Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp – Mẹo hiểu ý đồng đội hơn bao giờ hết
Bài viết dưới đây chia sẻ kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp cực hữu ích mà có thể các bạn sẽ có lúc cần tới đó.
Nếu ở môi trường công sở, các bạn hợp tác rất ăn ý và luôn giữ được mối quan hệ mật thiết với nhau thì khi đi du lịch, câu chuyện này đôi khi lại khác. Vì mỗi người sẽ có sở thích khác nhau nên việc sinh hoạt, ăn uống và những trải nghiệm muốn thử cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp cực hữu ích mà vẫn rất đơn giản đó.
Bạn đã biết những kinh nghiệm đi du lịch với đồng nghiệp cực kì hay ho bên dưới chưa?
Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp- Mẹo ý hiểu ý nhau hơn bao giờ hết
Cùng nhau học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp đầu tiên đó là hãy cùng nhau học hỏi, lắng nghe và trao đổi kinh nghiệm. Vì thế, hãy lựa chọn loại hình du lịch kết hợp với team building để cùng nhau tạo nên những màu sắc rực rỡ nhé. Bạn lắng nghe đồng đội, đồng đội lắng nghe bạn. Chẳng có lí do gì mà chuyến đi lại không diễn ra như mong muốn của bạn đúng không?
Cùng nhau học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Ảnh: Omar Lopez
Hãy để lại trong nhau những kỉ niệm đẹp
Mỗi chuyến du lịch là 1 cơ hội để chúng ta được đặt chân đến những vùng đất mới mẻ và xinh đẹp. Việc trải nghiệm những hoạt động độc đáo ở những địa danh đó sẽ còn thú vị hơn nữa nếu như được vui chơi cùng những người đồng nghiệp thân thiết của mình. Vì thế, đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất hay thắng thua, hãy cố gắng để lại trong nhau nhiều kỉ niệm nhất có thể nhé. Áp dụng kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này ngay thôi!
Để lại trong nhau những kỉ niệm đẹp. Ảnh: Sammie Chaffin
Phải làm gì khi bạn phải chia sẻ phòng khách sạn với đồng nghiệp?
Tips đi du lịch với đồng nghiệp sẽ mách bạn cách giải quyết 1 vài tình huống khó xử. Trong chuyến du lịch kết hợp công tác lần này, bạn được thông báo rằng sẽ phải ở chung với 1 người mà bạn không thân thiết cho lắm. Thậm chí, 2 người cũng chưa từng nói chuyện. Đừng quá lo lắng hay tự tạo áp lực cho bản thân. Hãy nghĩ rằng đây chính là cơ hội tuyệt vời để bạn gắn kết tình cảm với các đồng nghiệp mới. Cứ thoải mái cùng nhau sinh hoạt là 2 bạn sẽ cảm thấy vui ngay thôi.
Phải làm gì nếu cùng nhau chia sẻ phòng khách sạn? Ảnh: Unsplash
Phải làm gì khi bạn đi du lịch cùng người đồng nghiệp nói quá nhiều?
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Nếu đã bóng gió mà đồng nghiệp vẫn cố tình không hiểu, bạn cần nói thẳng rằng bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và chúng ta có thể trò chuyện sau đó được không? Tuy nhiên, hãy áp dụng kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này 1 cách khéo léo để tránh mất lòng nhau. Nếu không, hãy tránh sang 1 nơi khác để nghỉ ngơi nhé.
Nếu đồng nghiệp nói quá nhiều? Ảnh: Elevate
Video đang HOT
Phải làm gì khi bạn đi du lịch cùng những người đồng nghiệp mê tiệc tùng?
Ngoài việc nhắc nhở mọi người rằng lịch trình của ngày hôm sau bắt đầu lúc 8 giờ, bạn cần khẳng định lại nếu đã ở chung thì nên tôn trọng giờ giấc và thời gian nghỉ ngơi của nhau. Và nếu đồng nghiệp có lỡ quá chén sau 1 ngày trải nghiệm thì cũng đừng vội cáu gắt mà hãy nhẹ nhàng nhắc nhở nhé. Với mẹo du lịch với đồng nghiệp này, tin rằng không ai nỡ từ chối bạn đâu.
