Kinh hoàng xe máy đâm vào xe tải chở thuốc nổ, 500 ngôi nhà bị san phẳng, nhiều người thương vong
Hàng chục người thương vong sau khi một chiếc xe tải chở chất nổ va chạm với một chiếc xe máy ở miền Tây Ghana, khiến hàng trăm tòa nhà bị phá hủy.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng giữa trưa ngày 20/1, gần thành phố khai thác mỏ Bogoso, cách thủ đô Accra 300km (180 dặm) về phía Tây.
Chiếc xe máy lao vào gầm xe tải chở thuốc nổ của công ty Maxam, khi chiếc xe này đang trên đường đến mỏ vàng Chirano, nơi đang được công ty Kinross, trụ sở tại Toronto, khai thác.
Con số thương vong chính xác vẫn chưa được xác nhận, nhưng người đứng đầu chính quyền thành phố Prestea Huni-Valley nơi xảy ra vụ nổ, ông Isaac Dsamani, nói với truyền thông địa phương rằng các quan chức đã tìm thấy “khoảng 17 thi thể”.
Video đang HOT
Các quan chức y tế cho biết, ít nhất 57 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện địa phương. Tiến sĩ Joseph Darko, làm việc tại bệnh viện Apiate, nói rằng 5 trong số những người thương vong đã được đưa đến đó, “bao gồm một đứa trẻ 5 tuổi đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.
Các hình ảnh, clip được đăng tải bởi các phương tiện truyền thông địa phương và các nhân chứng cho thấy các nạn nhna nằm trên mặt đất, xung quanh là những ngôi nhà đã biến thành đống gỗ, gạch và kim loại. Một bức ảnh cho thấy một hố sâu lớn ở trung tâm vụ nổ.
Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo viết trên Twitter rằng ông đã được báo cáo về vụ việc và xác nhận có thương vong. “Đó thực sự là tai nạn thảm khốc. Thay mặt cho chính phủ, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình những người thiệt mạng”, ông viết.
“Người dân được khuyến cáo chuyển sang các làng xung quanh để được an toàn, trong khi công tác khôi phục được triển khai”, cảnh sát thông cáo.
Các ngôi làng gần đó đã được yêu cầu mở trường học và nhà thờ để những người sống sót trú tạm.
Vaccine giúp giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng 'COVID kéo dài'
Theo các chuyên gia và nhiều nghiên cứu sơ bộ, dù vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng những người đã tiêm phòng COVID-19 sẽ ít có nguy cơ bị bệnh nặng và xuất hiện các hội chứng "COVID kéo dài" hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Toronto, Canada, ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Một nghiên cứu mới được các nhà khoa học Israel công bố đầu tuần này cho thấy bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ bệnh nặng, việc tiêm phòng còn có thể mang lại hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID kéo dài" (Long COVID).
Các tác giả nghiên cứu nêu rõ việc tiêm ít nhất 2 mũi vaccine phòng bệnh có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện những triệu chứng thường gặp sau thời gian mắc COVID-19 nặng. Nghiên cứu thực hiện với 3.000 người tham gia, bằng cách điền vào một phiếu khảo sát trực tuyến. Theo đó, so với những người chưa tiêm phòng mà mắc bệnh, nhóm 637 người đã tiêm phòng và mắc bệnh ít xảy ra những triệu chứng như choáng váng, đau đầu, yếu và đau cơ dai dẳng.
Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu về tác động của hội chứng "COVID kéo dài"- các triệu chứng vẫn xuất hiện ít nhất 1 tháng sau khi người bệnh được xác nhận nhiễm COVID-19- và tìm cách khắc phục hội chứng này. Dù những kết quả nghiên cứu trên rất đáng khích lệ nhưng hiện các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn.
Tiến sĩ Janna Williams, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc hệ thống dịch vụ y tế Northwestern Medicine, Chicago (Mỹ), cho rằng có lý do để tin rằng những người tiêm phòng đầy đủ ít có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID kéo dài". Điều này là bởi vì nếu được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ mắc COVID-19 giảm đi và vì vaccine có hiệu quả cao trong phòng bệnh nặng nên nguy cơ xuất hiện các triệu chứng suy nhược liên quan "COVID kéo dài" cũng thấp hơn.
Chuyên gia khả biến thần kinh Ashok Gupta đã nghiên cứu về hội chứng "COVID kéo dài" và cho rằng nghiên cứu mới nhất từ Israel, dù chưa được đánh giá chéo, nhưng có kết luận khá tương đồng với các nghiên cứu khác và là tín hiệu đáng khích lệ. Theo giải thích của chuyên gia Gupta, nhờ tiêm phòng, cơ thể có hệ thống cảnh báo sớm tình trạng nhiễm virus và có thể nhận diện virus, ngăn chặn hiệu quả hơn. Bệnh không nặng thì ít nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID-19 kéo dài".
Tiến sĩ Allison McGeer từ Hệ thống y tế Sinai ở Toronto (Canada) cũng cho rằng có những bằng chứng chỉ ra triệu chứng "COVID kéo dài" ít xuất hiện ở những người đã tiêm phòng nếu bị nhiễm bệnh do các biến thể trước đây như Delta. Một nghiên cứu đã qua đánh giá chéo của Anh, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet hồi tháng 9/2021, cũng chỉ ra việc tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng kéo dài ít nhất 28 ngày sau khi được các nhận nhiễm bệnh.
Hiện vẫn chưa có cách định nghĩa tiêu chuẩn về "COVID kéo dài" và giới khoa học cho rằng vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu đánh giá để có thể đưa ra một cách chẩn đoán hội chứng này. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), "tình trạng hậu COVID-19" xảy ra ở những cá nhân có tiền sử nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2, thường kéo dài khoảng 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, với các triệu chứng có thể kéo dài ít nhất 2 tháng và vẫn chưa thể lý giải bằng một các chẩn đoán khác.
Các triệu chứng thường thấy gồm choáng váng, khó thở, tức ngực, đau đầu, não sương mù (hay quên, tập trung kém, dễ nhầm lẫn), mất trí nhớ, đau cơ và đau nhiều vùng cùng lúc. Có người vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus nếu gặp hội chứng này. Đến nay, các chuyên gia đều nhất trí rằng mọi người nên đi tiêm phòng vì đây là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc "COVID kéo dài".
Canada thành lập Trung tâm Nghiên cứu về sẵn sàng ứng phó với đại dịch Chính phủ Canada đánh giá cộng đồng nghiên cứu y tế Canada đã phản ứng nhanh với đại dịch COVID-19 kể từ khi những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện cuối năm 2019. Chính phủ Canada đã hỗ trợ các nghiên cứu đối phó đại dịch với khoản đầu tư gần 280 triệu CAD thông qua Viện Nghiên cứu y tế Canada...