Kinh nghiệm quốc tế xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học
Việc xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh trong các trường đại học chính là một trong những giải pháp quan trọng, then chốt góp phần thiết thực triển khai đổi mới giáo dục đại học một cách căn bản và toàn diện theo hướng chất lượng, hiệu quả và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế.
“Nhóm nghiên cứu thường thông minh hơn cả một nhà khoa học tài ba”
Sự hình thành các nhóm nghiên cứu (NNC) trong các trường đại học như một lẽ tự nhiên và tất yếu. Chính vì vậy, danh tiếng của các trường đại học lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi của các nhà khoa học lớn.
Nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng được trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng được NNC.
Ngày nay, hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng mang tính tập thể và mang tính liên ngành. Hình thái tổ chức nhóm nghiên cứu đã ngày càng trở thành chiếm ưu thế.
Các thống kê cho thấy một sự thật là “nhóm nghiên cứu thường thông minh hơn cả một nhà khoa học tài ba”, đặc biệt trong bối cảnh khoa học phát triển như hiện nay, nhiều vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành và xuyên ngành mà nếu như chỉ một nhà nghiên cứu đơn độc thì không thể giải quyết được.
Đặc biệt trong cơ sở giáo dục đại học, NNC còn là môi trường và mô hình để gắn kết đào tạo với nghiên cứu. Thông qua NNC tăng cường công bố quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Các NNC làm nên những trường phái khoa học của các trường đại học. Việc xây dựng và phát triển các NNC trong trường đại học vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học trên thế giới.
Phòng nghiên cứu thí nghiệm của ĐH Quốc gia Hà Nội
Các nhóm nghiên cứu điển hình trên thế giới
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc các NNC thường được lập dưới dạng 1 tổ chức phòng thí nghiệm (PTN – Lab) do 1 giáo sư đứng đầu. Dưới GS là các PGS, TS trẻ, NCS, HVCH và sinh viên.
Kinh phí được cấp chủ yếu cho trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và cấp học bổng cho NCS (trong đó có việc thu hút NCS người nước ngoài). Với 1 NNC từ 5-10 NCS và công bố từ 8-10 bài báo ISI, kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp hằng năm tối thiểu từ 1,5-3 triệu $.
Bên cạnh đó, các PTN, các NNC còn gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và nhận các tài trợ nghiên cứu từ doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp còn lập các PTN tại doanh nghiệp và mời các giáo sư đứng đầu các NNC làm trưởng PTN của các doanh nghiệp và khoản kinh phí cho 1 NNC mạnh thường ở mức 3-10 triệu $/năm tùy lĩnh vực nghiên cứu.
Bên cạnh các hướng nghiên cứu mà NNC đang tiến hành, Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc còn ưu tiên đầu tư thành lập các NNC mới để phát triển các hướng nghiên cứu mới, hiện đại được Nhà nước ưu tiên. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, khi các giáo sư trưởng NNC, trưởng PTN nghỉ hưu, nếu không có người kế cận cũng là lúc PTN giải thể, NNC giải thể.
Nga: Trường Đại học tổng hợp Moscow (MGU) có hệ thống tổ chức điển hình cho một đại học hiện đại, Trường phân thành các khoa, dưới khoa là các bộ môn và trong bộ môn là các nhóm nghiên cứu mạnh do các GS đầu ngành xây dựng và dẫn dắt.
Ngoài các nhóm nghiên cứu mạnh trong bộ môn, còn có các nhóm nghiên cứu mạnh liên bộ môn, liên khoa, tạo nên một hệ thống nghiên cứu khoa học rất vững mạnh của Trường.
Hà Lan: Các trường đại học cũng được tổ chức theo các đơn vị nghiên cứu là các viện nghiên cứu – với các nhóm nghiên cứu mạnh – nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học.
Điều hành các hoạt động đào tạo là bộ phận quản lý chương trình và giáo vụ mà không có cán bộ giảng dạy cơ hữu, lực lượng nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo chính là các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh trong các viện, phòng thí nghiệm của Trường.
Đức: Trường Đại học Ruhr – Bochum (RUB) cũng có tổ chức tương tự, dưới trường là các khoa, dưới khoa là các viện, trong viện là các nhóm nghiên cứu mạnh do các Giáo sư lãnh đạo. Chương trình đào tạo chung, các môn học cơ bản và cơ sở của hệ đại học do khoa quản lý, nhưng người giảng dạy là các cán bộ đầu ngành của các viện.
Đào tạo sau đại học thực hiện gần như hoàn toàn ở các viện. Khi làm luận văn, luận án tốt nghiệp, học viên cao học/nghiên cứu sinh làm ở các viện, thường là tham gia vào nhóm nghiên cứu và thực hiện các đề tài của Giáo sư.
