Kính thực tế ảo giá 1.500 USD: Viên gạch tiếp theo trong giấc mơ vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg
Không chỉ ngốn tài nguyên từ Facebook, Mark Zuckerberg còn kêu gọi được sự hợp tác từ Microsoft cho ván bài đặt cược vào vũ trụ ảo này.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), công ty mẹ của Facebook là Meta mới đây đã trình làng sản phẩm kính thực tế ảo (VR) đời mới mang tên Quest Pro sau những ồn ào quanh chiến lược chuyển hướng đầu tư vũ trụ ảo của nhà sáng lập Mark Zuckerberg.
Thông báo của Meta cho thấy thiết bị này có giá khoảng 1.500 USD, cao gấp 4 lần so với sản phẩm rẻ nhất của hãng là Quest 2, và hãng đã cộng tác với cả Microsoft lẫn Zoom để đảm bảo chiếc kính thực tế ảo này phù hợp cho các công việc văn phòng.
“Để những chiếc kính thực tế ảo thực sự khai thác hết được tiềm năng thì chúng ta cần tiếp cận 200 triệu khách hàng mua máy tính cá nhân mỗi năm, qua đó giúp họ làm việc hay những thứ khác với hiệu năng tốt hơn trên môi trường vũ trụ ảo”, CEO Mark Zuckerberg tuyên bố.
Tờ WSJ nhận định sản phẩm mới của nhà Meta mỏng hơn phiên bản cũ với các cải tiến về công nghệ theo dõi cử động lẫn biểu cảm trên mặt của người dùng. Kính Quest Pro sử dụng chip Snapdragon XR2 của Qualcomm chuyên được thiết kế cho dòng sản phẩm này.
Với các cải tiến trên, kính VR được quảng cáo là có thể đọc được những dòng chữ nhỏ, theo dõi từng cử động của ánh mắt hay khuôn mặt, qua đó giúp bạn biểu cảm trên vũ trụ ảo khi tương tác.
Rõ ràng, với mức giá cực cao cùng như những cải tiến cả về công nghệ lẫn thiết kế, Meta đang nhắm đến tầng lớp doanh nhân hoặc những người đam mê vũ trụ ảo.
Đặt cược
Theo WSJ, sản phẩm Quest Pro là một bước tiến quan trọng của Meta cũng như nhà sáng lập Mark Zuckerberg sau khi tốn hàng năm trời và nhiều tỷ USD cho vũ trụ ảo với hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ chuyển qua công nghệ mới.
Bước đi này của Mark Zuckerberg đang tạo nên sóng ngầm tại Meta khi bộ phận phát triển kính VR, Reality Labs vẫn chỉ là một doanh nghiệp con nhỏ bé so với các mảng kiếm lợi lớn cho hãng như Facebook hay Instagram.
Tuy nhiên, Reality Labs lại tốn khá nhiều ngân sách của công ty trong khi các nhân viên lại đang than phiền về chính sách đãi ngộ không còn như trước, ngân sách cho nhiều dự án bị cắt giảm và thậm chí là còn khả năng sa thải bớt lao động.
Video đang HOT
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2022, Meta cho biết họ đã tốn đến 2,8 tỷ USD cho riêng Reality Labs.
Sự trình làng của Quest Pro cũng cho thấy giờ đây Facebook đang tập trung hơn cho người dùng VR cũng như các chiến lược để quảng bá, khuyến khích người dân đến với vũ trụ ảo thay vì đầu tư cho mạng xã hội.
Câu chuyện cũng khá dễ hiểu khi Facebook gặp nhiều khó khăn, từ việc bị Apple điều chỉnh chính sách theo dõi người dùng cho đến cạnh tranh từ Tiktok hay các cuộc tranh cãi pháp lý về nội dung, quyền riêng tư…
Với việc Facebook và Instagram mất dần sức hút dù vẫn là ông lớn, CEO Mark Zuckerberg hiểu rõ ràng mình cần phải tìm kiếm nguồn thu mới và vũ trụ ảo là lựa chọn đó.
