Kịp thời chặn 35 người nhập cảnh trái phép trên sông Tiền
Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã kịp thời ngăn chặn 6 gia đình người Khmer gốc Việt đi trên 1 chiếc ghe lớn và 17 chiếc ghe nhỏ có 35 người định nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Truy tìm người đàn ông nhập cảnh trái phép bỏ trốn khỏi khu cách ly tại Tây Ninh Khởi tố 2 anh em ruột tổ chức đưa người từ Campuchia nhập cảnh trái phép
Lực lượng biên phòng An Giang và Đồng Tháp đã kịp thời ngăn chặn các ghe của người Khmer gốc Việt định nhập cảnh trái phép vào Việt Nam – Ảnh: MINH PHƯỚC
Thông tin trên do Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang thông báo, phối hợp lực lượng Bộ đội biên phòng Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp.
Tối 4-3, những người này từ tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia đi về Việt Nam theo tuyến đường sông Tiền, phía cửa khẩu quốc tế Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp. Bị lực lượng Bộ đội biên phòng Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp và Trạm biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, thị xã An Giang phối hợp ngăn chặn kịp thời, và quay trở lại Campuchia ngay trong đêm.
Biên phòng An Giang và Đồng Tháp đang tích cực tuần tra, ngăn chặn người nhập cảnh trái phép từ Campuchia về để phòng chống COVID-19 – Ảnh: BỬU ĐẤU
6 gia đình có 35 nhân khẩu cùng di chuyển trên 1 chiếc ghe lớn và 17 chiếc ghe nhỏ (loại vỏ lải) đang trú đậu ở xã Koh Roka, huyện Peam Chor, tỉnh Preyveng (đối diện cửa khẩu Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp).
Đến chiều tối 4-3 và sáng nay 5-3, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và Tổng hội Việt kiều Việt Nam tại Campuchia đang vận động, thuyết phục, hỗ trợ số người nói trên quay về Campuchia, không qua Việt Nam, nhằm phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Trạm biên phòng Vĩnh Xương, An Giang tiếp tục phối hợp lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Đồng Tháp tăng cường công tác tuần tra, giám sát, theo dõi chặt chẽ tuyến biên giới sông Tiền, quyết tâm ngăn chặn không để trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Vì sao An Giang cấm triệt để hát karaoke di động ồn ào?
Từ ngày 3-3, An Giang bắt đầu tạm dừng kinh doanh, tụ tập hát karaoke bằng dàn loa di động để phòng dịch COVID-19. Nếu dân đồng thuận, tỉnh sẽ xây dựng lộ trình tiến tới cấm triệt để hát karaoke bằng dàn loa di động.
Video đang HOT
Từ ngày 3-3, An Giang bắt đầu tạm dừng các hoạt động kinh doanh, tụ tập hát karaoke bằng dàn loa di động trên toàn tỉnh để phòng dịch COVID-19 - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - nói:
- Chúng tôi phải triển khai ngay vì tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp, nhất là làn sóng người nhập cảnh biên giới trái phép đang có dấu hiệu tăng. Đã có các ca nhiễm từ Campuchia về các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh. Do đó, phải nói rõ là chủ trương cấm kinh doanh dịch vụ dàn karaoke, loa kéo di động xuất phát từ nhu cầu cấp bách phải phòng chống dịch.
* Hiện tại An Giang chưa có quy định dừng các quán kinh doanh karaoke, vì sao dừng hoạt động kinh doanh dàn karaoke di động?
- Các hình thức kinh doanh karaoke bình thường là hình thức kinh doanh có điều kiện, có nghĩa là khi kinh doanh karaoke phải có phòng cách âm, tuân thủ giờ giấc quy định. Trong các đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh, hình thức này cũng đã từng được tạm dừng.
Còn dàn karaoke di động, loa kéo là kinh doanh tự phát. Việc di chuyển các dụng cụ karaoke di động từ chỗ này qua chỗ khác, nếu có người đã nhiễm bệnh rồi mà cầm micro hát thì nước bọt sẽ bắn vào micro, rất dễ lây nhiễm cho người sau cầm vào. Do đó, UBND tỉnh quyết liệt dừng ngay.
Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang
* Ngoài nguyên nhân tạm dừng để phòng chống dịch bệnh, An Giang trước nay đã từng có ý định quản lý dịch vụ karaoke di động chưa? Việc quản lý có gặp phải lúng túng như nhiều địa phương khác?
- Trước đây các kỳ họp HĐND tỉnh cũng nhận được rất nhiều ý kiến cử tri phản đối vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ karaoke di động. Việc xử lý cũng gặp phải các vấn đề như phải đo được mức âm lượng vi phạm theo quy định mới có thể xử phạt. Trong khi lực lượng ngành chức năng rất mỏng so với tốc độ tràn lan nhanh chóng của loại hình này.
Rồi sự thiếu ý thức của người dân, của người kinh doanh dịch vụ. Khách bao giờ chẳng muốn mở cho lớn, hát mới... đã. Rồi gây ảnh hưởng đến xung quanh. Ngành chức năng ra quân rầm rộ một thời gian thì tạm lắng, nhưng rồi cũng tái diễn.
* Lần tạm dừng này được tỉnh An Giang triển khai ra sao?
- Lần này là để phòng chống dịch nên sẽ dừng triệt để. UBND tỉnh đã chỉ đạo các UBND TP, thị xã, huyện và các ban ngành liên quan triển khai đến từng tổ dân phố, rồi tổ dân phố sẽ họp tất cả các hộ dân lại để triển khai. Làm sao cho người dân nhận thức được đây là điều bắt buộc để chống dịch, là cách bảo vệ sức khỏe và bảo vệ cho chính bản thân mình.
* Việc xử lý vi phạm như thế nào, thưa ông?
- Tỉnh quán triệt sẽ căn cứ vào quy định phòng chống dịch để xử lý các trường hợp vi phạm. Ai vi phạm việc kinh doanh karaoke di động sẽ xử phạt như không đeo khẩu trang nơi công cộng vậy. Lực lượng tuần tra phòng chống dịch ở các địa phương sẽ xử lý luôn vấn đề này.
* Về lâu dài, quan điểm của tỉnh đối với loại hình karaoke di động gây ồn ào như thế nào?
- Ngoài việc đảm bảo an toàn phòng dịch, việc dừng karaoke di động gây ồn ào cũng là để đảm bảo sức khỏe người dân. Trước mắt tôi thấy nhân dân rất ủng hộ. Có người còn nhắn tin cho tôi thể hiện sự ủng hộ đây (ông cười và đưa ra một tin nhắn người dân cảm ơn tỉnh về việc dừng karaoke di động - PV).
Về lâu dài thì phải có lộ trình. Sau khi tình hình dịch ổn định, chúng tôi sẽ triển khai họp các sở, ban ngành liên quan, nghiên cứu tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Nếu nhân dân đồng thuận thì sẽ tiến tới việc quyết dừng luôn hoạt động gây ô nhiễm này.
Đà Nẵng: không còn "hát nữa đi em" sau 22h
Từ giữa năm 2019, UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu các quận huyện, xã phường xử lý nghiêm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn do karaoke "kẹo kéo" gây ra. Qua gần 2 năm, tình trạng này đã thuyên giảm đáng kể, gần như không còn "hát nữa đi em" sau 22h.
Ông Đặng Ngọc Tài - chủ tịch Ủy ban MTTQVN phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà - cho biết trước đây tình trạng ô nhiễm tiếng ồn phát ra từ loa "kẹo kéo", quán karaoke, bar thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Sau khi có chỉ đạo từ TP, UBND phường đã lập tổ phản ứng nhanh gồm lãnh đạo UBND, công an, quân sự phường, cán bộ, công chức chuyên môn... để giải thích, vận động, nhắc nhở và xử lý các trường hợp hát loa "kẹo kéo" gây ồn ào vào ban ngày. Tổ tuần tra an ninh trật tự ban đêm kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các vi phạm sau 22h.