Video đang HOT
Các NNC còn thường được thành lập khi có dự án, thường do 1 giáo sự đứng đầu và thu hút các thành viên khác tham gia NNC (kể cả các giáo sư khác cũng như sinh viên) để thực hiện Dự án. Ở Đức hiện chỉ có khoảng 50 NNC mạnh như vậy. Kết quả làm việc của NNC phụ thuộc vào việc dự án được đánh giá tốt hay không.
Việc đánh giá được thực hiện hàng năm để, nếu kết quả không tốt, NNC giải thể. Và thường thủ tục đánh giá kết quả rất gọn nhẹ, thường chỉ 2-3 trang, đặc biệt công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí ISI là tiêu chí đánh giá căn bản, quan trọng nhất của chính phủ đối với kết quả nghiên cứu cấp cho trường đại học và viện nghiên cứu. Tiền đầu tư tăng hay giảm sẽ phụ thuộc việc có công bố ISI nhiều hay không.
Khi xin một dự án, chủ nhiệm đề án phải kèm danh sách các công bố trên tạp chí ISI. Với các công bố này, chỉ số h-index rất được coi trọng, xem như thể hiện nghiên cứu được công nhận trong giới khoa học.
Hoa Kỳ: Tại Trường Đại học Texas (TU), hoạt động nghiên cứu và đào tạo sau đại học cũng diễn ra tại các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm do các Giáo sư phụ trách – đồng thời cũng là các trưởng nhóm nghiên cứu mạnh.
Nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau tiến sĩ từ các quốc gia trên thế giới khi được nhận vào học tại các viện nghiên cứu, trong khoảng 06 tháng đầu sẽ làm việc với các nhóm nghiên cứu mạnh, được làm quen với các nhóm nghiên cứu mạnh hoạt động chuyên môn khác nhau của hướng nghiên cứu, trên cơ sở đó, lựa chọn hướng chuyên môn thích hợp và quyết định đề tài luận án.
Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc các NNC thường được lập dưới dạng 1 tổ chức PTN (Lab) do 1 giáo sư đứng đầu. Dưới GS là các PGS, TS trẻ, NCS, HVCH và sinh viên. Kinh phí được cấp chủ yếu cho trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và cấp học bổng cho NCS (trong đó có việc thu hút NCS người nước ngoài). Với 1 NNC từ 5-10 NCS và công bố từ 8-10 bài báo ISI, kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp hằng năm tối thiểu từ 1,5-3 triệu $.
Bên cạnh đó, các PTN, các NNC còn gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và nhận các tài trợ nghiên cứu từ doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp còn lập các PTN tại doanh nghiệp và mời các giáo sư đứng đầu các NNC làm trưởng PTN của các doanh nghiệp và khoản kinh phí cho 1 NNC mạnh thường ở mức 3-10 triệu $/năm tùy lĩnh vực nghiên cứu.
Bên cạnh các hướng nghiên cứu mà NNC đang tiến hành, Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc còn ưu tiên đầu tư cho các NNC để phát triển các hướng nghiên cứu mới, hiện đại được Nhà nước ưu tiên. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, khi các giáo sư trưởng NNC, trưởng PTN nghỉ hưu cũng là lúc PTN giải thể, NNC giải thể.
Sinh viên nước ngoài đang học tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng
NNC thu hút các nhà khoa học đầu ngành và các nhân tài
Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy nhóm nghiên cứu mạnh là một trong những cách để từ đó hình thành nhà khoa học đầu ngành. Nhóm nghiên cứu mạnh là nòng cốt cho việc xây dựng và thực hiện các mũi nhọn nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm nghiên cứu cụ thể, mang tính trường phái.
Do vậy, một mặt, nhóm nghiên cứu mạnh vừa là môi trường để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các nhà khoa học đầu ngành; mặt khác, nhóm nghiên cứu mạnh cũng chính là nơi để thu hút các nhà khoa học đầu ngành và các nhân tài. Thông qua NNC bồi dưỡng, đào tạo từng cá thể hóa. Chính phủ ở nhiều nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, …) đã xây dựng NNC với mục tiêu như vậy.
Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài cũng cho thấy các nhóm nghiên cứu mạnh là hạt nhân phát triển của những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc (CoE) trong trường đại học.
Về mặt cấu trúc, các Trung tâm xuất sắc là tổ hợp của các nhóm nghiên cứu mạnh, liên ngành, kết hợp lại một cách linh hoạt, tăng cường trang thiết bị hiện đại nhất để cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ trọng điểm tầm quốc gia, quốc tế và tạo ra những kết quả nghiên cứu xuất sắc.
