Kuaishou – mạng xã hội video nổi tiếng sau TikTok
Su Hua và Cheng Yixiao mất 10 năm để xây dựng ứng dụng video Kuaishou, có giá trị ước tính gần 62 tỷ USD khi mở bán công khai.
Hai người đồng sáng lập Kuaishou có thể trở thành những tỷ phú trẻ giàu nhất Trung Quốc sau đợt mở bán công khai (IPO) tại Hong Kong, gia nhập hàng ngũ những doanh nhân trẻ với khối tài sản khổng lồ nhờ sự bùng nổ công nghệ nhiều năm qua tại Trung Quốc.
Kuaishou hiện là nền tảng chia sẻ video ngắn có quy mô lớn thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Douyin, với tổng giá trị khoảng 61,7 tỷ USD sau đợt IPO hôm 26/1. Điều này sẽ nâng khối tài sản của Su, 39 tuổi, lên 7,8 tỷ USD nhờ nắm giữ 12,6% cổ phần trong công ty. Cheng, 35 tuổi, người đang nắm 10% cổ phần sẽ có tài sản 6,2 tỷ USD.
Khoản tiền mới giúp hai đồng sáng lập Kuaishou chỉ xếp sau những tỷ phú trẻ tuổi gồm Colin Huang Zheng của Pinduoduo, Wang Xing của Meituan và Zhang Yiming tại ByteDance.
Giao diện Kuaishou trên điện thoại. Ảnh: Reuters .
Cheng phát triển Kuaishou năm 2011 với vai trò là công cụ sáng tạo và chia sẻ ảnh động, trước khi chuyển sang video để giúp “người bình thường” thể hiện bản thân trên mạng.
Video đang HOT
Cheng lớn lên ở tỉnh đông bắc Liêu Ninh. Những người quen cho biết anh là người đam mê lập trình, luôn tập trung vào công nghệ và sản phẩm. Fisher Zhang Fei, một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào Kuaishou, cho biết Cheng không giỏi giao tiếp với người khác ngoài đời và thường thích thế giới ảo hơn.
Trong cuốn sách The Power to be Seen: What is Kuaishou , vốn được coi là lịch sử chính thức được chính công ty Kuaishou tổng hợp và phát hành năm 2019, Zhang mô tả Cheng là quản lý sản phẩm tuyệt vời, nhưng không thực sự phù hợp vai trò giám đốc điều hành vốn do Su đảm nhận.
Su là người đã đưa Kuaishou lên nấc thang tiếp theo. Cựu kỹ sư Google từng tốt nghiệp đại học Thanh Hoa danh tiếng tại thủ đô Bắc Kinh, cơ sở đào tạo được ví như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ. Su gia nhập Kuaishou năm 2013, giúp công ty huy động vốn và chuyển trọng tâm vào chia sẻ video ngắn.
Su lớn lên trong một thị trấn nghèo, nơi sinh sống của cộng đồng thiểu số Thổ Gia ở tỉnh Hồ Nam, phía nam Trung Quốc. “Anh từng phải đi bộ hai tiếng mỗi ngày để mua xì dầu”, theo cuốn sách .
Ngôi làng của Su không có điện, thiết bị điện duy nhất là chiếc đèn pin trong căn lều. Su thích đèn pin nhưng không thể chơi với nó vì pin quá đắt. Dù vậy, Su vẫn là học sinh xuất sắc và thi đỗ vào trường Thanh Hoa, nơi có điểm đầu vào rất cao và chỉ có vài người ở tỉnh Hồ Nam có thể lọt vào mỗi năm. Su học lập trình phần mềm và xin được việc tại Google vào năm 2006.
Mức lương khởi điểm của Su là khoảng 23.000 USD/năm, tương đối cao với một sinh viên vừa tốt nghiệp tại Trung Quốc, nhưng anh quyết định nghỉ việc năm 2008 để tự lập doanh nghiệp. Su gia nhập Baidu năm 2009, nhưng cũng rời đi chỉ sau hai năm để tự phát triển sản phẩm của mình. Dự án cuối cùng của Su trước khi tham gia Kuaishou là tập trung vào thương mại điện tử xã hội.
Su và Cheng dường như gặp nhau lần đầu trong một nhà hàng. Sau hàng loạt chầu bia, cả hai nhận ra họ cùng có tham vọng xây dựng điều gì đó cho người dùng Internet bình thường tại Trung Quốc. Hai người sáng lập không bình luận về thông tin này.
Không ai biết thực hư cuộc gặp đầu tiên như thế nào, nhưng sau đó Cheng quyết định thành lập Kauishou và chia cổ phần lớn cho Su cùng đội ngũ dưới quyền, điều rất hiếm gặp. Su trở thành CEO trong khi Cheng giữ vai trò quản lý sản phẩm.
