân hoặc na ná như chương trình kỹ năng sống. “Nói cách khác, những gì là bề nổi để tham gia tư vấn thì có nhưng chiều sâu để đem lại hiệu quả thực chất cho hoạt động tư vấn thì chưa đạt “ngưỡng” yêu cầu”, một chuyên gia về quản lý giáo dục cho hay.
THIẾU NGUỒN LỰC
Theo lãnh đạo các nhà trường, để tổ chức tốt hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học cần có sư hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, bởi vấn đề tâm lý của HS hiện nay khá phức tạp, các nhà trường không đủ nguồn lực để làm việc này.
Trường THPT Châu Thành (TP. Bà Rịa) là một trong những trường đang triển khai nhiều mô hình tư vấn tâm lý HS. Ông Lại Định Quốc, Hiệu trưởng nha trương cho hay, thành viên trong Ban tư vấn nhà trường là GV kiêm nhiệm chứ không phải chuyên gia nên không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tâm lý để tư vấn cho các em.
“Vì không phải là chuyên gia tâm lý nên nếu không thận trọng, GV có thể đưa ra những lời khuyên thiếu chính xác, khiến các em đi “lệch đường”. Bên cạnh đó, khó khăn cua công tác tư vấn tâm lý học đường là trong nhiều trường hợp, nhà trường chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ phụ huynh HS để “gỡ rối” cho các em. Trong khi đó, phần lớn vấn đề các em gặp phải đều xuất phát từ phía gia đình.
“Tôi cho rằng, ngành GD-ĐT và các địa phương cần có đường dây nóng để các em có thể liên hệ khi cần để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Cùng với đó là các chương trình bảo vệ, hỗ trợ trẻ em một cách thực chất chứ không phải một số chương trình mang tính hình thức như hiện nay”, ông Quốc đề xuất.
Ba Bùi Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường TH Lý Tự Trọng (TP. Vũng Tàu) cũng cho rằng, các thành viên trong tổ tư vấn chủ yếu đưa ra lời khuyên cho HS bằng chính kinh nghiệm sống của mình. Cac hoat đông tập huấn cho GV về vấn đề này còn quá ít (mỗi năm học chỉ có một vài đợt cho những GV trong tổ tư vấn) nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Kết quả khảo sát của TS.Nguyễn Chí Tăng, nguyên giảng viên Trường CĐ Sư phạm BR-VT về những khó khăn của tư vấn viên tại các trường học trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2018 cho thấy, hầu hết tư vấn viên đều gặp khó khăn ở những mức độ và tiêu chí khác nhau.
Cụ thể, 92,4% học viên khó hình thành kỹ năng tư vấn. Đa số GV tiếp nhận lý thuyết tư vấn tâm lý học đường qua bài giảng của giảng viên chứ chưa biết cách ứng dụng kiến thức đó vào trường hợp thực tiễn. 93,6% tư vấn viên cảm thấy khó khăn vì kiến thức, kỹ năng của mình chưa đáp ứng được yêu cầu tư vấn tâm lý học đường.
Trong đó, 45,4% số người tham gia cảm thấy rất khó khăn. Kế đó, hàng loạt khó khăn khác của đội ngũ tư vấn cũng được nêu ra như: tư vấn viên lúng túng khi vận dụng các phương pháp tư vấn tâm lý hay khó phân biệt tư vấn tâm lý với xử lý tình huống sư phạm…
Trường THCS Vũng Tàu là trường triển khai khá tốt hoạt động tư vấn tâm lý HS, nhưng cũng găp không ít khó khăn do thiếu GV, nhân viên, tổng phụ trách Đội. Ba Nguyễn Thị Hoa, Hiệu trưởng nha trường bày tỏ: “Thiếu nhân lực khiến GV phải gồng gánh lượng lớn công việc, khó có thể sâu sát, nắm bắt tâm tư, tình cảm của từng HS”. Ba Hoa cũng thẳng thắn nhìn nhận thực trạng các phòng tư vấn tâm lý học đường hiện nay đang “có cũng như không”.
