Kinh nghiệm từ Hàn Quốc và bài học cho các bạn trẻ Việt Nam trước ngưỡng cửa chọn nghề, lập nghiệp
Chọn nghề đó là việc con người đối chiếu nguyện vọng, sở trường, khuynh hướng, hứng thú và năng lực của mình với yêu cầu của nghề nghiệp xem có phù hợp hay không.
Ảnh minh họa
Trước ngưỡng cửa cuộc đời, việc chọn nghề vô cùng hệ trọng nên phải đắn đo suy nghĩ kỹ. Nếu chọn nghề đúng, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi, hăng say học tập, lao động nên năng xuất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, thu nhập tăng, ngược lại nếu chọn nghề sai sẽ làm cho con người buồn phiền, chán nản, năng xuất thấp, không yên tâm công tác, muốn đổi nghề, thậm chí bỏ nghề gây thiệt hại lớn cho gia đình và xã hội.
Vậy làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, nhất là trong bối cảnh thế giới nghề nghiệp rộng lớn và biến đổi không ngừng, đa dạng, phức tạp đặt ra nhiều thách đố đối với thế hệ trẻ khi chọn nghề, chọn ngành học và bậc học. Trong khi đó, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động có trình độ cao và ở bất kỳ công việc nào cũng cần người lao động phải có kiến thức phổ thông, kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật chuyên môn vững vàng và kỹ năng cao.
Trước ngưỡng cửa cuộc đời, những quyết định đầu tiên của bạn về nghề nghiệp bị thêu dệt bởi nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa nguyện vọng ngành nghề của cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội (vấn đề việc làm sau tốt nghiệp), giữa tâm lý phổ biến của học sinh và kể cả phụ huynh vẫn coi đại học là con đường tiến thân duy nhất, giữa giấc mơ quá bay bổng và cuộc sống hiện thực…
Tuổi trẻ có những ước mơ đẹp và hoài bão lớn, nguyện vọng của các bạn muốn vào đại học là chính đáng, song các bạn cũng phải hiểu rằng đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất, không phải là con đường duy nhất để vào đời, điều cơ bản là quá trình học tập và rèn luyện suốt đời của bạn mới đem lại những thành công cho bạn.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa thưc sự quan tâm đến việc chọn nghề – lập nghiệp, còn nhiều bối rối trước khi lựa chọn trường, chọn ngành nghề để học. Chính vì vậy, đã có rất hiều bạn trẻ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc để cố gắng theo học đại học hoặc những ngành nghề không phù hợp với năng lực của bản thân, không phù hợp với nhu cầu của xã hội dẫn đến thất nghiệp, hoặc làm việc với ngành nghề không đúng với chuyên môn được đào tạo, hậu quả là rất lãng phí công sức, tiền bạc và thời gian.
Thực ra vấn đề này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà cũng xảy ra tại một số quốc gia, đặc biệt một số quốc gia thuộc Châu Á. Theo các chia sẻ của Giáo sư Moo Suk Min, trường đại học Nazarene của Hàn Quốc đã cho thấy thực trạng phát triển giáo dục nghề nghiệp của Hàn Quốc như sau: hiện nay Hàn Quốc đạt tỷ lệ tuyển sinh cao, mở rộng giáo dục Đại học (tỷ lệ học sinh vào học đại học trên 70%); số lượng sinh viên học nghề giảm sút, trong khi đó hệ thống giáo dục và hệ thống kinh tế, xã hội cần cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp, đòi hỏi sự thay đổi của các chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của nền công nghiệp và yêu cầu đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng bậc cao… Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi Hàn Quốc tiếp tục quan tâm và phát triển giáo dục nghề nghiệp,
Hàn Quốc đã không thành công bởi vì đặt hy vọng nhân lực chất lượng cao vào những người học đại học, trong khi đó yêu cầu của ngành công nghiệp là nguồn chuyên gia bậc cao (những người có kỹ năng bậc cao). Sự đóng góp của kiến thức lý thuyết thuần túy giảm, trở thành căn bệnh xã hội, khó khăn trong vấn đề tìm việc làm vì không đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường dẫn đến nhiều sinh viên muốn bỏ học (trong đó trên 40% sinh viên nữ).