"Mấu chốt trong vấn đề này là phải phản ứng nhanh. Dân gọi đâu thì các lực lượng phải lập tức có mặt nhắc nhở, lần sau họ mới gọi điện báo" - ông Tài nói. Theo ông Tài, đối với trường hợp nhắc nhở nhưng vẫn liên tục vi phạm thì dùng biện pháp kiên quyết xử lý ngay, thậm chí có trường hợp phải thuê đơn vị đo lường âm thanh để có bằng chứng xử phạt kịch khung vì nhắc nhở không được.
TRƯỜNG TRUNG
Thừa Thiên Huế: lại "tuyên chiến" với loa "kẹo kéo"
Một gia đình ở TP Huế bày tiệc, dàn karaoke ra ngoài đường để hát hò - Ảnh: HOÀNG AN
Ngày 3-3, ông Nguyễn Văn Phương - phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp hạn chế tình trạng hát karaoke bằng loa "kẹo kéo" gây mất an ninh trật tự.
"Trước mắt, tỉnh yêu cầu các địa phương vận động, răn đe những người cố tình gây mất trật tự bằng loa "kẹo kéo". Văn phòng UBND tỉnh đang rà soát các quy định để soạn thảo văn bản chỉ đạo hoàn chỉnh liên quan đến việc xử lý vấn nạn hát karaoke bằng loa kẹo kéo" - ông Phương nói.
Theo UBND tỉnh, lãnh đạo các địa phương cho biết trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua đã nhận được rất nhiều phản ảnh của người dân về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn từ việc hát karaoke bằng loa "kẹo kéo" nhưng việc xử phạt còn khó khăn, phạt xong vẫn tái diễn. Một số địa phương đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ thiết bị đo tiếng ồn để có căn cứ xử phạt các trường hợp gây mất an ninh trật tự do hát karaoke bằng loa "kẹo kéo".
Năm 2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế từng có chỉ thị yêu cầu người đứng đầu các địa phương phải thường xuyên giám sát tình trạng hát karaoke hoặc mở nhạc với âm lượng lớn từ hộ gia đình, tổ chức, cá nhân, đặc biệt với những người bán hàng rong, hát dạo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên sau hơn 2 năm thực hiện, một cán bộ công tác trong ngành thanh tra thừa nhận việc xử phạt, hạn chế vấn nạn karaoke từ loa "kẹo kéo" theo chỉ thị trên là "chưa đạt hiệu quả". NHẬT LINH
Long An: quy định xử phạt từ năm 2016
Ngày 3-3, ông Nguyễn Tấn Quốc - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Long An - cho biết từ năm 2016, tỉnh này đã định danh loại hình này là "nhạc sống" và ban hành hẳn hoi một quy định quản lý hoạt động "nhạc sống" trên địa bàn.
Quy định này có 13 điều, chủ yếu xác định hoạt động "nhạc sống" là hoạt động ca nhạc trực tiếp giữa người hát với người sử dụng dàn nhạc khuếch đại âm thanh, giữa người hát với dàn âm thanh lưu động và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ "nhạc sống" phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Khi hoạt động phải có giấy đăng ký kinh doanh, không vượt quá quy định về âm lượng, đảm bảo sự yên tĩnh chung từ 22h đến 6h ngày hôm sau...
Việc xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo từng hành vi: không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vi phạm về sự đảm bảo yên tĩnh chung và vi phạm các quy định về tiếng ồn. Đồng thời, giao cho tất cả các ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, TP phổ biến và thực hiện quy định này.
Theo ông Quốc, từ năm 2018 tỉnh Long An đã có hơn 800 đơn vị đăng ký kinh doanh nhạc sống và cam kết thực hiện theo quy định này. Cũng từ khi có văn bản này, Sở VH-TT&DL tỉnh có cơ sở rõ ràng hơn để tuyên truyền, vận động và vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ "nhạc sống" tại Long An cũng đã có phần giảm bớt. SƠN LÂM
Những 'camera chạy bằng cơm' phòng vệ biên giới Tây Nam Việc một số người vượt biên trái phép từ Campuchia trở về bị nhiễm bệnh như xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp khiến các tỉnh có đường biên giới tiếp tục tìm nhiều cách quyết liệt để ngăn không để 'thủng' vành đai này. Lực lượng biên phòng chốt phòng chống dịch số 12, Đồn biên phòng Phú Hữu, huyện An Phú,...