Kịp thời hỗ trợ cho SV-HS dân tộc thiểu số
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp và tuyên dương 78 học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số là học sinh giỏi, đạt điểm cao, thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2013.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số – Ảnh: Ngọc Thắng
Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn; Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Thị Nghĩa; Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Đắc Vinh; Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, anh Phan Văn Mãi cùng tham dự.
Video đang HOT
Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch nước với học sinh, sinh viên diễn ra trong không khí cởi mở, gần gũi khi các em thẳng thắn chia sẻ và kiến nghị về những vấn đề cụ thể, mong có điều kiện học tập tốt hơn.
Chia sẻ về khó khăn ở các trường miền núi, Nguyễn Thị Nga, người dân tộc Tày, hiện đang theo học năm thứ nhất Cao đẳng An ninh nhân dân 1 bày tỏ rằng mong ước lớn nhất của học sinh miền núi là nhà bán trú. Địa hình đồi núi xa xôi cách trở, muốn đến trường, học sinh phải đi bộ nhiều giờ. Nếu như có nhà bán trú ở gần trường, con đường đi học, hiện thực ước mơ nghề nghiệp của học sinh miền núi sẽ vơi đi gian nan, nhọc nhằn.
Sinh ra và lớn lên tại huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái), nữ sinh ĐH Sư phạm Hà Nội, Lý Thị Hoàng, người dân tộc Xa Phó, vừa khóc vừa nói về khát khao được đi học của trẻ vùng cao. Hoàng cho biết, bất kỳ học sinh nào cũng muốn học lên cao, thi đại học, cao đẳng hoặc đi học nghề. Tuy nhiên, do gia cảnh khó khăn nên với nhiều người, chuyện học hành phải bỏ dở giữa chừng, chưa kể chuyện dựng vợ, gả chồng từ rất sớm. Hoàng kiến nghị cần nhiều hoạt động truyền thông về các chính sách hỗ trợ trực tiếp của nhà nước, để học sinh nắm rõ và có động lực tiếp tục đi học.
Dành toàn bộ thời gian phát biểu phản ánh câu chuyện học phí đang là gánh nặng với sinh viên miền núi, Nguyễn Thị Hải Yến, dân tộc Tày, sinh viên ĐH Y Dược Thái Nguyên cho biết ước mơ của em là sau này trở về chữa bệnh cho dân bản, nhưng cũng bày tỏ lo lắng phải bỏ dở giữa chừng vì ngành học kéo dài 6 năm, mà chưa qua năm thứ nhất, gia đình đã chật vật lo học phí. “Nhà nước nên mở rộng các ngành đào tạo được hưởng chính sách miễn, giảm học phí dành cho sinh viên miền núi vì đa phần xuất thân từ những gia đình còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế”, Yến tha thiết kiến nghị.
Gặp vướng mắc, phải chủ động lên tiếng
Trao đổi tại cuộc gặp gỡ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, ưu tiên đầu tư phát triển vùng dân tộc, trong đó có các chính sách cho học sinh, sinh viên là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trước những phản ánh từ các sinh viên, Chủ tịch nước đề nghị, từ nay đến cuối năm, T.Ư Đoàn và Bộ GD-ĐT có trách nhiệm rà soát tại các trung tâm đào tạo của cả nước, xem còn bao nhiêu sinh viên dân tộc gặp khó khăn. Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải hỗ trợ kịp thời giúp các em có điều kiện tốt nhất trong học tập để đào tạo lớp người mới, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi sau này.
Chủ tịch nước cũng kêu gọi các bạn trẻ là những người tiêu biểu nhất trong số hàng nghìn học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đừng thụ động chờ đợi, mỗi khi gặp vướng mắc phải chủ động kiến nghị đến cấp trên. “Nếu như vẫn còn có bức xúc, khó khăn gì tiếp theo, các cháu cứ mạnh dạn viết thư gửi cho Chủ tịch nước. Nhận được khoảng 10 lá thư, chắc chắn sẽ giải quyết được một vài trường hợp”, ông Sang nói.
Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn, mỗi cá nhân tiêu biểu trong cuộc gặp gỡ tiếp tục phát huy thành tích trong học tập, cùng rèn luyện noi theo tấm gương Bác Hồ. “Các cháu học gì, sau này làm nghề gì, ở vị trí nào cũng vinh quang, cao quý cả nếu như mỗi người đều phấn đấu trở thành người tốt, công dân gương mẫu, có ích cho dân tộc đất nước, ngẩng cao đầu tự hào mình là con cháu Bác Hồ, là công dân nước Việt”, Chủ tịch nước nhắn nhủ.
Theo TNO
Sinh viên dân tộc thiểu số được hỗ trợ chi phí học tập
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo thi đỗ vào học ĐH, CĐ hệ chính quy. Sinh viên được hưởng mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương tối thiểu chung và hưởng không quá 10 tháng/năm học/SV.
Ảnh mih họa
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước. Quyết định không áp dụng đối với sinh viên cử tuyển, đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng 2... Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2014
Theo TNO
Cô học trò dân tộc Tày đỗ 3 trường đại học Đạt giải Nhì học sinh giỏi Quốc gia Ngữ văn, Hiền Thương được tuyển thẳng vào HV Báo chí và Tuyên truyền. Tuy nhiên, để thử sức mình, em vẫn dự thi đại học hai khối A1 và D1. Kết quả, Thương đỗ cả HV Ngân hàng (22,75 điểm) và ĐH Ngoại thương (22,25 điểm). Hà Hiền Thương cũng là Thủ khoa tốt...