Kinh nghiệm dạy tốt, học tốt hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển về thẩm mỹ – nghệ thuật
GD&TĐ – Hoạt động tạo hình có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống.
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành khả năng tư duy phát triển cảm xúc, tình cảm, nhân cách, tính kiên trì, nhất là phát triển về thẩm mỹ – Nghệ thuật.
Là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014, cô Tạ Ngọc Phương Châu – giáo viên Trường mầm non Quới Thiện (Tp Vĩnh Long) – chia sẻ một vài kinh nghiệm gúp trẻ học tốt môn tạo hình hình.
Rèn kỹ năng cho trẻ
Từ những kỹ năng cắt, xé, dán đã tạo ra những sản phẩm sinh động, phong phú, đa dạng phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Trẻ cảm nhận được về nghệ thuật cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Đối với môn tạo hình ở lứa tuổi mầm non, không chỉ cung cấp kiến thức về hình ảnh, màu sắc mà còn rèn luyện các kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi, cách vẽ, nặn, cắt xé, dán v.v…
Video đang HOT
VD: Khi cho trẻ trang trí chiếc áo, cô giáo chỉ dần cần dạy trẻ cách cầm kéo, cách thoa hồ vào mặt trái, bố cục, màu sắc, hình ảnh phù hợp. Nhắc nhở trẻ lau tay sạch, nhặt giấy vụn sau khi làm xong.
Vật liệu, đồ dùng, dụng cụ là thứ không thể thiếu được. Vì vậy khi có ý tưởng xây dựng tiết học hoạt động cho trẻ, cô giáo cần phải linh hoạt lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung, lứa tuổi, tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệt đối. Tăng cường sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên. VD: Cỏ khô, hoa lá khô, họa báo cũ, lon, hộp nhựa, hộp giấy, vỏ sò, vỏ ốc v.v….
Cho trẻ tìm, chọn, tập dùng kéo cắt hình từ họa báo, lịch cũ, có hình ảnh dùng để dán phục vụ nội dung hoạt động. Các em tự lắp ghép những hình hộp khối thành những hình ảnh mà mình thức.
Ngoài ra để thực hiện tốt môn tạo hình, giáo viên có thể đưa vào hoạt động mọi lúc, mọi nơi, hoạt động góc, ngoài trời, dạo sân trường.
Động viên các bé tham gia
Khả năng tập trung chú ý của trẻ có hạn, do đó giáo viên cần lưu ý về thời gian của từng hoạt động trong tiết học để trẻ cảm thấy thích thú học và không bị nhàm chán.
Để tất cả các trẻ cùng tham gia học, cô giáo đưa ra nhiều hình thức thi đua, đóng kịch, diễn thời trang, hát múa. Sau đó động viên tất cả các trẻ đều tham gia càng đông, càng vui.
Trong khi học, cần tạo môi trường để mọi trẻ đều bình đẳng như nhau, nếu em nào không chú ý thực hiện theo hướng dẫn làm ảnh hưởng đến các bạn khác, bị tập thể phê phán, cô cần khuyến khích hướng em đó tham gia tích cực vào hoạt động cùng bạn, hoặc cùng cô làm ban giám khảo để quan sát các bạn thực hiện.
Qua đó tinh thần tập thể được nâng lên rất nhiều, giáo viên có thể cho trẻ thực hiện theo nhóm.
Sau khi trẻ được biểu diễn những sản phẩm và nhận xét về nội dung, bố cục của từng loại. Cô và trẻ cùng trưng bày sản phẩm ở nơi phụ huynh dễ quan sát.
“Tôi nhận thấy một điều: Tất cả học sinh và phụ huynh đều rất tâm đắc phấn khởi về những kết quả này. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình hưởng ứng với giáo viên. Và mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình càng thân thiện hơn” – Cô Châu trao đổi.
Cũng theo cô Châu, với những tiết tạo hình như vậy, trẻ được chiêm ngưỡng những món quà khác nhau như: Những chiếc áo, trang trí những bông hoa, những chấm tròn màu xanh, đỏ, được tự tay làm đẹp cái nơ, cái nón theo ý tưởng của mình. Từ đó trẻ cảm nhận được về nghệ thuật cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Theo Giaoducthoidai.vn
Ôn tập thi tốt nghiệp THPT: Khuyến khích tích lũy kiến thức hiểu biết xã hội
Sở GD&ĐT TP HCM yêu cầu tăng cường ôn tập theo hướng vận dụng kiến thức đã học vào việc lý giải các vấn đề xảy ra trong thực tiễn.
Đây là nội dung trong hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2014 của Sở GD&ĐT TP HCM.
Cụ thể, đối với các môn thi tự luận, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngoài kiến thức được trang bị trong khuôn khổ sách giáo khoa, khuyến khích học viên tích lũy kiến thức về hiểu biết xã hội, nắm bắt các vấn đề của đời sống xã hội, rèn luyện năng lực tư duy độc lập, năng lực trình bày chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Đối với các môn thi trắc nghiệm, cần tập trung ôn tập các kiến thức, kỹ năng cơ bản, giúp học viên làm quen với câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, giảm thiểu khả năng ghi nhớ kiến thức máy móc, riêng rẽ, độc lập.
Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm công tác tổ chức ôn tập và thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị cần chủ động triển khai các hoạt động chuẩn bị cho công tác thi;thống nhất giữa nhà trường với học viên và gia đình học viên, xây dựng kế hoạch ôn tập hợp lý, tránh quá tải, nhằm chuẩn bị tốt cho học viên về kiến thức, kỹ năng, tâm lý và sức khoẻ khi bước vào kỳ thi.
Cụ thể, phân nhóm học viên theo trình độ để ôn tập cho phù hợp với đối tượng. Đối với những học viên có học lực yếu, kém, cần tăng cường ôn tập những kiến thức, kỹ năng cơ bản, ở các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thông thường.
Đối với học viên khá giỏi, cần linh hoạt, tăng cường khả năng tự ôn tập của học viên; vận động học viên khá giỏi hỗ trợ học viên yếu kém ôn tập, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi.
Chọn, cử giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình để hướng dẫn học viên ôn tập; kết hợp ôn tập trên lớp với ôn tập theo nhóm và tự ôn tập ở nhà; thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập để kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp ôn tập.
Hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch của Sở GD&ĐT, phù hợp với Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Không được cắt xén chương trình, kể cả các môn không thi tốt nghiệp.
Đối với các học viên đã hoàn thành chương trình THPT trước đây nhưng chưa tốt nghiệp, nay có nguyện vọng ôn tập, chuẩn bị dự thi tốt nghiệp THPT, Sở đề nghị các đơn vị có trách nhiệm tổ chức ôn tập cho các đối tượng này.
Theo GDTĐ
Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT: Học sinh là trung tâm Tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tới, mỗi địa phương có một cách làm sáng tạo, nhưng đều cùng gặp ở một điểm chung là vì học sinh. Hòa Bình: Tổ chức ôn thi tốt nghiệp trực tuyến Theo ông Bùi Ngọc Dảo - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình, từ ngày 15/4 đến 18/4, Sở GD&ĐT Hòa...