Kon Tum cải thiệt rõ rệt chất lượng GD vùng dân tộc thiểu số
Chiều 15/8, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018-2019.
3 tập thể nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT có thành tích xuất sắc trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm giai đoạn 2016-2018
Dự hội nghị có bà Lê Thị Kim Đơn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thế Hải – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lại Xuân Lâm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Phúc Phận – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum cho biết: Năm học 2017-2018, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quyết tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển giáo dục đào tạo về mọi mặt.
Đặc biệt, nhờ triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh nói chung và ở vùng DTTS nói riêng được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện, có sự chuyển biến tích cực.
Tính đến năm học 2017- 2018, toàn tỉnh đã có 55 trường PTDTBT được thành lập và đi vào hoạt động (trong đó, có 21 trường PT DTBT cấp tiểu học, 34 trường PTDTBT cấp THCS) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc.
Video đang HOT
Ngành GD&ĐT Kon Tum tiếp tục duy trì số trường, lớp dạy tiếng Jrai cho học sinh DTTS cấp tiểu học trên địa bàn huyện Sa Thầy, thành phố Kon Tum và tiếng Bana trên địa bàn thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy.
Cơ sở vật chất các trường vùng DTTS, trường PTDTNT, PTDTBT được tăng cường, điều kiện nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe học sinh DTTS ngày càng tốt hơn. Các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ QLGD, giáo viên, nhân viên và học sinh đã được triển khai đầy đủ, kịp thời, phát huy tác dụng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo vùng DTTS.
Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum, ông Lại Xuân Lâm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả đạt được của ngành GD&ĐT tỉnh trong năm học 2017-2018.
Ông Lại Xuân Lâm đề nghị: Trong thời gian tới, ngành tiếp tục triển khai tốt 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp cơ bản đã đề ra; chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương, mặt trận và các tổ chức đoàn thể chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho lễ khai giảng và ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường; rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong toàn ngành. Qua đó tập trung sửa chữa, cải tạo các hạng mục, nhất là công trình nước sạch, nhà vệ sinh, nhà ăn, phòng ở cho học sinh nội trú, nhát là học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số…
Năm học 2018 – 2019, ngành cần tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục mầm non, đẩy mạnh hướng nghiệp và định hướng phân luồng phổ thông; thực hiện rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên và tiến hành tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18 – TW/NQ và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Trung ương.
Ghi nhận những thành tích mà ngành GD&ĐT Kon Tum, dịp này, Bộ GD&ĐT tăng bằng khen cho 3 tập thể vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm giai đoạn 2016-2018; UBND tỉnh Kon Tum trao tặng cờ thi đua cho 4 tập thể vì đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2017 – 2018.
3 cá nhân được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 27 tập thể được nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; 4 tập thể và 53 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2017 – 2018.
Cùng với đó, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 15 giáo viên và 13 học sinh vì đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi Học sinh cấp Quốc gia; khen thưởng 56 học sinh có điểm thi cao trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Theo giaoducthoidai.vn
Nỗi buồn về văn hóa ứng xử học đường
Trường học không chỉ là nơi dạy cho các em học sinh tri thức mà còn là nơi dạy cho các em về nhân cách, đạo đức của con người. Thế nhưng, cùng với thời gian thì nét đẹp về văn hóa ứng xử trong học đường đang dần bị mai một.
Minh họa: DAD
Văn hóa ứng xử giữa giáo viên với giáo viên cũng có nhiều chuyện đáng bàn, ứng xử tình thầy trò cũng đang là một dấu hỏi lớn, rồi cả ứng xử giữa phụ huynh học sinh với thầy cô giáo cũng không còn nguyên vẹn như trước. Có lẽ, đây cũng là một trong những nỗi trăn trở nhiều nhất của không ít người khi nghĩ về môi trường giáo dục hiện nay.
Phải nói rằng văn hóa ứng xử trong nhà trường hiện nay có nhiều chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm. Ngay cả những thầy cô giáo là đồng nghiệp với nhau, công tác trong một trường nhưng nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên nam, có những thái độ ứng xử với nhau không đẹp. Nhiều người thầy đáng tuổi cha, chú, tuổi anh mình nhưng nhiều giáo viên trẻ xưng hô rất không có thiện cảm. Trước mặt thì tôi - ông, sau lưng là lão ấy, thằng ấy. Một số lãnh đạo nhà trường còn trẻ tuổi nhưng khi xưng hô với đồng nghiệp cấp dưới của mình toàn nói bằng giọng ngang phè không có chủ ngữ.
