KK Fund, Infofed và Dentsu X tổ chức hội nghị thể thao điện tử
KK Fund, một quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vừa thông báo sẽ khởi động Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á về Thể thao Điện tử và Kinh doanh (Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á EXB), với sự hợp tác cùng Infofed và Dentsu X.
Thể thao điện tử đang ngày được quan tâm trên toàn cầu
Được tổ chức vào các ngày 21 và 22.4.2021, Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á EXB hướng đến việc thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thể thao điện tử châu Á bằng cách đưa tất cả các bên liên quan đến gần nhau để cùng xem xét những xu hướng mới nhất của ngành, cung cấp sự hiểu biết cho các thương hiệu trong và ngoài lĩnh vực, kết nối với các đối tác ngang hàng trong ngành và mở ra các cơ hội tài trợ thương hiệu.
Sự kiện sẽ được phát sóng qua DealRoom và các kênh truyền thông xã hội của EXB châu Á. Những điểm nổi bật chính bao gồm các buổi hội thảo trực tuyến, các sự kiện kết nối doanh nghiệp, các buổi thuyết trình khởi nghiệp và một giải đấu thể thao điện tử đầy đủ dành cho các thương hiệu.
Tham gia hội nghị thượng đỉnh có các công ty phát hành trò chơi, các nhà phát triển trò chơi, các nền tảng truyền thông và phát sóng, các hiệp hội thể thao điện tử, các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp thể thao điện tử và các thương hiệu công nghệ chính. Trong đó bao gồm những tên tuổi lớn trong ngành như Tencent Games, SEGA, Garena, ONE Esports và Razer. Những cơ quan chính phủ như Liên đoàn Thể thao Điện tử Thái Lan, Cơ quan Xúc tiến Đầu tư – Thương mại Hàn Quốc, Hiệp hội Thể thao Điện tử Singapore và Liên hiệp Thể thao Điện tử Nhật Bản cũng sẽ hiện diện.
Đăng ký tham gia tại https://www.exbasia.com
Trong hai ngày, các diễn giả khách mời đến từ trong và ngoài lĩnh vực thể thao điện tử sẽ tổ chức các buổi hội thảo về các chủ đề như tiền tệ hóa trong trò chơi, việc tài trợ thể thao điện tử và lập bản đồ định vị thương hiệu với các game thủ thể thao điện tử chuyên nghiệp. Họ cũng sẽ phân tích các trường hợp cụ thể về độ phổ biến của thể thao điện tử Hàn Quốc, cách xây dựng một hệ sinh thái thể thao điện tử hiệu quả và việc tiên phong về tài trợ thể thao điện tử thông qua sự hợp tác về thiết bị chơi game.
Các diễn giả bao gồm:
Haruki Satomi, Chủ tịch và CEO của SEGA Holdings Co
Andrew Manugian, Trưởng bộ phận Hoạt động Trò chơi của Tencent
Carlos Alimurung, CEO của ONE Esports
Video đang HOT
Lance Quek, Nhà sáng lập của Gamerforce Ventures
Chandra Firmanto, Nhà sáng lập của Indogen Capital
Koichi Saito, Nhà sáng lập của KK Fund
Yoshi Nakano, Giám đốc Đối tác của Dentsu Tokyo
Om Kaosa-ard, COO của Infofed
Trong khi hội thảo và các buổi kết nối kéo dài trong cả hai ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh thì cũng có các sự kiện một ngày như buổi thuyết trình khởi nghiệp diễn ra vào ngày 21.4. Năm công ty khởi nghiệp thể thao điện tử được lựa chọn sẽ có cơ hội thuyết trình về doanh nghiệp của họ cho các tập đoàn, nhà đầu tư mạo hiểm và cơ quan chính phủ trên khắp châu Á để được đầu tư. Đăng ký tham gia các buổi bắt đầu từ bây giờ cho đến ngày 2/4/2021. Các thông tin khác có trên trang Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á EXB: https://www.exbasia.com/ .
Cao trào trong ngày thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á EXB sẽ là các trận đấu chung kết của giải đấu thể thao điện tử. Giải đấu được thiết kế để giúp các thương hiệu hiểu rõ hơn về hệ sinh thái thể thao điện tử bằng cách minh họa quá trình tạo giải đấu và cho họ trải nghiệm trực tiếp khi tham gia vào cuộc thi. eArena sẽ là đơn vị truyền hình chính của giải đấu, sự kiện này cũng sẽ được phát sóng trên nhiều trang mạng xã hội khác nhau.