Các em HS rất e dè khi đên phòng tư vấn tâm lý để “trút nỗi lòng” bởi suy nghĩ “đến phòng tư vấn tâm lý là có vấn đề”. Chưa kể, nếu các em mạnh dạn chia sẻ mà cách giải quyết vấn đề của nhà trường không hợp lý thì vô tình sẽ khiến các em cảm thấy áp lực hơn. Ngoài ra, ba Hoa cũng chia se kinh nghiêm, việc mời chuyên gia tư vấn giao lưu với HS khá hiệu quả, nhưng do kinh phí của nhà trường có hạn nên hoạt động này không thể tổ chức thường xuyên mà mỗi năm chỉ đươc 1-2 lần.
(Còn nữa)
Câu chuyện giáo dục: Chấp nhận con không phải là học sinh giỏi
'Con tui 5 năm liền là học sinh giỏi. Sao lên lớp 6 nó rớt xuống học sinh khá vậy cô? Để họp về, tui phải đánh cho nó một trận mới lo học'.
Phụ huynh đừng áp lực cho con phải đạt học sinh giỏi - PHCC
Rất nhiều phụ huynh lớp 6 đã thốt lên như vậy khi biết kết quả học tập học kỳ 1 của con. Trong câu nói có chứa sự thất vọng và cả giận dữ. Đối với họ, việc con đạt loại khá là việc không thể nào chấp nhận được. Bởi trước đây, khi con còn học tiểu học, họ đã quen con mình là học sinh giỏi.
Không chấp nhận kết quả của con, nhiều phụ huynh quay sang đổ lỗi cho giáo viên đã không tận tình dạy dỗ. Trút sự tức giận lên con trẻ bằng những đòn roi và lời lẽ nặng nề. Sau cùng là nháo nhào cho con đi học thêm.
Điều đó có nghĩa là rất nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến thành tích học tập của con mà quên mất con đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên THCS. Chương trình học thay đổi. Cách học thay đổi. Con phải học cách làm quen. Có trẻ rất nhanh có thể theo kịp "guồng quay" nhưng cũng có trẻ sẽ "lỡ nhịp".
Hơn nữa, ở tiểu học cách kiểm tra, đánh giá không giống THCS nên học giỏi ở tiểu học chưa hẳn đã học giỏi ở THCS.
Vậy nên, dù biết rằng ba mẹ nào cũng mong con học giỏi và sẽ thật buồn, thật khó để quen với việc con không đạt kết quả như mình hằng mong, nhưng những phản ứng gay gắt, cách xử lý nặng về đe nẹt, đòn roi của nhiều phụ huynh khi nhận kết quả của con là không nên. Bởi lẽ đổ lỗi không giải quyết được vấn đề. Và đòn roi chỉ càng làm con thêm áp lực. Lời mắng nhiếc càng làm con thêm tự ti, mất niềm tin vào bản thân. Từ đó con càng sợ học, sợ thi và sợ cả kết quả sau mỗi kỳ thi.
Muốn con tốt hơn, phụ huynh nên thay đổi cách nghĩ. Quên đi những "hào quang" con từng có ở tiểu học. Học cách chấp nhận kết quả của con ngay thời điểm hiện tại.
Xin hãy nhớ rằng con đang bắt đầu một hành trình mới và khi không đạt kết quả như mong muốn có thể con đang hoang mang, lo lắng, khổ sở. Con đang cần có sự đồng cảm, thấu hiểu và đồng hành của bố mẹ chứ không phải là những lời trách móc, những đòn roi.
Xin hãy trao đổi, thảo luận với giáo viên xem con đang ở mức độ nào. Con đang gặp khó khăn, vướng mắc ở đâu. Từ đó, tìm giải pháp giúp đỡ con thay vì trách cứ, đổ lỗi cho giáo viên.
Có như vậy, cha mẹ mới mong con tiến bộ từng ngày. Và mỗi ngày đến trường của con không nặng nề, áp lực.
Xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục như thế nào? Thực tế, cũng do bệnh thành tích, hầu hết các trường thường tự đặt ra cho mình những chỉ tiêu vượt xa thực tế với mục đích cuối cùng là làm sao thành tích năm sau bắt buộc phải cao hơn năm trước. Bệnh thành tích đã và đang là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục nước ta. Bởi kể...