Ngày nay chuyện phụ huynh vào trường phản ứng với giáo viên, thưa gửi lên trên không còn là chuyện hiếm nữa. Vẫn biết rằng thầy cô cũng có người nọ, người kia nhưng cách ứng xử như vậy xem chừng vẫn chưa ổn thỏa. Cha mẹ đã tạo cho mình một tấm gương mờ trước mặt con cái về văn hóa ứng xử trong nhà trường.
Nếu so sánh với nhiều ngành nghề khác, nghề giáo ngày nay được xem là nghề đang chịu nhiều áp lực nhất. Áp lực với thành tích, với đồng nghiệp, với cấp trên, với phụ huynh và thậm chí chịu rất nhiều áp lực với học sinh. Song, điều day dứt nhất của người thầy bây giờ là văn hóa ứng xử của học trò đối với mình. Nhiều em học sinh ngày nay vô cùng ngang ngược với thầy cô giáo đang dạy mình, nhiều em có thái độ thách thức thầy cô.
Thời xưa đi học, người thầy có một vị trí nhất định trong lòng học trò, học trò lễ phép, biết kính trọng thầy. Đi ra đường, học trò bắt gặp thầy, cô là lễ phép chào hỏi... còn bây giờ những chuyện như vậy không còn nhiều...
Xã hội phát triển đi lên, chúng ta đã có sự giao thoa với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Nhưng, trong sự giao thoa ấy chúng ta cũng đã phải tiếp nhận nhiều luồng văn hóa lai căng, tác động đến nhân cách của các em. Ngày nay, các em có thể lên mạng internet tiếp cận các loại văn hóa phẩm không phù hợp với lứa tuổi, thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Chính vì vậy đã làm cho một số em mai một về văn hóa truyền thống, hờ hững với thầy cô và ngay cả cha mẹ mình.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức học sinh là một bộ phận giáo viên chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức cho các em ở trên lớp mà quên đi giáo dục về đạo đức, kỹ năng sống cho các em. Nhiều thầy cô chưa làm tốt vai trò của mình, cộng với yếu tố giáo dục gia đình của các bậc phụ huynh chưa được chú trọng. Các bậc phụ huynh vẫn phó mặc việc dạy dỗ của con em mình cho nhà trường. Trong khi nhà trường không thể quản lý các em học sinh suốt cả ngày được.
Văn hóa học đường ngày nay có rất nhiều chuyện đáng bàn. Vì thế, mỗi thầy cô giáo trước tiên phải giữ được hình ảnh của mình trước học trò, phụ huynh. Ngoài việc truyền đạt, gợi mở về kiến thức thì điều cốt yếu phải thường xuyên lồng ghép những bài học, những câu chuyện về đạo đức, nhân cách để giáo dục học trò. Gia đình phải thường xuyên gần gũi, động viên, giáo dục con em mình hướng tới những giá trị cốt lõi về đạo lý. Và đặc biệt, trên các kênh truyền hình, các tờ báo viết cho lứa tuổi học trò cần hạn chế những câu chuyện, những cảnh phim không phù hợp lứa tuổi, nhất là ngôn phong, lời thoại của mỗi nhân vật cần phải chỉn chu, biểu cảm. Bởi thực tế, nhiều ngôn từ trong phim ảnh, trong các tờ báo cho lứa tuổi học trò đã trở thành câu cửa miệng ngoài đời của các em.
Trong nhà trường, sự gương mẫu của thầy cô là điều cần thiết để nêu gương cho học trò. Sự thân ái, trân trọng nhau sẽ giúp cho môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện. Điều quan trọng hơn là sẽ tạo nên được những thế hệ học trò sống biết yêu thương và trách nhiệm hơn trước mọi người và xã hội.
Theo thanhnien.vn
Chất lượng giáo dục Vĩnh Phúc ngày một nâng cao Sáng nay 17/8 tại TP Vĩnh Yên đã diễn ra Hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, bàn phương hướng triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 tỉnh Vĩnh Phúc. Tham dự có đại diện Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các Phòng GD&ĐT, trường THPT trên địa bàn tỉnh. Các tập thể nhận Cờ thi đua của Chính...