Dota 2: Valve lên tiếng xin lỗi, dự kiến tổ chức TI10 vào tháng 8 năm sau tại Stockholm
Trước mắt, DPC đã được lên lịch tái khởi động vào đầu năm 2021.
COVID-19 đã tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội toàn thế giới. Esports không phải là ngoại lệ nhưng có lẽ Dota 2 là một trong những bộ môn thể thao điện tử chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khi đại dịch bùng phát cách đây nửa năm.
Từ việc các teams buộc phải giải tán do thiếu hụt các giải đấu lớn để phấn đấu hay cộng đồng cảm thấy Valve không hỗ trợ giới chuyên nghiệp trong mùa dịch,...Rất nhiều vấn đề đã được phơi bày trong vài tuần trở lại đây.
Nhằm xoa dịu phản ứng dữ dội của dư luận, Valve đã phát ra thông báo chính thức vào đêm qua (04/9) để thảo luận về cách tiếp cận với đấu trường Dota 2 chuyên nghiệp trong mùa dịch COVID-19.
Nó bao gồm lời giải thích tại sao những quyết định trước đó được đưa ra, cập nhật về các giải đấu mới cũng như cái cách Valve nhìn nhận bản quyền streaming các trận đấu chuyên nghiệp.
Valve mở đầu bằng chủ đề hoãn vô thời hạn phần còn lại của mùa giải Dota Pro Circuit (DPC) 2019-2020. Theo lời Valve, họ đã liên lạc thường xuyên với các nhà tổ chức giải đấu và đưa ra kết luận không thể tiếp tục tổ chức các giải đấu thuộc hệ thống DPC.
Hầu hết các kế hoạch được họ vạch ra đều thất bại do COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp trong mùa hè. Bên cạnh đó, việc các khu vực cạnh tranh với nhau còn trở nên nan giải hơn khi không có giải LAN - sân chơi đem lại sự ổn định và tính công bằng vốn có của esports đỉnh cao.
" Chúng tôi cảm thấy rằng DPC vừa là một phần thuộc The International vừa là một sản phẩm gắn kết fan hâm mộ. Và sẽ tốt hơn cả nếu chúng tôi giữ chân họ ngay từ bây giờ", trích lời Valve.
Nhà phát triển và điều hành các giải đấu Dota 2 chính quy cũng bày tỏ những ý tưởng trong nỗ lực "hồi sinh" DPC - bao gồm hệ thống giải LAN không mở cửa đón khán giả và tăng/trừ điểm theo thành tích.
Nhưng virus đã lây lan chóng mặt và các quốc gia thực hiện lệnh cấm xuất nhập cảnh khiến họ không tự tin hình thành một khung thời gian cho nó. Phản hồi từ các nhà tổ chức sự kiện cho Valve biết rằng các bên thứ ba " lo lắng về chất lượng thu phát thấp hơn hoặc miễn cưỡng phải vận hành cùng lúc tất cả các giải đấu DPC vào mùa thu."
Rủi ro nhìn thấy trước mắt khiến Valve quyết định hoãn vô thời hạn cả DPC lẫn TI và khiến họ nhận phải vô số những lời chỉ trích của fan hâm mộ. Đáng nói hơn, Valve luôn giữ thái độ "úp mở", thiếu quyết liệt và không chịu cập nhật tình hình để gây dựng niềm tin rằng Dota 2 sắp quay lại đúng hướng trong tương lai gần.
Để làm rõ, Valve thông tin rằng họ đang làm việc với bốn nhà tổ chức sự kiện bên thứ ba nhằm tạo ra các giải đấu tại châu Âu và Trung Quốc. Dù vậy, vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện bản kế hoạch khiến họ " không thể cam kết điều gì vào lúc này."
Ngoài ra, Valve cũng đang liên hệ với các bên tổ chức khác nhằm cung cấp các gói tiền thưởng cùng nhiều hỗ trợ khác cho một số giải đấu ở những khu vực còn lại.
" Vẫn còn rất nhiều teams, casters, nhà tổ chức và fan hâm mộ trên khắp thế giới sẽ không được phục vụ một cách tận tình dựa trên lộ trình hiện tại và đó là lỗi của chúng tôi vì đã không thúc đẩy cũng như hỗ trợ họ đầy đủ", Valve nhận sai.
