Kinh nghiệm săn học bổng Fulbright
Thạc sĩ Vĩnh Huy, từng là thành viên hội đồng tuyển chọn của học bổng Fulbright, chia sẻ cách chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ du học Mỹ tốt nhất.
Thạc sĩ Vĩnh Huy từng hai lần giành học bổng AAS của Chính phủ Australia và học bổng Fulbright của Chính phủ Mỹ. Năm 2016, thạc sĩ Huy được chương trình Fulbright mời làm thành viên hội đồng tuyển chọn.
Tham dự buổi hội thảo cung cấp và chia sẻ thông tin về học bổng Fulbright năm học 2022-2023 của Chính phủ Mỹ tại TP HCM, thầy Huy cho biết năm nay các ngành học của chương trình học bổng Fulbright không thay đổi và vẫn dành ưu tiên cho khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, nếu làm quản lý các ngành STEM, bạn vẫn có khả thể tham gia ứng tuyển.
Các finalist chia sẻ kinh nghiệm tại buổi hội thảo cung cấp thông tin về học bổng Fulbright năm học 2022-2023 của Chính phủ Mỹ tại TP HCM gần đây. Ảnh: NVCC.
Theo thống kê của chương trình Fulbright tại Việt Nam, hàng năm số hồ sơ ứng tuyển dao động 300-500. Đến vòng sàng lọc, số hồ sơ còn khoảng 150 để hội đồng tuyển chọn xem xét. Số hồ sơ được xét vào vòng trong tùy theo chất lượng. Mỗi năm chương trình chọn 30-50 hồ sơ vào vòng phỏng vấn.
Về tiêu chí tuyển chọn: Fulbright đánh giá cao mục tiêu học tập, không quan trọng ứng viên công tác ở đơn vị nào, không phân biệt cơ quan nhà nước hay tư nhân, cũng như không có sự ưu tiên cho tôn giáo hay vùng miền.
Fulbright là một trong ít học bổng không yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đại học đạt loại gì hay quy định GPA cụ thể bao nhiêu. Mục đích là mở rộng cánh cửa cho mọi người. Đối tượng mà Fulbright tìm kiếm chính là các ứng viên có tiềm năng đóng góp cho cộng đồng và xã hội trong tương lai.
Hai bài luận PS (Personal Statement) và SO (Study Objectives): Quy định của Fulbright cho bài luận cá nhân PS và bài luận mục tiêu, kế hoạch học tập SO tối đa 1.000 từ cho mỗi bài. Các finalist (ứng viên đã qua vòng phỏng vấn, đang chờ được trường bên Mỹ chính thức nhận sang học) năm nay cũng chia sẻ một số điểm đáng chú ý khi trình bày các bài luận.
Các bài luận cần:
- Nhấn mạnh và thể hiện được sự đóng góp cụ thể của bản thân cho cộng đồng và xã hội sau khi học về.
- Phải nghiên cứu thật kỹ 7 tiêu chí của Fulbright để đáp ứng một cách tốt nhất.
Video đang HOT
- Viết và thể hiện sao cho người ngoài ngành và không có chuyên môn vẫn có thể hiểu được, cụ thể ở đây là các thành viên của hội đồng tuyển chọn.
- Áp dụng kỹ thuật viết “Show, don’t tell” bằng cách sử dụng câu chuyện cụ thể hay kinh nghiệm thực tế của bản thân trong cuộc sống, học tập, và công việc để minh họa cho bài luận.
- Đoạn mở bài và kết luận của bài luận PS rất quan trọng, có thể mở đầu bằng một đoạn hội thoại, hoặc minh họa bằng hình ảnh để mở và kết cho ấn tượng.
- Hai bài luận PS và SO là hai câu chuyện bổ sung cho nhau để thể hiện đầy đủ về bản thân cho hội đồng.
- Mạnh dạn khoe về bản thân trong hai bài luận.
Theo thạc sĩ Huy, đa số finalist tham gia hội thảo năm nay ít nhiều nhận thức tầm quan trọng của mentor (người hướng dẫn và tư vấn) và tìm sự giúp đỡ từ họ khi viết hồ sơ săn học bổng Fulbright. Một finalist thậm chí còn phân loại các mentor cụ thể thành các nhóm:
- Cùng ngành học khi xin học bổng Fulbright.
- Khác ngành học khi xin học bổng Fulbright.
- Đã có bằng thạc sĩ và IELTS.
- Hiểu ứng viên rõ nhất.
- Người bản xứ.
Thạc sĩ Huy (bìa phải) cùng các finalist Fulbright 2020 tại buổi chia sẻ kinh nghiệm gần đây. Ảnh: NVCC .
Thư giới thiệu LOR (Letter of Recommendation): Fulbright yêu cầu nộp 3 LOR thể hiện các khía cạnh, góc nhìn, hay câu chuyện về ứng viên. Ba LOR này giúp hội đồng có cái nhìn khách quan về ứng viên bên cạnh hai bài luận PS và SO.
Các LOR chính là ba mảnh ghép để hoàn tất câu chuyện hay bức tranh về bản thân ứng viên. Theo kinh nghiệm của finalist, khi tìm người viết LOR, nên chủ động liên hệ, cung cấp thông tin về bản thân và các tiêu chí đánh giá của Fulbright cho người giới thiệu.
Vòng phỏng vấn: Mục đích chính của buổi phỏng vấn là cơ hội để hội đồng có dịp tiếp xúc biết rõ hơn về con người thật của ứng viên bên cạnh bộ hồ sơ. Vì vậy, các thành viên hội đồng sẽ hỏi thêm về các khía cạnh mà họ vẫn còn thắc mắc khi đọc hồ sơ. Do đó, để chuẩn bị tốt cho vòng phỏng vấn, việc cơ bản và quan trọng phải làm là ứng viên phải nắm chắc thông tin về bộ hồ sơ của mình.