Những người đồng nghiệp quá đam mê tiệc tùng. Ảnh: Levi Guzman
Phải làm gì khi đồng nghiệp của bạn có cái tôi quá cao?
Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp vô cùng có ích vì nó sẽ hỗ trợ bạn trong những tình huống chẳng mong muốn đó. Dù đi cùng nhau, ở chung một phòng khách sạn nhưng người đồng nghiệp vẫn giữ nguyên thói quen sinh hoạt và sở thích cá nhân. Họ cũng không chịu điều chỉnh để thích nghi với mọi người. Lúc này, hãy nhắc nhở họ vào những thời điểm phù hợp hoặc lúc họ cảm thấy vui vẻ nhất nhé.
Cái tôi quá lớn? Ảnh: Unsplash
Chia sẻ kinh phí
Vấn đề kinh phí luôn là câu chuyện rất đau đầu và thường dễ gây ra bất đồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Tốt nhất, trong những hoàn cảnh này, hãy thương lượng với nhau trước nhé. Nếu bạn đã trả tiền cho bữa tối nay thì đồng nghiệp cũng nên chi tiền cho bữa trưa hôm sau. Bởi vì việc rạch ròi trong chi phí sẽ giúp niềm vui của các bạn không bị gián đoạn nên đừng bỏ qua kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này nhé.
Hãy cùng nhau chia sẻ kinh phí. Ảnh: Duy Pham
Hãy linh hoạt trước những thay đổi bất ngờ
Có rất nhiều những tình huống có thể xảy ra đòi hỏi các bạn phải có sự thay đổi linh hoạt. Điều này được xem là 1 trong những kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp rất quan trọng. Mặc dù bạn không thể tự quyết định cho cả nhóm đồng nghiệp là nên làm cái này hay bỏ cái kia, nhưng ít ra, các bạn sẽ cần trao đổi để thay đổi mọi thứ cho phù hợp. Lưu ý khi đi du lịch với đồng nghiệp, đừng áp dụng lịch trình 1 cách quá quy tắc nhé.
Linh hoạt trước thay đổi bất ngờ. Ảnh: Chang Duong
Hãy thành thật với nhau
Để trở thành 1 người bạn đồng hành ăn ý, trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng nên thành thật, thành thật với chính mình và với cả những người đi cùng. Nếu bạn gặp khó khăn trong khi leo lên đỉnh Phanxipang ở Sapa, hãy lên tiếng để nhận sự hỗ trợ. Nếu đồng nghiệp của bạn chia sẻ thành thật rằng việc dạo quanh kinh thành Huế khiến họ chóng mặt, các bạn có thể cắt bớt chương trình. Áp dụng linh hoạt kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp này để có 1 chuyến đi mĩ mãn nhé.
Hãy thành thật với nhau. Ảnh: Courtney Cook
Hãy nhắc nhở khéo léo rằng chúng ta đều quan trọng với nhau
Nếu bạn cảm thấy thất vọng và chán nản về người bạn đồng hành của mình, hãy nói lên quan điểm và tìm cách giải quyết. Bởi vì họ thú vị và có nhiều điều tốt, nên bạn mới chọn họ làm người bạn đồng hành. Vì thế, hãy kết thúc cảm giác tiêu cực này và khiến sự quan trọng của nhau tạo thành những điều tốt đẹp. Mặc dù cẩm nang du lịch với đồng nghiệp này ai cũng biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đâu.
Khéo léo nhắc nhở rằng mỗi người đều là 1 mảnh ghép quan trọng. Ảnh: Joel Muniz
Chấp nhận và bỏ qua những điều nhỏ nhặt cho nhau
1 tips du lịch với đồng nghiệp rất quan trọng mà mọi người thường bỏ qua đó chính là chấp nhận sự khác biệt. Trong chúng ta, không ai là hoàn hảo. Mỗi người luôn sở hữu những khuyết điểm và thiếu sót khác nhau. Do vậy, việc chỉ trích lẫn nhau chỉ khiến cả 2 bạn khó chịu. Hãy học cách chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau. Có thể, các bạn sẽ khám phá ra những điều bất ngờ và thú vị hơn đó.
Bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Ảnh: Unsplash
Rủ nhau chụp lại những khoảnh khắc khắc vui “tới bến”
Có rất nhiều kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp thú vị. Ví dụ, việc khám phá những điểm du lịch mới mẻ sẽ mang lại cho các bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Thay vì cứ nhớ mãi không quên khoảnh khắc cãi nhau ngày hôm qua, tại sao không cùng nhau chụp lại những khoảnh khắc “vui tới bến” ngày hôm nay. Ngoài ra, hãy tắt các mạng xã hội liên hệ thông thường để có được những trải nghiệm đáng giá nhất nhé.
Cùng nhau ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Cande Westh
Không nên tham gia 1 đoàn quá đông
Lưu ý khi đi du lịch với đồng nghiệp, đừng đi theo nhóm quá đông hay quá ít. Có 1 vài nghiên cứu tư vấn rằng, hãy chọn nhóm đồng nghiệp dưới 8 người và đảm bảo bạn biết ít nhất về 1 vài người trong số đó. Lý do rất đơn giản, 1 đoàn quá đông sẽ hạn chế cơ hội tiếp xúc, giao lưu hay chuyện trò của các bạn. Thay vào đó, các mâu thuẫn và bất đồng ý kiến sẽ dễ xảy ra hơn. Ngược lại, nếu nhóm quá ít thì các bạn lại hiếm được có dịp trải nghiệm những niềm vui tập thể bất tận đó.
Đừng đi với đoàn quá đông. Ảnh: Luke Porter
Khơi dậy cho nhau cảm hứng mỗi lúc có ai đó cảm thấy mệt mỏi
Kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp chỉ ra rằng, có 1 thực tế là những người trong đoàn rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý lẫn nhau. Nếu bạn đồng hành của bạn ủ rũ, sầu não và muốn lấy chuyến đi làm dịp để giải sầu thì bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Còn với những người luôn có cảm xúc tích cực, chuyến du lịch của bạn chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều niềm vui đó. Ghi nhớ ngay mẹo du lịch với đồng nghiệp này thôi!
Khơi dậy cảm hứng trong nhau khi cần. Ảnh: Unsplash
Những kinh nghiệm du lịch với đồng nghiệp phía trên hẳn đã mang lại cho bạn rất nhiều thông tin bổ ích đúng không? Trải nghiệm du lịch được coi là 1 niềm vui tuyệt vời để chúng ta có thời gian giải tỏa, nghỉ ngơi và thư giãn. Vì thế, hãy cùng nhau thoải mái, lắng nghe và tận hưởng khoảng thời gian này. Và hơn hết, hãy để những người đồng nghiệp ăn ý với bạn từ lúc làm việc đến khi đi chơi nhé.
Xúc động giây phút nhân viên y tế tiễn anh em vào Sài Gòn chống dịch
Hưởng ứng lời kêu gọi từ Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều sinh viên, cán bộ, nhân viên trong ngành Y đã quyết định vào TP.HCM chống dịch.
Khi chứng kiến một số đồng đội của mình lên đường, những người ở lại khó tránh khỏi cảm giác xúc động, nghẹn ngào.
Các nhân viên y tế chào tạm biệt đoàn xe. (Ảnh cắt từ clip)
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh các cán bộ y tế chào tạm biệt đồng nghiệp trước khi họ lên xe di chuyển ra sân bay. Trong clip, nhiều người đã không thể kìm nén cảm xúc và rơi nước mắt. Về phía người ra đi, họ đón nhận cái ôm tình cảm từ bạn bè với một sự trân trọng sâu sắc. Ở diễn biến khác, khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh, những y bác sĩ này liên tục vẫy tay như đang muốn động viên, cổ vũ tinh thần cho người trên xe. Theo chia sẻ từ chủ nhân bài đăng, clip được ghi lại tại bệnh viện Bạch Mai (TP.Hà Nội).