" Với suy nghĩ đó, chúng tôi đã bắt đầu liên hệ với nhiều bên tổ chức giải đấu khác để đề nghị giúp đỡ và hỗ trợ tài chính nhằm gia tăng mức độ phủ sóng toàn cầu ở khoảng thời gian còn lại trong năm."
Đây có thể coi là một khởi đầu đầy hứa hẹn bù lại cho sáu tháng thiếu hụt những giải đấu chất lượng, đặc biệt khi tổng tiền thưởng của TI10 đã vượt mốc 35 triệu USD vào hôm 03/9 - trong đó bao gồm hơn 33 triệu USD được đóng góp bởi cộng đồng.
Cập nhật tiền thưởng TI10 tại thời điểm đăng tải bài viết
Dự kiến Valve sẽ khởi động DPC trong vài tháng đầu năm 2021. Họ hy vọng thời điểm giải đấu DPC hạ màn cũng là lúc lệnh cấm xuất nhập cảnh được nới lỏng và gặp ít rào cản hơn để đưa Majors xuyên khu vực quay trở lại.
Điều này cũng ảnh hưởng mật thiết tới lịch trình mới của TI10 - được cho là sẽ diễn ra vào tháng 8 năm sau tại Stockholm, Thụy Điển nhưng lại chưa có bất cứ thông tin cụ thể nào được đưa ra.
Cho đến nay, Valve vẫn bảo lưu quan quan điểm tổ chức TI10 tại Stockholm, Thụy Điển
Cuối cùng, Valve đã đưa ra bình luận chính thức liên quan tới DotaTV và bản quyền streaming các giải đấu Dota 2 chuyên nghiệp. Dù chúng không ảnh hưởng tới lộ trình phát triển chung nhưng Valve vẫn sẽ thay đổi chính sách để đem lại lợi ích tốt nhất cho các nhà tổ chức giải đấu, những bên đã rất nỗ lực để vận hành các giải đấu lớn.
Từ ngày 15/9, các nhà tổ chức giải đấu sẽ thực thi một loạt các nguyên tắc " hợp lý và phi tiền tệ" buộc cộng đồng streamers phải tuân thủ nếu họ muôn re-stream nội dung DotaTV trên các kênh cá nhân. Valve cũng khuyến khích hiển thị các nhà tài trợ trên streams.
Điều đó có nghĩa là các streamers Dota 2 nổi tiếng như "Gorgc" và "SingSing" vẫn có thể tự mình bình luận các giải đấu/trận đấu mà họ có hứng thú nhưng chỉ khi họ được các bên tổ chức cho phép.
Mới đây, SingSing và Kyle đã lao vào cuộc khẩu chiến liên quan đến câu chuyện re-stream giải đấu OMEGA League: Europe Immortal Division
" Chúng tôi tin rằng điều này sẽ đem lại sự chắc chắn và tự tin cho cộng đồng streamers để họ có thể cast mà không có quá nhiều sự xáo trộn. Đồng thời, nó cũng bảo vệ một số lợi ích chính đáng dành cho các bên tổ chức giải đấu", Valve giải thích.
" Để tránh những vấn đề phát sinh vào phút chót, chúng tôi khuyên các casters muốn stream một giải đấu nên phối hợp trước với bên tổ chức để đảm bảo họ có thể đáp ứng đẩy đủ các yêu cầu."
Valve sẽ cập nhật thêm về tình hình DPC, bản quyền streaming và Dota 2 chuyên nghiệp trong tương lai. Và hiện tại, Valve đang tập trung khắc phục và giải quyết những phà nàn của các players, fan cũng như nhà tổ chức giải đấu.
Free Fire công bố giải đấu lớn nhất từ trước đến nay với tổng tiền thưởng lên đến 46 tỷ đồng, Việt Nam có 2 đội tham dự! Free Fire World Series 2021 Singapore sẽ trở lại vào tháng 5 tới đây và phần thưởng khổng lồ cho giải đấu này đã lên đến con số 2 triệu USD - lớn nhất từ trước đến nay của Free Fire. Garena vừa chính thức công bố kế hoạch cho giải đấu Free Fire World Series 2021 Singapore (FFWS 2021 SG). World Series...