Trong vài thập kỷ gần đây, các Trung tâm nghiên cứu xuất sắc đã rất phát triển trong các trường đại học, kể cả ở các nước có nền khoa học tiên tiến (Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc,…) và các nước đang phát triển (Brazil, Saudi Arabia,…). Mỹ là nước đi đầu và có nhiều thành công trong lĩnh vực này. Ví dụ, Viện Richard E.Smalley – Đại học Rice (thành lập năm 1993), được xem là một Trung tâm xuất sắc với sứ mệnh dẫn đầu thế giới về nghiên cứu công nghệ nano.
Đã có hai nhà khoa học (đồng thời cũng là các trưởng nhóm nghiên cứu mạnh) của Viện được nhận giải Nobel về hóa học năm 1996 là R.Smalley và R.Curi. Năm 2005, viện này được tạp chí Small Time bầu là viện nghiên cứu đứng đầu thế giới về công nghệ nano.
Như vậy, từ kinh nghiệm của các nước cho thấy: NNC có vai trò cực kỳ quan trọng trong các trường đại học, từ triển khai nghiên cứu đến đào tạo, cho đến chế thử, kết nối với Nhà nước, doang nghiệp và là cái nôi thúc đẩy sự ra đời của các phát minh, sáng chế và sản phẩm mới trong trường đại học.
Vì vậy, một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, cũng như nâng cao xếp hạng của trường đại học là phải xây dựng và phát triển được các NNC mạnh, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học tốt, có tâm huyết và kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN
Theo Dân trí
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus
Số lượng các công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học còn khá khiêm tốn. Trong đó có 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%. Con số này nói lên mức độ hội nhập với trình độ quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam.
Đó là một trong những kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thực hiện Đề tài mã số KHGD/16-20.ĐT.032 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020: "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" đã thực hiện khảo sát ở hơn 40 trường đại học trong cả nước.
Nhóm nghiên cứu do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội làm trưởng nhóm.
58,8% giảng viên tham gia nhóm nghiên cứu
Theo kết quả khảo sát của nhóm thực hiện đề tài với 216 giảng viên với
Chính sách về nhóm nghiên cứu (NNC)
Tại Quyết định 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong đó một trong những mục tiêu là hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 50 NNC (giai đoạn 2016-2020) và 80 NNC (giai đoạn 2021-2015) nhằm hình thành các NNCM đủ sức giải quyết những vấn đề KH&CN lớn của đất nước.
thành phần trong đó TS: 42,1%, TSKH: 2,3%, PGS: 9,7% và GS: 4,6% ở 40 trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn cả nước, với tỷ lệ 69% là nam, kết quả cho thấy có 58,8% (127/216) khẳng định đang tham gia các nhóm nghiên cứu (NNC).
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, tính đến năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy - nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy - nghiên cứu nhất là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường: Đại học Tây Nguyên (42 nhóm), Đại học Đà Nẵng (36 nhóm), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), Đại học Quốc gia Hà Nội (29 NNC mạnh). Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC.
Các kết quả khảo sát cũng ghi nhận trong số ý kiến của 216 giảng viên, có 29,1% là các trưởng NNC, cho biết đã tham gia 64 NNC mới được thành lập trong vòng 5 năm từ 2013 trở lại đây.
Số NNC tăng mạnh trong năm 2017 với 17/64 nhóm. Điều này có thể lý giải bởi áp lực của yêu cầu về công bố quốc tế với độ ngũ giảng viên và NCS.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, quy chế đào tạo tiến sỹ năm 2017 mới ban hành yêu cầu giảng viên hướng dẫn và NCS đều phải có công bố quốc tế là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự hình thành các NNC mới trong những năm gần đây.
Thông qua NNC, chất lượng đào tạo tiến sỹ và chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước. Các kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, 77,78% các giảng viên tham gia các NNC đã có các công bố trên các tạp chí ISI/Scopus trong khi con số này đối với các giảng viên không thuộc các NNC chỉ là 48,31%,
23,02% giảng viên tham gia các NNC có các sản phẩm đạt giải thưởng KH&CN, 44,44% có sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh, có thể chuyển giao công nghệ và thương mại hóa. Đây là tỷ lệ khá cao nếu so với các giảng viên không tham gia các NNC (13,48% và 30,34%).
Biểu đồ so sánh một số tiêu chí giữa các giảng viên tham gia/không tham gia NNC.
Năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, chỉ ở mức 2309 bài. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây nhất của nhóm NC độc lập của ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước đó 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.
Nếu chỉ tính riêng các công bố quốc tế thuộc Scopus, trong vòng 10 năm trở lại đây (2009-2018), số lượng các công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng gần 5 lần, từ 1.764 bài năm 2009 đã tăng lên đến 8.234 bài năm 2018. Có thể nhận thấy, sự gia tăng của các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng công bố quốc tế.