Có người không giấu nổi giọt nước mắt. (Ảnh cắt từ clip)
Chỉ sau hai ngày đăng tải, khoảnh khắc đáng nhớ trên đã nhanh chóng nhận về hàng chục ngàn lượt thích cùng vô số bình luận từ dân mạng. Đông đảo netizen đã bày tỏ niềm xúc động trước tình cảm gắn bó bền chặt mà các nhân viên y tế dành cho nhau. Trong khi số khác gửi lời cảm ơn trước quyết định lên đường hỗ trợ TP.HCM của những "chiến sĩ áo trắng" này.
"- Mình xem mà nước mắt cũng rơi không ngừng. Trân trọng lắm sự nỗ lực, cố gắng từ các bạn. Hãy luôn giữ gìn sức khoẻ, sớm hoàn thành nhiệm vụ để trở về nhà nhé.
- Cảm ơn các anh chị đã tạm gác cuộc sống cá nhân để hỗ trợ bà con Sài Gòn trong thời điểm này. Mọi người hãy "đánh nhanh thắng nhanh" nhé!"
Một số ý kiến từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Theo thông tin từ Tuổi trẻ Online, ngày 18/8 vừa qua, 170 cán bộ công tác tại Bệnh viện Bạch Mai đã gia nhập đoàn chi viện, vào TP.HCM để hỗ trợ cho Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19. Trong số này, phần lớn là các chàng trai, cô gái độ tuổi còn rất trẻ, chỉ dưới 30.
Được biết, mỗi thành viên đi tăng cường vào TP.HCM sẽ được nhận 1 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Việt Nam, thẻ bảo hiểm y tế cùng 2 triệu đồng từ Công đoàn Y tế. Bên cạnh đó, phía bệnh viện cũng được Ngân hàng VietinBank ủng hộ 1 tỉ đồng, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 300 triệu đồng...
Cái ôm của những người đồng nghiệp trong giờ phút chia tay tại bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Tuổi trẻ Online)
Chia sẻ với Tuổi trẻ Online, chị P.N.A, điều dưỡng tại bệnh viện cho biết, bản thân biết những đồng nghiệp vào hỗ trợ Sài Gòn trước đó gặp khá nhiều vất vả. Do đó, chị lập tức đăng kí tham gia đoàn chi viện khi vừa có thông báo, với mong muốn chia sẻ gánh nặng với đồng đội. "Trước khi đi, lãnh đạo đã giao nhiệm vụ cho chúng mình phải bình an, chiến thắng dịch Covid-19 trở về", chị tâm sự.
Lời động viên xúc khoẻ được gửi cho người ra đi. (Ảnh: Tuổi trẻ Online)
Tại lễ xuất quân, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) đã gửi lời động viên, hi vọng các cán bộ sớm hoàn thành nhiệm vụ, cống hiến hết mình cho công việc để giảm tỉ lệ F0 tử vong ở mức thấp nhất. Lắng nghe lời kêu gọi này, đông đảo nhân viên bệnh viện đã hưởng ứng nhiệt liệt. Được biết, hiện cũng có rất đông bác sĩ, y tá, điều dưỡng, kĩ thuật viên...tại bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản Trung ương...cùng nhiều cơ sở y tế ở địa phương khác đã lên đường tiến về miền Nam.
Hiện, mặc dù vẫn chưa có thông tin xác thực về địa điểm diễn ra cuộc chào tạm biệt trên, thế nhưng những hình ảnh này vẫn đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Còn bạn, hãy để lại cảm nghĩ của mình cho YAN biết nhé!
Đàn ông 'cao bay xa chạy' trước những cách 'yêu' chán ngấy này ở phụ nữ Muốn làm một người phụ nữ khôn ngoan, hạnh phúc trong tình yêu, bạn hãy chắc chắn mình sẽ không bao giờ phạm phải 4 sai lầm dưới đây, khiến cho cho tình yêu "sớm nở tối tàn", không còn mặn nồng như lúc ban đầu. Quá tập trung và đề cao người đàn ông của mình Một trong những sai lầm lớn...