Su phát triển thuật toán riêng cho Kuaishou, trong đó đề cao “sự công bằng và bao hàm”, biến nền tảng này thành nơi để hàng triệu cư dân mạng Trung Quốc tải lên video cho thấy cuộc sống và hoạt động thường ngày của họ. Công ty khẳng định Su và Cheng có chung quan điểm rằng “cuộc sống của mọi người đều đáng được ghi lại”.
Trong một bài phát biểu hiếm hoi trước công chúng năm 2018, Cheng cho rằng Kuaishou được phát triển cho những người không có nền tảng để thể hiện tài năng với thế giới. “Kuaishou không dành cho các ngôi sao điện ảnh hay nhóm KOL Big V, mà là cho phần lớn người bình thường”, Cheng nói, thêm rằng sản phẩm cần đơn giản hết mức để mọi người có thể dùng “mà không cần phân biệt trình độ văn hóa hay tuổi tác”.
Kuaishou có khoảng 263,8 triệu người dùng mỗi ngày vào cuối tháng 11/2020. Ứng dụng này đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok đang có khoảng 600 triệu người dùng mỗi ngày.
Kuaishou cũng thất bại trong nỗ lực mua lại Musical.ly vào năm 2017. Ứng dụng sau đó được ByteDance mua và kết hợp với TikTok, mang tới lượng người dùng khổng lồ ở nước ngoài chỉ sau một đêm. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018, Su cho biết một trong những mục tiêu của anh là biến Kuaishou thành công ty toàn cầu.
Nghề viết phần mềm hốt bạc thế nào?
Các lập trình viên (người viết phần mềm) đều chuẩn bị sẵn tâm lý một ngày sẽ trở thành triệu phú đôla.
Một nghiên cứu, người viết phần mềm (lập trình viên) thường tự tin rằng kỹ năng của mình một ngày nào đó sẽ biến họ thành triệu phú đôla. Khảo sát được thực hiện bởi một công ty về tự động mã hóa có trụ sở ở Seattle cho thấy rằng 56% lập trình viên được hỏi tin rằng họ sẽ trở thành triệu phú.
Theo nhà phát triển game CodinGames, một lập trình viên ở Mỹ trung bình có thể kiếm được 95.744 USD mỗi năm trong khi đó, một lập trình viên ở Đức có thể kiếm được 61.022 USD/năm.
Công ty này đã thăm dò ý kiến của 20.000 lập trình viên ở 125 quốc gia khác nhau để hoàn thành bài khảo sát. Các lập trình viên có kế hoạch trung bình làm nghề này trong 9 năm và 25% trong số họ cho rằng sẽ làm nghề này trong hơn 10 năm.
Một khảo sát của Glassdoor thì rằng, các lập trình viên hạnh phúc hơn những người bạn bè làm trong các ngành nghề khác của họ. Hơn 80% trong số những người được hỏi cho biết họ hài lòng với công việc của mình hơn so với các đồng nghiệp không phải là kỹ sư phần mềm. Phần lớn các nhà phát triển (69%) cũng cảm thấy vị trí của họ là miễn nhiễm với suy thoái và 91% trong số họ nói rằng họ là những nhân viên có giá trị nhất tại công ty của họ.
Các lập trình viên cũng nói rằng họ hạnh phúc với công việc hơn những người bạn làm việc trong các ngành khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là họ hoàn toàn không bị căng thẳng. Một số lập trình viên đã viết các bài đăng trên blog hoặc tìm kiếm lời khuyên thông qua các diễn đàn trực tuyến liên quan đến một tình trạng được gọi là "hội chứng kẻ giả mạo".
Hội chứng kẻ giả mạo nói về việc bạn cảm giác sâu sắc rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được, cùng nỗi sợ người khác "phát hiện" ra mình không tài giỏi đến mức đấy. Bạn thường cảm thấy rằng đồng nghiệp và những người xung quanh tài năng hơn bạn và bất kỳ thành tích nào bạn đạt được đều là kết quả của sự may mắn. Hội chứng lần đầu tiên được ghi nhận bởi Tiến sĩ Pauline Rose Clance và Tiến sĩ Suzanne Imes.
Ngoài ra, có một sự thật không thể chối cãi là lập trình viên hay bất kỳ ngành gì thì việc có thu nhập cao hay thấp vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, trình độ, và thái độ muốn cải thiện bản thân tốt hơn từng ngày của mỗi người.
Bất chấp những áp lực có thể xảy ra với công việc, không thể phủ nhận rằng lập trình viên là một trong những ngành tốt nhất để theo học ngày nay. Tại Mỹ, lập trình viên cũng được đánh giá là công việc tốt nhất cả nước.
Những cụ ông, cụ bà nổi tiếng nhờ Internet tại Trung Quốc Khác với suy nghĩ thông thường mạng xã hội chỉ dành cho người trẻ, xu hướng mới ở Trung Quốc đang chứng minh điều ngược lại. Bà Sang Xiuzhu, 75 tuổi, trang điểm mỗi khi bước ra ngoài. Song đây chỉ là thói quen mới hình thành của bà. "Tôi không trang điểm hồi còn trẻ. Tôi không có đủ tiền chi trả...