‘Kinh hãi’ với những dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ ở Nga (phần 3)
Dụng cụ ép đầu, chiếc ghế Judas… là những dụng cụ tra tấn khủng khiếp. Hầu như không có phạm nhân nào không thú tội sau khi bị dùng hình.
6. Dụng cụ ép đầu là dụng cụ tra tấn rùng rợn được sử dụng vào thời xưa. Theo đó, đầu của phạm nhân được đặt vào vị trí giữa phần mũ trên và thanh sắt phía dưới. Đinh ốc sẽ dần dần được vặn xuống để ép nát đầu tội nhân.
Vào thời kỳ đầu của cuộc hành hình, người tra tấn có thể cố định đầu phạm nhân và dùng các vật cứng gõ vào phần mũ trên khiến cho nỗi đau lan đi khắp cơ thể họ.
7. Kéo căng tứ chi là một trong những dụng cụ tra tấn hãi hùng khác đã để lại sự sợ hãi khủng khiếp đối với những người từng bị dùng hình. Nó là một cỗ máy được tính toán chính xác khiến phạm nhân ngày càng đau đớn. Dụng cụ tra tấn này có khung hình chữ nhật.
Cổ tay và mắt cá chân của phạm nhân sẽ được trói chặt vào hai bên. Dụng cụ tra tấn này được thiết kế có tay cầm, trục lăn nhằm khiến tay, chân phạm nhân bị kéo giãn ra hết mức. Kết quả là xương của phạm nhân dần dần tách ra khỏi các khớp xương.
8. Chiếc ghế Judas là dụng cụ tra tấn hãi hùng có hình dáng giống kim tự tháp. Theo đó, tù nhân sẽ bị treo lên và thả xuống phía trên đỉnh nhọn của “kim tự tháp”. Điều này sẽ khiến cho vùng kín, vùng hậu môn hoặc xương cụt của phạm nhân bị đập mạnh và phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể.
Phạm nhân có thể phải chịu sự tra tấn này liên tiếp nhiều lần. Ngày nay, người ta còn tích hợp thêm đai phóng điện ở vùng eo và đầu nhọn trên đỉnh kim tự tháp.
Video đang HOT
9. Cưa tay là một dụng cụ tra tấn cực kỳ rùng rợn. Phương pháp tra tấn, hành hình này được áp dụng để trừng phạt những người thực hiện ma thuật, có liên quan đến ma quỷ hay làm công việc phá thai.
Phạm nhân sẽ bị cưa làm đôi nhưng quá trình hành hình sẽ diễn ra từ từ khiến họ vô cùng đau đớn. Thông thường, sẽ có hai người sử dụng dụng cụ tra tấn này để hành hình tù nhân.
10. Chiếc ghế tra tấn là dụng cụ hành hình ghê rợn được sử dụng từ thời Trung cổ cho đến cuối những năm 1900. Đây là một trong những công cụ vô cùng hiệu quả để thẩm vấn tù nhân. Toàn bộ chiếc ghế có gai chi chít. Phạm nhân sẽ bị trói chặt xuống ghế, giống như bàn chông ở khắp nơi.
Sau đó, người tra tấn sẽ ép chặt nạn nhân xuống ghế khiến những chiếc gai nhọn đâm xuyên vào da thịt họ. Do đó, đa số tù nhân đều nhanh chóng thú tội do không thể chịu đựng được sự đau đớn này.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
'Thành phố chết' tại Nga với 10.000 hài cốt từ thời Trung Cổ
Ở phía tây nam Vladikavkaz, thủ phủ Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga, có một ngôi làng từ thời đại đồ đồng tên là Dargavs, nơi còn được gọi là "thành phố chết".
Đến thăm Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga, du khách thường được giới thiệu đến Dargavs, ngôi làng có kiến trúc độc đáo, bao gồm các tòa tháp kiên cố và nghĩa địa gồm 95 hầm mộ có từ thời Trung Cổ.
Con đường đến làng Dargavs, nơi có nghĩa địa thời Trung Cổ, là một con dốc uốn quanh núi dài 14 km. Nơi cao nhất là 1.200 m so với mực nước biển. Để đi đến "thành phố chết", người ta phải lái xe tiếp dọc theo các sườn núi Dargavs.
Dưới chân núi có con sông Kizil (nghĩa là sông Hồng) uốn quanh. Dòng sông được đặt tên theo trận chiến của quân đội Alans với quân đội Tatar-Mông Cổ vào năm 1395. Trận chiến đẫm máu đến nỗi nước dưới sông biến thành màu đỏ.
