Kính viễn vọng James Webb có thể giúp con người tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị cho nhiệm vụ khám phá sự sống ngoài hành tinh.
Theo tuyên bố của nhà khoa học Lisa Kaltenegger của viện SETI (Nghiên cứu Tìm kiếm Trí thông minh Ngoài hành tinh), kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) có thể là công cụ giúp con người tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh trong tương lai gần.
JWST được coi là đài quan sát vũ trụ mạnh mẽ nhất từng được chế tạo, được thiết kế để phát hiện “dấu hiệu sinh học” ( biosignatures) – những dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của sự sống. Một trong những dấu hiệu sinh học tiềm năng mà JWST có thể phát hiện là khí methane do các sinh vật tạo ra.
Kính JWST được kỳ vọng sẽ tìm ra dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.
Tiến sĩ Kaltenegger, giám đốc Viện Carl Sagan tại Đại học Cornell (Mỹ), tin rằng JWST có thể phát hiện dấu hiệu sinh học trong bầu khí quyển của các hành tinh quay quanh sao lùn đỏ Trappist-1 trong vòng 5-10 năm tới. Trappist-1 là một hệ thống sao có 7 hành tinh, trong đó một số hành tinh nằm trong “vùng sinh sống” – khu vực có nhiệt độ phù hợp để nước lỏng tồn tại trên bề mặt.
“JWST là một bước tiến to lớn trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh”, ông Kaltenegger nói với The Telegraph. “Nó có khả năng phát hiện các dấu hiệu sinh học mà các kính viễn vọng trước đây không thể nhìn thấy”.
Video đang HOT
Phát hiện sự sống ngoài hành tinh sẽ là một bước đột phá mang tính cách mạng trong khoa học và có thể thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của chúng ta về vũ trụ. Nó cũng có thể đặt ra những câu hỏi triết học và tôn giáo sâu sắc về vị trí của con người trong vũ trụ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng việc phát hiện dấu hiệu sinh học không đồng nghĩa với việc xác nhận sự sống ngoài hành tinh. Cần có thêm nghiên cứu để xác minh rằng bất kỳ dấu hiệu sinh học nào được phát hiện bởi JWST thực sự là bằng chứng của sự sống.
“Điều quan trọng là phải thận trọng và không đưa ra tuyên bố vội vàng”, ông Kaltenegger nói. “Nhưng tôi tin rằng JWST mang lại cho chúng ta cơ hội tốt nhất để tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh trong lịch sử”.
Sự kiện này đang thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học quốc tế và hứa hẹn sẽ mang đến những khám phá mới mẻ trong tương lai.
Sinh vật màu tím có thể đang sống trên nhiều hành tinh khác
Các nhà sinh vật học vũ trụ Mỹ đã khoanh vùng được dạng sự sống phổ biến nhất mà chúng ta có thể tìm thấy ở các ngoại hành tinh.
Theo Sci-News, một nghiên cứu từ Đại học Cornell và Đại học Minnesota (Mỹ) chỉ ra một dạng sự sống ngoài hành tinh có thể rất phổ biến, là một nhóm vi sinh vật cũng tồn tại cả ở Trái Đất: Vi khuẩn màu tím.
Màu tím bí ẩn xuất hiện trên các ngoại hành tinh có thể chính là sự sống, giống như cách màu xanh lục bao phủ các lục địa Trái Đất - Ảnh đồ họa AI
Thay vì màu xanh lá cây, nhiều vi khuẩn trên Trái Đất chứa các sắc tố màu tím và thế giới màu tím mà chúng chiếm ưu thế sẽ tạo ra một tín hiệu đặc biệt có thể được phát hiện thông qua quang phổ.
Và nếu một nhóm người ngoài hành tinh sở hữu các kính viễn vọng có sức mạnh ngang ngửa người Trái Đất, họ có thể xác định tín hiệu sự sống đó.
Điều này có nghĩa nếu chúng ta muốn tìm ra một hành tinh có sự sống trong số 5.500 ngoại hành tinh - tức các hành tinh thuộc hệ sao khác - mà các kính viễn vọng đã xác định, chúng ta sẽ cần tìm dấu hiệu của các vi khuẩn màu tím trong quang phổ của chúng.
TS Lígia Fonseca Coelho từ Viện Carl Sagan thuộc Đại học Cornell, cho biết: "Vi khuẩn màu tím có thể phát triển mạnh trong nhiều điều kiện khác nhau, khiến nó trở thành một trong những ứng cử viên chính cho sự sống, có thể thống trị nhiều thế giới khác nhau".
Còn theo TS Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sagan, húng ta cần tạo cơ sở dữ liệu về các dấu hiệu của sự sống tiềm năng để đảm bảo các kính thiên văn không bỏ lỡ chúng, đặc biệt là các dạng sống có đôi chút khác biệt so với những gì chúng ta vẫn thấy trên địa cầu.
Để xác định loại sự sống có tiềm năng cao nhất đang ngự trị ở các ngoại hành tinh, các tác giả đã thu thập và nuôi cấy các mẫu của hơn 20 loại vi khuẩn lưu huỳnh màu tím, không chứa lưu huỳnh màu tím có thể tìm thấy ở nhiều môi trường khác nhau.
Chúng được lấy từ các vùng nước nông, bờ biển và đầm lầy cho đến các miệng phun thủy nhiệt dưới biển sâu.
Những gì được gọi chung là vi khuẩn màu tím thực sự có nhiều màu sắc bao gồm vàng, cam, nâu và đỏ, do sự kết hợp giữa màu tím và các sắc tố khác.
Các vi khuẩn tím này phát triển mạnh nhờ ánh sáng đỏ hoặc hồng ngoại năng lượng thấp bằng cách sử dụng hệ thống quang hợp đơn giản hơn là nhờ diệp lục như lam khuẩn và đa số thực vật trên Trái Đất.
Các vi khuẩn màu tím này có thể đã tràn ngập Trái Đất sơ khai trước khi sinh vật tiến hóa để quang hợp theo cách ngày nay.
Và chúng đặc biệt phù hợp với ánh sáng đỏ huyền hoặc của các sao lùn đỏ, là dạng sao phổ biến nhất trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) chứa Trái Đất.
Ngoài ra, các mô phỏng dựa trên chính lịch sử Trái Đất cho thấy chúng đã tồn tại mạnh mẽ xuyên qua các thời kỳ hành tinh chúng ta là thế giới đại dương, là quả cầu băng hà và ngay cả trong kịch bản giả thuyết là địa cầu quay quanh một ngôi sao lạnh hơn.
Điều đó cho thấy các sinh vật ngoài hành tinh màu tím này có rất nhiều cơ hội sinh sôi trên 5.500 hành tinh nhân loại đã được biết.
Phân tích thú vị này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Hào quang lạ bủa vây hành tinh có 2 'thế giới sự sống' Kính viễn vọng không gian James Webb vừa ghi lại một hình ảnh chưa từng thấy về Sao Thiên Vương, hành tinh màu xanh mà giới khoa học đang nhìn vào một cách đầy ngờ vực về khả năng nó có 2 mặt trăng sự sống. Theo tờ Space, "hào quang" này thực chất là những vòng bụi xung quanh hành tinh, khá...