Kon Tum: Hội nhập quốc tế trong giáo dục
Năm học 2019-2020, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đạt nhiều thành tựu trong nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với học sinh DTTS. Bên cạnh đó, tỉnh duy trì, nâng cao hội nhập quốc tế trong giáo dục.
Giáo viên và học sinh trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum).
Năm học 2019-2020, toàn ngành giáo dục tỉnh Kon Tum có 11.771 cán bộ, quản lý, giáo viên. Trong đó, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo từ 99,9% trở lên.
Trong năm giai đoạn 2016-2020, ngành giáo dục tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS. Qua đó, huy động mọi nguồn lực để từng bước củng cố hệ thống trường lớp và thực hiện có hiệu quả đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh Tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025″.
Năm học 2019-2020, ngành giáo dục tỉnh có 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm 2020 của tỉnh đạt 97,7%, tăng 6,23% so với năm 2019. Đặc biệt có 54 học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12. Trong đó 3 em đạt giải 3, 6 giải khuyến khích và 2 sản phẩm được tham gia kỳ thi sáng tạo KHKT toàn quốc.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, tỉnh còn tiếp tục hội nhập quốc tế trong giáo dục. Qua đó, hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Năm học 2019-2020, tỉnh hỗ trợ cho 101 lưu học sinh học tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Ngoài ra có 3 giáo viên biệt phái sang Lào và Campuchia dạy Tiếng Việt.
Video đang HOT
Trước những thành tựu đạt được, tỉnh Kon Tum còn gặp nhiều khó khăn khi trang thiếu bị dạy học, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non và tiểu học chưa đáp ứng về số lượng theo mức quy định và cơ cấu. Chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục học sinh DTTS còn hạn chế.
Bước vào năm học mới học 2020-2021, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum chú trọng rà soát, quy hoạch và phát triển mạng lưới giáo dục. Bên cạnh đó, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục. Đồng thời nâng cao chất lượng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Qua đó, nâng cao chất lượng học sinh DTTS, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh vùng DTTS.
Ngành giáo dục tỉnh cũng tập trung nâng cao chất lượng Tiếng Anh, Công nghệ thông tin ở các cấp. Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ"
"Mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy".
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020 vào sáng ngày 31/10.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thế giới ngày nay, mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống, giữ cái gốc cái nền của nhà mình; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ máy lập trình coding để giao tiếp người với máy.
Bộ trưởng Hùng đề xuất, Bộ GD&ĐT cân nhắc nên đưa ba cả môn này thành ba môn học bắt buộc ở cấp phổ thông.
Ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, giai đoạn Covid - 19 vừa qua, có tới gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 67,15%, trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này tạo niềm tin nếu chúng ta quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia mà thủ tướng Chính phủ đã ký năm nay, coi chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục là ưu tiên số 1. Bởi vậy, ngành giáo dục phải đi đầu về chuyển đổi số.
Bộ trưởng Hùng cam kết, Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) cũng như toàn ngành TTTT cam kết đồng hành với Bộ GD&ĐT, bởi vì chuyển đổi số đầu tiên nên nhắm vào giới trẻ, để từ đó thúc đẩy toàn xã hội.
Thời gian tới, hai Bộ sẽ có buổi làm việc chuyên đề về chuyển đổi số ngành GD&ĐT, tận dụng cơ hội của thách thức Covid -19 để đẩy nhanh chuyển đổi số, và coi đây như Covid - 19 trăm năm.
Cần thay đổi cách tiếp cận trong chuyển đổi số
Bộ trưởng Hùng chia sẻ, chuyển đổi số ngành giáo dục chủ yếu là thay đổi mô hình, thay đổi cách tiếp cận. Ví dụ, trước đây học chữ là chính, nay sinh viên cần làm nhiều hơn, thông qua làm để học. Bởi vậy cơ sở đại học cần nhiều phòng lab hơn. Đại học nên làm việc với doanh nghiệp để đưa phòng lab vào đại học.
Trước đây giáo viên dạy là chính, để có nhiều giáo viên dạy giỏi là không dễ, các tỉnh vùng sâu vùng xa càng khó có nhiều giáo viên dạy giỏi. Nay giáo viên sẽ là người hướng dẫn nhiều hơn, giáo viên giỏi nhất sẽ làm bài giảng trực tuyến, và phổ cập đến tất cả các trường. Các giáo viên còn lại sẽ là người hướng dẫn công việc dạy học, vì thế sẽ thuận lợi hơn.
Đối với đại học có thể cho phép sinh viên học ở bất đâu, cách nào cũng được. Nhưng nếu thi đạt ở một tổ chức uy tín do Bộ GDĐT quyết định thì coi như hoàn thành môn học đó. Chúng ta cần quản lý tốt đầu ra.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, học là học cả đời. Công nghệ, cuộc sống thay đổi nhanh, bắt buộc phải học cả đời, cũng như đào tạo lại, đào tạo nâng cao sẽ là nhu cầu thường xuyên. Bởi vậy, có lẽ chúng ta cũng nên cân nhắc rút ngắn thời gian học chính thức.
"Việt Nam có lợi thế là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số mạnh, có thể phát triển các nền tảng số cho Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT hãy đặt ra các bài toán, Bộ TTTT sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành thực hiện" - Bộ trưởng Hùng bày tỏ.
Bộ trưởng Hùng đề xuất, Bộ GD&ĐT cân nhắc thay đổi một số quy định, để chính thức hoá tỷ lệ học trực tuyến, thí dụ 15-30% ngay cả khi không còn Covid - 19. Bởi, học trực tuyến sẽ thúc đẩy nhanh chóng kỹ năng số của cả giáo viên, học sinh, cũng như thu hẹp khoảng cách chuyển đổi số GD&ĐT giữa thành phố với vùng sâu vùng xa.
"Chuyển đổi số GD&ĐT chủ yếu là thay đổi thể chế. Một cuộc cách mạng về thể chế, về mô hình đào tạo, về cách tiếp cận GD&ĐT và về cách làm GD&ĐT. Cuộc cách mạng về mô hình này được thúc đẩy bởi công nghệ số. Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng giải quyết các bài toán mà bộ GD&ĐT đặt ra" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Tiếp sức cho niềm đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh (HS) trung học tại tỉnh Kon Tum được tổ chức hàng năm, là sân chơi bổ ích cho HS trong lứa tuổi trung học. Từ đó, ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum phát hiện và tuyển chọn được nhiều HS có thành tích cao để tham dự tại các cuộc thi...