Video đang HOT
Hàn Quốc cũng đã có đánh giá và đưa ra một số điểm còn hạn chế: Đặt quá nhiều hy vọng về việc thúc đẩy giáo dục đại học. Trong xã hội, xuất hiện hiệu ứng coi thường những người tốt nghiệp các trường Trung học nghề. Các chương trình đào tạo không tương xứng giữa đào tạo lý thuyết và thực hành… Vì vậy, hiện nay Hàn Quốc cũng đã đặt ra một số vấn đề đối với giáo dục nghề nghiệp cần giải quyết như: Tỷ lệ sinh thấp, số lượng người tham gia hoạt động kinh tế giảm; Giải quyết vấn đề về tỷ lệ học đại học cao (các vấn đề liên quan từ giáo dục nghề nghiệp và đào tạo ở cấp giáo dục trung học tới năng lực nghề nghiệp liên quan và việc làm của sinh viên đại học); Tình trạng thanh niên thất nghiệp; sự thay đổi cấu trúc công nghiệp do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…
Có thể nói, những thực trạng đã nêu trên tại Hàn Quốc, cũng khiến chúng ta suy ngẫm về các vấn đề tại Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, ở nước ta tỷ lệ học sinh vào học đại học cao, nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo và đã không ít sinh viên phải dấu bằng đại học để làm công nhân tại các doanh nghiệp, nhà máy hoặc lại phải làm lại bằng cách đăng ký tham gia học nghề để có kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, không ít học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở đã không chọn học nghề mà tham gia ngay vào thị trường lao động, làm các công việc giản đơn. Do thiếu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến họ có thu nhập thấp và việc làm bấp bênh. Thậm chí có những người đã cống hiến sức trẻ cho các lao động giản đơn, thu nhập thấp, đến khi độ tuổi trung niên lại mất việc do không có trình độ, kỹ năng để đáp ứng đỏi hỏi ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh. Không lựa chọn nghề nghiệp đúng hoặc không học tập để có kỹ năng nghề nghiệp sẽ gây lãng phí lớn cho chính người học, gia đình và xã hội.
Vấn đề chọn nghề, chọn trường luôn là vấn đề nóng của toàn xã hội trước mỗi mùa tuyển sinh. Vì vậy, các bạn trẻ Việt Nam nên xem đó là bài học để thận trọng hơn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Trong xu thế hội nhập, vấn đề việc làm của thanh niên không chỉ ở trong nước mà chịu áp lực bởi xu thế dịch chuyển lao động trong khu vực và quốc tế, vấn đề cạnh tranh để có việc làm bền vững luôn là thách thức cho bạn trẻ trước khi chọn nghề, lập nghiệp. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách thu hút học sinh học nghề, chính sách phân luồng sau trung học cơ sở, các chương trình đào tạo theo mô hình 9 , chương trình đào tạo được chuyển giao từ các nước tiên tiến của một số ngành nghề được đưa vào áp dụng. Các chương trình giáo dục nghề nghiệp có tỷ lệ thực hành cao, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Quan điểm học tập suốt đời cũng được chú trọng và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập và phấn đấu trong quá trình làm việc như: học liên thông lên các bậc học cao hơn hoặc liên thông với các ngành nghề có chuyên môn gần, học thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng công nghệ mới hoặc tham gia đánh giá để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia…
Trong mùa tuyển sinh năm nay, trước những băn khoăn, vướng mắc trong việc lựa chọn nghề, chọn trường của các bạn trẻ và những nỗi lo âu của các bậc phụ huynh đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của con em mình, hy vọng rằng một số thông tin trên sẽ giúp các bạn trẻ có lựa chọn tốt hơn, vững tin hơn khi chọn nghề, lập nghiệp. Đó là cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu học tập của mình, học nghề – lập nghiệp, học thường xuyên, học suốt đời để hướng tới thành công trong tương lai!
Ths. Trần Thị Thu Hà Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng GDNN
Theo Báo dân sinh
TP.HCM tổ chức tư vấn trực tuyến hướng nghiệp - tuyển sinh
Căn cứ vào tình hình thực tế và thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ số, Sở GD&ĐT TP.HCM xây dựng kế hoạch tư vấn trực tuyến hướng nghiệp - tuyển sinh năm 2020.
