Kinh nghiệm trong thu hút tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ
Mới đây, tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm về thay đổi cách thức quản lý hoạt động tuyển sinh và đào tạo sau đại học.
Chia sẻ về vấn đề các trường đại học nên chú trọng đến người học, làm sao cho người học thấy thích thú với việc học tập, thích đi học hơn,….. TS. Trương Quang Dũng – Viện trưởng, viện SĐH&KHCN – Trường Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM đã có một số ý kiến “Những lợi ích cho nhà trường trong việc chú trọng các chi tiết nhỏ trong khâu tuyển sinh, nhất là khâu chăm sóc các học viên, phải chăm sóc chứ không phải chỉ có dạy học hay là đủ.
Vấn đề thứ hai nằm ở khâu giảng viên, giảng viên có đầy đủ bằng cấp nhưng bên cạnh đó còn phải đặt cái tâm vào giảng dạy. Cuối cùng là vấn đề học phí, khi trao học bổng giảm học phí cho sinh viên nên lấy phụ huynh làm trung tâm, phải rõ ràng với thí sinh về các khoản học phí và chính sách hỗ trợ khi theo học tại Nhà trường”
Và Tiến sĩ Dũng cho biết thêm, phải thay đổi các chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng nhiều cho những nhóm học viên có yêu cầu, ví dụ như chúng tôi đã thay đổi chương trình đào tạo cho công ty điện lực TP.HCM theo hướng đưa các doanh nhân vào dạy chương trình thực tế kết hợp với các giảng viên có trình độ cao, việc dạy như vậy đã thu hút học viên cao học. “Quan trọng nhất là chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cộng với phải linh hoạt trong khâu tuyển sinh thì mới làm được. Mỗi năm chúng tôi đã tuyển sinh được đủ số chỉ tiêu học viên cho 5 ngành ở Viện sau đại học và khoa học công nghệ, đó là điều đáng mừng cho chúng tôi” thầy Dũng chia sẻ thêm.
TS. Trương Quang Dũng – Viện trưởng, viện SĐH&KHCN – Trường Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM chia sẻ.
Tiếp thu ý kiến của
TS. Thái Doãn Thanh
, hiệu phó Nhà trường cho biết: Đối với khâu tuyển sinh, Nhà trường sẽ tổ chức một buổi phổ cập chi tiết toàn bộ các quy trình cũng như nhấn mạnh đến các tiểu tiết cho các cán bộ của bộ phận tuyển sinh. Đồng thời cũng sẽ nâng cao bộ phận chăm sóc học viên, chủ động hỏi thăm tình hình học tập, tiếp nhận và xử lí kịp thời những khó khăn hay thắc mắc của học viên về trường. Từ đó, có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững giữa học viên và Nhà trường. Về chương trình đào tạo, Nhà trường sẽ cố gắng thắt chặt hơn trong việc tìm kiếm giảng viên. Không chỉ đáp ứng được trình độ, giảng viên còn phải là người từng có kinh nghiệm, từng nghiên cứu và không ngừng đổi mới trong phương thức giáo dục. Tiếp đến là vấn đề học phí, từ trước đến nay Nhà trường không thu bất kì một khoản phí khác nào ngoại trừ học phí. Tuy nhiên, để vấn đề tiền bạc, học phí có thể minh bạch nhất, trường sẽ thắt chặt, quán triệt toàn bộ những người có hành vi thu tiền trục lợi cá nhân và có biện pháp xử lí mạnh tay nếu vi phạm
TS. Thái Doãn Thanh – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu.
Học viện Ngoại giao tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2022
Học viện Ngoại giao thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế đợt 1 năm 2022.
Học viện Ngoại giao.
Căn cứ Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ và Quyết định số 666/QĐ-HVNG ngày 23/09/2021 của Giám đốc Học viện Ngoại giao về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao, Học viện Ngoại giao thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế đợt 1 năm 2022 như sau:
I. Chuyên ngành, chỉ tiêu tuyển sinh và hình thức đào tạo:
1. Chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh:
Video đang HOT
- Quan hệ quốc tế, mã số: 8310206; chỉ tiêu tuyển sinh: 100 học viên;
- Luật quốc tế, mã số: 8380108; chỉ tiêu tuyển sinh: 30 học viên;
- Kinh tế quốc tế, mã số: 8310106; chỉ tiêu tuyển sinh: 30 học viên;
- Truyền thông quốc tế: 8320107; chỉ tiêu tuyển sinh: 30 học viên.
2. Hình thức đào tạo: Chính quy
II. Đối tượng và điều kiện dự tuyển: Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi;
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần/ ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và có chứng chỉ bổ sung kiến thức của Học viện trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi;
- Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;
- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;
- Có đủ sức khỏe để học tập;
- Nộp hồ sơ và lệ phí dự thi đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.
III. Hồ sơ dự tuyển: Bao gồm các giấy tờ:
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu);
2. Sơ yếu lý lịch ( theo mẫu);
3. 02 ảnh 3x4 ( chụp không quá 06 tháng, mặt sau ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh);
4. Giấy chứng nhận sức khỏe ( cấp bởi bệnh viện đa khoa: có kết luận về điều kiện sức khỏe phục vụ học tập - công tác, không quá 06 tháng kể từ ngày cấp);
5. Bản sao có chứng thực các giấy tờ:
- Bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học ( yêu cầu công nhận văn bằng đối với trường hợp cấp bởi Đại học nước ngoài);
- Giấy khai sinh;
- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Chứng chỉ bổ sung kiến thức và bảng điểm ( nếu có).
6. Công văn cử đi học của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ( nếu có).
IV. Kế hoạch, phương thức tuyển sinh:
1. Kế hoạch:
- Thời gian nhận hồ sơ: đến hết ngày 13/05/2022 ( hồ sơ không hoàn trả sau khi nộp);
Lịch học bổ sung kiến thức ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế: 21/03/2022 - 28/04/2022;
Lịch ôn tập ( dự kiến): 09/05/2022 - 20/05/2022 ;
Thời gian tuyển sinh ( dự kiến): 28/05/2022.
2. Phương thức tuyển sinh:
- Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển.
V. Môn thi tuyển, yêu cầu về ngoại ngữ:
1. Môn thi tuyển:
- Chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Triết học, Chính trị quốc tế;
- Chuyên ngành Luật quốc tế: Triết học, Công pháp quốc tế;
- Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: Kinh tế học, Kinh tế quốc tế;
- Chuyên ngành Truyền thông quốc tế: Triết học, Truyền thông quốc tế.
2. Yêu cầu về ngoại ngữ: Thí sinh đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
b) Có một trong các văn bằng, chứng chỉ:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế Tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
VI. Mức thu phí dịch vụ tuyển sinh:
Lệ phí đăng ký dự thi: 60.000đồng/hồ sơ;
Lệ phí thi tuyển sinh: 240.000đồng/thí sinh.
VII. Thông tin liên hệ:
Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Đào tạo, Học viện Ngoại giao
Phòng D501 nhà D, số 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0898.634.436 Email : [email protected]
Website : www.dav.edu.vn./.
Hà Nội đạt 109,3% kế hoạch năm về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho thấy, tính đến tháng 11-2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp toàn thành phố đã tuyển sinh và đào tạo cho 245.316/224.500 lượt người (trình độ cao đẳng 33.682 người; trung cấp 27.828 người; sơ cấp và dưới...