Một finalist cũng chia sẻ kinh nghiệm nếu ứng viên có năng khiếu đặc biệt nào đó có thể đem ra biểu diễn trước hội đồng. Bạn finalist này trình bày một ca khúc trước hội đồng và gây được ấn tượng đặc biệt.
Gặp gỡ nữ sinh 10X xứ Thanh đỗ học bổng du học Mỹ hơn 5 tỉ đồng
Phạm Hương Giang - học sinh lớp 12 chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá) là một trong 2 học sinh của trường đoạt được học bổng toàn phần du học Mỹ.
Được 5 trường đại học Mỹ báo kết quả trúng tuyển với học bổng cao nhưng Hương Giang đã quyết định du học Trường Đại học Mount Holyoke với mức học bổng 55.000 USD/năm (khoảng 5,1 tỉ đồng). Lao Động có cuộc trao đổi nhanh với cô nữ sinh xinh đẹp, học giỏi này.
Phạm Hương Giang - học sinh chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá). Ảnh: X.H
Chào Hương Giang, chúc mừng em đã đạt được học bổng toàn phần du học ở Trường Đại học Mount Holyoke. Vì sao em lại chọn học ở đây?
- Từ khi em còn bé, bố em thường nghe tin tức qua các kênh như CNN nên em cảm thấy nước Mỹ thật là rộng lớn, có biết bao điều mình có thể khám phá nếu được du học. Em đã rất thích du học Mỹ nhưng ý tưởng du học Mỹ ở thời điểm ấy khá xa vời và ngoài tầm với. Tuy nhiên, vào lớp 11, sau khi thi chứng chỉ IELTS đạt 8.0, em mới có đủ tự tin để bắt đầu nộp hồ sơ du học.
Cô học trò giỏi giang, xinh đẹp. Ảnh: NVCC
Con đường đó được thực hiện thế nào? Có dễ dàng với em?
- Thật sự việc chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ không hề dễ dàng, nhất là đối với học sinh ở tỉnh lẻ như em. Ngoài việc học tập tốt ở trường, tham gia hoạt động ngoại khóa, thi các chứng chỉ,... em còn viết bài luận nộp cho các trường. Theo em, đây là phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ vì các bài kiểm tra chỉ thể hiện năng lực của mình ở một thời điểm, còn bài luận thể hiện cá tính, con người và tiềm năng của một ứng viên. Sau khi nộp hồ sơ cho một số trường, kết quả có 5 trường gửi kết quả báo trúng tuyển với học bổng cao.
Nội dung bài luận của em là gì?
- Bài luận của em nói về việc tham gia hoạt động tranh biện đã thay đổi cách em giải quyết vấn đề như thế nào. Theo đó, khi tham gia tranh biện, em luôn nghĩ rằng mọi thứ có thể giải quyết theo tư duy logic. Đứng trước một sự lựa chọn, em luôn cân nhắc cái lợi và cái hại của nó. Ví dụ như khi học lịch sử, em luôn suy nghĩ tại sao sự kiện này xảy ra, sự kiện này xảy ra thì sẽ dẫn đến vấn đề gì,...
Tuy nhiên, khi tổ chức trại hè tranh biện, là ban tổ chức, em phải giải quyết nhanh nhiều vấn đề phát sinh, phải giao tiếp với rất nhiều người khác nhau. Nếu cứ áp dụng tư duy tranh biện để cân nhắc cái lợi và cái hại trong các quyết định và lời nói đồng thời cầu toàn khi giải quyết vấn đề thì đôi lúc sẽ chậm trễ và không đạt hiệu quả.
Em nhận ra rằng tư duy logic không thể giải quyết được mọi vấn đề. Trong cuộc sống, đôi khi mình cần phải có tư duy cảm tính nữa. Qua sự kiện ấy, em nhận ra rằng mình không nên giới hạn bản thân vào một hình tượng sẵn có. Trong tương lai, em cần phải luôn chấp nhận và dung hòa những lối tư duy mới để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Trại hè tranh biện - hoạt động bổ ích của CLB tiếng Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn, Hương Giang là thành viên Ban Tổ chức. Ảnh: NVCC
Ở Việt Nam, nhiều trường đại học có khoa Quan hệ quốc tế, vì sao em lại chọn sang Mỹ để học chuyên ngành này?
- Em muốn học hỏi, tiếp thu kiến thức từ trường học mang tầm quốc tế để nhìn nhận các vấn đề rộng mở và đa chiều. Hơn nữa, được học với nhiều bạn bè trên thế giới, tiếp xúc với sự đa dạng về văn hoá, quan điểm sẽ giúp em có kiến thức và kỹ năng tốt hơn cho công việc sau này.
Một lời khuyên cho các bạn trẻ muốn đạt được học bổng, em sẽ nói gì?
- Phải chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu về học thuật, ngoại ngữ và đặc biệt là tư duy sáng tạo, sự tự tin, sự quyết tâm và tinh thần khao khát tìm kiếm chân trời mới để khẳng định mình.
Một lần nữa chúc mừng em.
Chương trình học bổng thạc sỹ Fulbright năm học 2022-2023 Đối tượng tham gia ứng tuyển là công dân Việt Nam tốt nghiệp đại học, có ít nhất hai năm kinh nghiệm kể từ khi tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ. Ứng viên tham gia tư vấn du học Mỹ. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Hôm nay, 2/12, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa có thông báo về chương...