Tuy vậy, tờ WSJ cho biết vẫn chưa rõ liệu đến bao giờ thì giấc mơ vũ trụ ảo của nhà sáng lập Facebook mới thành hiện thực kể từ khi Mark Zuckerberg thành lập công ty mẹ Meta vào năm 2021. Hiện tập đoàn này là hãng dẫn đầu về công nghệ kính thực tế ảo nhưng thị trường của chúng vẫn quá nhỏ bé, thậm chí còn chẳng nhiều người dùng bằng thị trường trò chơi điện tử.
Từ khi phát triển dòng sản phẩm kính thực tế ảo, Meta chưa từng công bố doanh số bán của mặt hàng này. Tuy nhiên báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022 cho thấy doanh thu của Reality Labs, bao gồm cả sản phẩm Quest 2, đã đạt 1,1 tỷ USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm trước.
Một trong những điểm khiến người dùng chú ý là việc Meta cộng tác với Microsoft để phát triển kính VR. Phía Facebook tuyên bố sẽ cộng tác với Microsoft để cùng làm việc với đội ngũ Windows 365 để phát triển sản phẩm vào năm tới.
Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể kết nối kính VR của Meta với máy tính để thực hiện các cuộc họp trực tuyến.
Bản thân Microsoft đã phát triển kính VR của riêng mình mang tên HoloLens 2 với giá khởi điểm 3.500 USD.
Bên cạnh Microsoft, Meta còn kỳ vọng người dùng Quest Pro có thể họp trực tuyến qua Zoom trên nền tảng vũ trụ ảo Horizon Workrooms của hãng vào đầu năm 2023.
“Bạn sẽ có thể sử dụng mô hình nhân vật ảo của bản thân cũng như những vật phẩm, dịch vụ trên vũ trụ ảo ở bất cứ nơi nào bạn đến”, CEO Mark Zuckerberg tin tưởng.
Vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg bị ghẻ lạnh
Đốt hàng tỷ USD vào metaverse, nhưng những gì Meta nhận lại là hàng loạt lời phàn nàn từ người dùng và sự hoài nghi của nhân viên trong công ty.
Khó khăn chồng chất của Horizon Worlds đang đè nặng lên vai Mark Zuckerberg. Ảnh: Wall Street Journal.
Tháng 10/2021, Facebook đã đổi tên thành Meta, thể hiện tham vọng với vũ trụ ảo metaverse của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, một năm đã trôi qua, hãng công nghệ vẫn đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề như trục trặc kỹ thuật, người dùng ngán ngẩm và tương lai bất định dù tiêu tốn hàng tỷ USD.
Trong nội bộ công ty, những sự hoài nghi cũng đang được đặt ra với tham vọng mới.
Những con số gây thất vọng
Theo Wall Street Journal, Mark Zuckerberg từng khẳng định quá trình tiến vào metaverse sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng việc tựa game thực tế ảo Horizon Worlds không đạt được như kỳ vọng đã gây cho nội bộ Meta không ít hoang mang.
Một tài liệu nội bộ chỉ ra tập đoàn công nghệ đặt mục tiêu sẽ đạt 500.000 người dùng trên Horizon Worlds vào cuối năm nay. Nhưng trên thực tế, tính đến vài tuần trước, tựa game chỉ có 280.000 người chơi. Còn ở thời điểm hiện tại, con số này còn ít hơn 200.000 người.
Hầu hết người chơi không quay lại Horizon Worlds sau một tháng thử chơi tựa game này. Trong khi đó, số người hoạt động lại liên tục giảm từ đầu năm nay.
Tựa game này tỏ ra thua kém hoàn toàn khi so sánh với các nền tảng khác như Facebook, Instagram, vốn thu hút hơn 3,5 tỷ người dùng mỗi tháng, tương đương với một nửa dân số thế giới. Còn lượng người chơi trên Horizon Worlds còn chưa bằng số dân của một thành phố nhỏ tại Mỹ.
Avatar của Mark Zuckerberg bị chê là quá xấu. Ảnh: Meta.
Horizon Worlds bao gồm những không gian ảo, giúp các ảnh đại diện (avatar) của người dùng có thể tự do mua sắm, làm việc, tiệc tùng ở đây. Nhưng chẳng mấy người xuất hiện tại các địa điểm vui chơi hay hoạt động tại Horizon.
Theo số liệu nội bộ, chỉ có 9% thế giới bên trong Horizon được ít nhất 50 người dùng ghé thăm một lần. Còn các thế giới khác hầu như chẳng có ai đến. "Một thế giới không người là một thế giới đáng buồn", tài liệu viết.
