Kinh ngạc trước hình ảnh những ngôi sao đang chết
Bạn đã bao giờ nghĩ những ngôi sao đang chết trông như thế nào chưa? Tôi cũng chưa, nhưng rõ ràng là nó khá ngoạn mục.
Kính viễn vọng không gian Hubble có thể chụp được một số bức ảnh đáng kinh ngạc của một ngôi sao đang phát nổ và chết đi, và điều đó đã vượt ngoài mong đợi của chúng tôi.
Những hình ảnh được chụp bằng kính viễn vọng không chỉ đẹp mắt mà chúng còn giúp các nhà khoa học hiểu hơn về thời gian tồn tại của các ngôi sao.
Nghiên cứu về bụi khí phát ra từ các ngôi sao đang phát nổ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức cũng như lý do tại sao chúng đang chết đi.
Hubble đã theo dõi vòng đời của hai trong số những ngôi sao có nhiều bụi khí nhất trong hệ mặt trời là NGC 6303 và NGC 7027 – những cái tên khoa học không quá mỹ miều.
Video đang HOT
Nhưng chiếc kính viễn vọng chắc chắn đã cho chúng ta biết về hai ngôi sao này nhờ sử dụng máy ảnh Wide Field 3, và nhà thiên văn học Joel Kastner thừa nhận rằng ông đã bị kinh ngạc bởi những bức ảnh: “Những quan sát đa bước sóng của Hubble cung cấp cái nhìn toàn diện nhất cho đến thời điểm hiện tại về hai tinh vân kỳ vĩ này. Tôi đã cảm thấy rất phấn khích khi tải về những hình ảnh thu được”
Những bức ảnh cũng cho thấy cả hai ngôi sao đều có độ ion hóa cao và trạng thái kích thích lớn. Tôi không biết những cái đó có ý nghĩa gì, nhưng rõ ràng là hai ngôi sao phải có nhiệt độ rất cao để có thể tạo ra những đám mây phát sáng.
Điều thú vị nhất đối với các nhà khoa học là những hình ảnh này giúp họ theo dõi các va chạm được tạo ra bởi gió sao (quá trình thất thoát vật chất của sao trong mọi giai đoạn tiến hóa) khi bị đẩy vào những đám mây dày đặc hơn. Những vết hằn và các vạch được tạo ra trên tinh vân có thể được nghiên cứu thêm nhằm hé lộ các sự kiện trong vòng đời của một ngôi sao.
Điều đó rất thú vị nhưng cũng liên quan đến khoa học nên tôi không thể hiểu hết, nhưng tôi chắc chắn thấy được vẻ đẹp của những ngôi sao đang chết này.
Hãy cùng xem các bức ảnh dưới đây:
Hình ảnh tuyệt đẹp về 'bông tuyết' vũ trụ trong ảnh chụp của NASA
NASA vừa công bố hình ảnh tuyệt đẹp về các ngôi sao từ cụm sao hình cầu cách trung tâm Dải Ngân hà khoảng 13.000 năm ánh sáng.
Cụm sao này được gọi là NGC 6441. Nó xuất hiện như những bông tuyết trong hình ảnh được Kính viễn vọng Không gian Hubble chụp lại.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu đề cập tới NGC 6441 như "bông tuyết vũ trụ". Chúng được cho là có khối lượng gấp 1.6 triệu lần Mặt trời. Khối lượng "khủng" này khiến NGC 6441 trở thành một trong những cụm sao cầu lớn nhất và phát sáng nhất trong Dải Ngân hà.
Hình ảnh tuyệt đẹp về NGC 6441. (Ảnh: NASA)
NGC 6441 cũng là "nhà" của JaFu 2, một trong bốn tinh vân duy nhất được biết là sống trong các cụm sao cầu trong Dải Ngân hà.
Dải Ngân hà hiện có khoảng 150 cụm sao.
"Các cụm sao cầu có chứa một số ngôi sao đầu tiên được tạo ra trong thiên hà, nhưng chi tiết về nguồn gốc và sự tiến hóa của chúng vẫn lảng tránh các nhà thiên văn học", NASA cho hay.
Tại sao thiên hà ngày nay không sinh nhiều sao như trước Các nhà thiên văn học thuộc Đại học Arizona, Mỹ đã giúp giải quyết một bí ẩn xung quanh sự ra đời của các ngôi sao trong các thiên hà. "Chúng ta đã biết từ một ba đến năm tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang, các thiên hà đã tạo ra những ngôi sao mới với tốc độ nhanh hơn nhiều so...