Chương trình cung cấp, trang bị cho học sinh những kỹ năng tiếp cận, phát hiện, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp bản thân phù hợp với sở thích. Bên cạnh đó, giới thiệu đến học sinh các hướng đi sau THCS - THPT và những điều cần lưu ý.
Chương trình còn cung cấp thông tin về dự báo nguồn nhân lực, những yêu cầu về tuyển sinh; giới thiệu các ngành nghề, chỉ tiêu, điều kiện, hệ đào tạo các trường; phương thức, quy định về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020; kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020; cung cấp, hướng dẫn chọn nghề...
Học sinh Trường THCS Lữ Gia, quận 11 trong một buổi tư vấn hướng nghiệp. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Đối với chương trình tư vấn trực tuyến tuyển sinh:
Chương trình dự kiến sẽ tổ chức 50 buổi, thời gian từ nay đến ngày 30-9-2020. Mỗi buổi tư vấn từ 60-90 phút.
Chương trình gồm hai phần. Phần 1: Tư vấn chung về quy chế, chính sách, tâm lý, sức khỏe mùa thi và phần tư vấn chuyên sâu về các ngành nghề đào tạo. Mỗi buổi tư vấn sẽ có chủ đề khác nhau về các nhóm ngành nghề đào tạo.
Nôi dung tư vấn tuyển sinh với nhiều chủ đề khác nhau:
Thứ nhất, thông tin chi tiết về quy chế thi THPT quốc gia năm 2020 và những điều thí sinh cần biết.
Thứ hai, phương thức thi tuyển, xét tuyển của các trường cao đẳng, đại học, chương trình giáo dục quốc tế.
Thứ ba, tư vấn kỹ năng chọn ngành, chọn nghề phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường, sở thích, điều kiện kinh tế...
Thứ tư, tư vấn tâm lý, sức khỏe, dinh dưỡng mùa thi. Chiến lược, bí quyết "săn" học bổng.
Thứ năm, tư vấn chuyên sâu về các nhóm ngành nghề: Khoa học - công nghệ - kỹ thuật, kinh tế - tài chính - ngân hàng; luật - sư phạm - khoa học xã hội và nhân văn; nhóm sức khỏe, nông lâm ngư nghiệp và thú y; công nghệ thông tin...
Thứ sáu, hướng dẫn cách đăng ký hồ sơ, làm gì khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia, cách chọn và điều chỉnh nguyện vọng. Học, ôn thi từng khối ngành cụ thể. Các chủ đề Talk show cùng CEO về ngành nghề, việc làm...
Đối với chương trình hướng nghiệp, tuyển sinh sau THCS:
Chương trình sẽ tổ chức trực tuyến 30 buổi, từ ngày 29-2 đến ngày 30-7.
Chương trình gồm nhiều nội dung khác nhau:
Tư vấn hướng nghiệp, hướng nghề, hướng trường như thông tin thi tuyển vào lớp 10 THPT tại TP.HCM, các quy định, quy chế, chính sách.
Chương trình đi sâu giải quyết các băn khoăn của học sinh, phụ huynh như đăng ký như thế nào để phù hợp với ba nguyện vọng vào lớp 10 công lập; chọn trường nào phù hợp với năng lực.
Chương trình còn hướng dẫn việc ôn và thi vào trường chuyên, trường năng khiếu; "Con đường" nào dành cho những học sinh lớp 9 có học lực trung bình, dưới trung bình, rớt cả ba nguyện vọng...
Ban Tư vấn chương trình là các nhà quản lý, chuyên gia có uy tín trong ngành giáo dục...
Theo PLO
Thi viết 'Tôi chọn nghề' lần 2 - Vượt bệnh tật theo học nghề LTS: Đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, Huỳnh Diệu Huy (30 tuổi, Bình Tân, TP.HCM) vẫn cố gắng vươn lên để có một nghề cho bản thân và giúp ích cho cuộc sống. Huỳnh Diệu Huy (thứ hai từ phải) trong buổi đi cắt tóc từ thiện với lớp - Ảnh: NVCC Năm 2012, khi đang học năm cuối ở một trường...