Thông thường người dùng sẽ sử dụng bộ kính thực tế ảo (VR) Meta Quest để tham gia vào Horizon, nhưng số liệu cho thấy tỷ lệ người dùng duy trì sử dụng thiết bị này đã liên tục giảm trong 3 năm qua. Trong đó, hơn một nửa thiết bị bán ra đã bị người dùng "xếp xó", không sử dụng đến suốt 6 tháng.
Chia sẻ với Wall Street Journal, Carlos Silva (41 tuổi) cho biết ông đã tham gia vào tựa game của Meta vào năm ngoái để làm quen bạn mới trong lúc giãn cách vì đại dịch. Nhưng khi chơi, ông hầu như chẳng gặp được ai.
Do đó, Silva quyết định đón xe dạo vòng quanh Horizon vào thứ tư mỗi tuần. Lúc đầu, ông thấy có khoảng 400 người đi cùng chuyến với mình nhưng sau đó con số đã giảm dần và chỉ còn ít hơn 150 người trong vài tháng trở lại đây.
Một cuộc khảo sát người dùng còn cho thấy người dùng không tìm thấy thế giới họ yêu thích hay bạn bè để chơi cùng trong Horizon. Có người còn phàn nàn rằng các avatar trong game không giống thật và chẳng có chân.
Những địa điểm vui chơi, giải trí của Meta thậm chí còn chẳng có một bóng người. Ảnh: Wall Street Journal.
Niềm tin của Meta
Phản hồi về vấn đề này, đại diện của Meta cho biết dự án này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành và đang cải thiện từng ngày. Trong quá trình đó, ắt hẳn sẽ có nhiều ý kiến chế nhạo nhưng tập đoàn tin rằng đây sẽ là công nghệ của tương lai.
Theo Wall Street Journal, metaverse là một khởi đầu hoàn toàn mới của Meta. Do đó, hãng công nghệ đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong mảng kinh doanh cùng với đó là sự chỉ trích từ người dùng.
Trong một tài liệu nội bộ của Meta có tên "AR, VR hay Metaverse: Đâu mới là nền tảng tỷ người tiếp theo?", Dare Obasanjo, quản lý mảng sản phẩm của Horizon, khẳng định rằng người dùng sẽ có thể tự do thể hiện bản thân, làm việc, giải trí cùng bạn bè trong hàng loạt thế giới ảo. Đây là điều mà đời thực không thể làm được.
Meta vừa cho ra mắt Quest Pro mới, cung cấp trải nghiệm thực tế ảo cao cấp hơn. Ảnh: Meta.
Ông cũng cho biết trong tương lai, người dùng sẽ tham gia metaverse không chỉ bằng thiết bị VR mà còn bằng máy tính, điện thoại hay kính thông minh... Tuy nhiên, Meta hiện vẫn chưa có chiến lược đầu tư vào mảng này. "Chúng ta vẫn chưa tìm ra được khoản đầu tư thích hợp cho metaverse", ông cho biết.
Tập đoàn đã hủy và dời thời gian ra mắt của nhiều sản phẩm liên quan đến vũ trụ ảo. Bên cạnh đó, nội bộ công ty cũng lục đục về chuyện biến Horizon thành một nền tảng chuyên chơi game hay mở rộng sang các kết nối xã hội khác.
Tháng trước, trong bức thư gửi đến nhân viên, Phó chủ tịch phòng phát triển metaverse Vishal Shah nói rằng Horizon vẫn còn thiếu ổn định và bị người dùng chỉ trích vì nhàm chán. Thậm chí, ngay cả những người phát triển tựa game này ở Meta cũng không thèm sử dụng nó.
Meta trong "vòng xoáy tử thần" (Kỳ 2): Ván cược của Zuckerberg Thực tế là Facebook cũng đã từng đứng trên bờ vực của sự phá sản. Nhưng, cú đặt cược của Zuckerberg vào thế giới di động đã thành công. Liệu giờ đây có thể là metaverse? Jake Dollarhide, Giám đốc điều hành của Longbow Asset Management ở Tulsa, Oklahoma, cho rằng Mark Zuckerberg và Facebook luôn là người biết cách vượt qua những...