Sau trận chiến đó, để giải quyết vấn đề chôn cất người chết, họ đã chọn một con dốc đá nơi không phù hợp để chăn thả gia súc hoặc trồng trọt, từ đó xây dựng các hầm mộ.
"Thành phố chết" nằm trên khu vực khô ráo, nơi nước không thể đọng lại và bốn bề là khoảng không thoáng đãng. Sau 700 năm, nơi đây trở thành "thánh địa" cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học và khách du lịch. Tất cả vẫn còn được bảo tồn tốt, cho phép nghiên cứu lịch sử của các dân tộc cổ đại.
Có nhiều truyền thuyết về "Thành phố chết" Dargavs. Một trong số đó kể về sự tích một cô gái đẹp và bí ẩn bỗng dưng xuất hiện trong làng. Tất cả đàn ông trong làng bắt đầu từ bỏ gia đình, công việc và chiến đầu để giành quyền cưới cô gái về làm vợ. Các trận quyết đấu đã khiến nhiều người chết.
Để giải quyết tranh chấp, cô gái lạ đã được đưa đến hội đồng trưởng lão. Nhưng ngay cả các bô lão 70 tuổi trong hội đồng lao vào cuộc tranh giành. Cuối cùng, những người phụ nữ trong làng quyết định bằng cách xua đuổi cô gái khỏi làng và gọi cô là "phù thủy".
Những người đàn ông không muốn để cô gái rơi vào tay ai nên đã giết cô sau nhiều lần cân nhắc. Tuy nhiên, sau cái chết của cô, bệnh dịch hạch đã ập đến ngôi làng. Người sống bắt đầu xây các hầm mộ từ đó để chôn cất người chết.
Mái của các ngôi mộ trông như những kim tự tháp Ai Cập thu nhỏ.
Có tất cả 95 hầm mộ, chia thành 3 loại: nằm trên mặt đất (có hình kim tự tháp và hình chóp đôi), nằm cả trên đất và dưới hầm, và hoàn toàn nằm dưới mặt đất. Mái có nhiều tầng nên khi trời mưa, nước sẽ chảy xuống theo đó, giữ cho ngôi mộ khô ráo hoàn toàn.
Ở mỗi ngôi mộ có một lối vào nhỏ hình vuông. Trước đây, nó được bịt lại bằng những tấm gỗ đặc biệt. Lối vào nhỏ đến nỗi một người trưởng thành khó có thể lọt qua. Nhưng nếu vào được bên trong, mọi thứ sẽ hiện ra trước mắt.
Nhìn từ bên ngoài vẫn có thể thấy các hộp sọ, xương người và các xác ướp được chôn cất từ 600-700 năm trước. Thậm chí, quần áo và một số đồ gia dụng của họ vẫn còn sót lại.
Trên các lăng mộ được khắc lời nhắn, chẳng hạn: "Hãy nhìn ngắm chúng tôi với tình yêu. Chúng tôi cũng từng như bạn, bạn sẽ giống như chúng tôi".
Có những ngôi mộ chứa tới cả trăm hài cốt. Tổng cộng có khoảng 10.000 người chết được chôn ở nghĩa địa này. Có nhiều quan tài được khoét theo hình chiếc thuyền, dù không có biển gần đó. Điều này là do niềm tin rằng sau khi chết, người chết phải bơi qua dòng sông lãng quên để được vào cõi bên kia.
"Thành phố chết" Dargavs ngày nay trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.
Tuy mang về nhiều lợi nhuận cho thành phố nhưng nó cũng đem lại nhiều mối nguy. Nhiều hài cốt đã bị lấy đi, gây khó khăn cho công tác bảo tồn.
Chính quyền địa phương đang nỗ lực để bảo vệ di tích lịch sử này bằng cách kiểm soát khách du lịch cẩn thận hơn.
Theo Hà Lan/Zing
'Kinh hãi' với những dụng cụ tra tấn thời Trung Cổ ở Nga Pháo đài Petropavlovskaya ở Saint-Petersburg (Nga) là nơi trưng bày nhiều dụng cụ tra tấn hãi hùng thời Trung cổ, khiến tù nhân đau đớn, sống không bằng chết. Pháo đài Petropavlovskaya - bảo tàng lịch sử Saint Petersburg trưng bày nhiều dụng cụ tra tấn hãi hùng. Trong ảnh là mô hình phạm nhân bị tra tấn trong một thùng đựng rượu....