Tốc độ tăng công bố Scopus của Việt Nam giai đoạn 2009-2018. (Nguồn: Cơ sở dữ liệu Scopus, truy cập ngày 7/1/2019)
Các thống kê từ nguồn dữ liệu của ISI và Scopus cho thấy một số trường đại học như: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Duy Tân ... là những đơn vị đào tạo - nghiên cứu có số lượng công bố quốc tế và tổng số trích dẫn của các bài báo quốc tế đứng top đầu tại Việt Nam.
Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu của các NNC cũng không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn tập trung nhiều nhất vào 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
Biểu đồ phân bố lĩnh vực nghiên cứu của các NNC.
Các trường đại học chưa quyết liệt để đầu tư cho các NNC
Qua khảo sát về thực trạng phát triển, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, bên cạnh những mặt đạt được của nhóm NNC trong thời gian qua thì vẫn còn một số tồn tại và hạn chế:
Thứ nhất, thiếu cán bộ khoa học đầu ngành dẫn dắt NNC. Kết quả khảo sát mới cho thấy trong số các cán bộ được hỏi mới có 75% các NNC là do các GS, PGS dẫn dắt. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đánh cho thấy 96% cho rằng vai trò dẫn dắt của người trưởng nhóm rất quan trọng, 97,6% cho rằng bên cạnh người trưởng nhóm, chất lượng các thành viên tham gia NNC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển NNC.
Thứ hai, số lượng các công bố quốc tế của các NNC còn khá khiêm tốn. Trong đó có 37,5% số thầy cô được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%. Con số này nói lên mức độ hội nhập với trình độ quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam.
Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho các NNC còn hạn chế, có đến 93,7% số người được hỏi cho rằng kinh phí để đầu tư cho NNC có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển NNC.
Ví dụ, Đại học Quốc gia Hà Nội sau 5 năm ban hành chính sách về NNCM từ 2013 đến nay, các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội như Trường Đại học Công nghệ mới hỗ trợ mỗi NNCM 50 triệu/năm; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên hỗ trợ mỗi NNCM 30 triệu/năm, một số trường chưa có chính sách cụ thể...
Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho nghiên cứu trong các trường đại học hiện nay còn rất thiếu hoặc không đồng bộ.
Thứ tư, về phía quản lý nhà nước và các trường đại học, còn thiếu các chính sách cụ thể và đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các NNC trong các trường đại học.
Nguyên nhân chính của những hạn chế tồn tại nêu trên trước hết xuất phát từ chủ quan các cán bộ giảng viên còn chưa ý thức được đầy đủ việc gắn kết công tác đào tạo với nghiên cứu, và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thông qua NNC.
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích của các trường đại học cho các NNC chưa có, chưa cụ thể, hoặc còn chưa đáng kể, hay nói cách khác là chính các trường đại học cũng chưa có những giải pháp quyết liệt để đầu tư cho các NNC.
Có đến 16,7% các cán bộ giảng viên được hỏi trả lời chưa từng tham gia hội nghị quốc tế nào (được tổ chức ở trong cũng như ngoài nước).
" Chúng ta có thể nắm bắt được những cơ hội của của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không chỉ cần nguồn nhân lực chất lượng cao mà cần có nhân tài. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thu hút được nhân tài.
Chính vì vậy, các NNC cũng không là ngoại lệ và vấn đề thu hút nhân tài cũng là thách thức lớn đặt ra với các NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay" - GS Đức nhấn mạnh.
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy các NNC
Nhóm nghiên cứu (NNC) được coi là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong việc nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Qua khảo sát thực tiễn hoạt động của các nhóm nghiên cứu, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước và các trường đại học nhà nước cần sớm ban hành những chính sách cụ thể, đồng bộ và đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình hành phát triển các NNC trong các trường đại học hiện nay.
Các NNC cũng có quy mô, trình độ và thành tích đào tạo, nghiên cứu khác nhau, khả năng kết nối, hợp tác trong ngoài nước rất khác nhau, do vậy khi ban hành các tiêu chí và xem xét mức đầu tư cho NNC cũng cần quy định phù hợp với từng đối tượng, cấp độ để đảm bảo đầu tư không lãng phí, tránh cào bằng và đem lại hiệu quả cao nhất.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Lập các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường ĐH Đây là nội dung chính của dự thảo Thông tư quy định hướng dẫn phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục ĐH đang được Bộ GD&ĐT xin ý kiến góp ý rộng rãi. Ảnh minh hoạ Theo thống kê, cả nước hiện có 945 nhóm nghiên cứu. Một số cơ sở giáo dục ĐH đã có quyết định...