Vua Charlemagne – đại đế bá chủ một nửa châu âu thời trung cổ
Ông là vị Đại đế nổi tiếng nhất châu Âu vào thời trung cổ, đã định dạng bản đồ lãnh thổ tây Âu như ngày nay. Sự cai trị của ông đã ảnh hưởng tới thời kỳ Phục Hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa.
Ghi dấu ấn to lớn cho lịch sử châu Âu, vị vua này được xem là hình tượng cho quân bài K cơ trong bộ bài tây. Người Pháp gọi ông là Charles Đại đế, trong khi đó người Đức với lòng kính trọng gọi ông là Karl Đại đế. Ông thường được biết đến với cái tên Charlemagne.
Chân dung Karl Đại Đế tại Nhà thờ chính tòa Moulins, nước Pháp vào thế kỷ XV.
Gia đình 3 đời là Quản thừa, có công lớn với vương quốc
Karl sinh ngày 2.4.742 trong một gia đình thuộc gia tộc Arnulf, một gia tộc danh giá của vương quốc Frank. Ông là con trai trưởng của viên Quản thừa (Maire du palais) Pepin, đây cũng là Quản thừa cuối cùng của triều đại Merovingien (741 – 751). Mẹ ông là Bertrade, con gái của Bá tước xứ Laon.
Thời bấy giờ các vị vua của Frank đều rất yếu kém, quyền hành nằm trong tay các Quản thừa, một chức quan trọng yếu tương tự như Tể tướng của phương Đông, có thể chi phối đến cả hoàng gia. Gia đình của Karl có đến 3 đời liên tiếp giữ chức Quản thừa. Ông cố của Karl khi giữ chức Quản thừa đã đánh bại các thế lực khác, thống nhất được nội bộ vương quốc. Ông nội Karl giữ chức Quản thừa đã đánh bại Đế Quốc Ả Rập đến xâm lược vào năm 732.
Từ nhỏ Karl đã thích cưỡi ngựa săn bắn và bơi lội. Lớn hơn, ông được dạy võ, bắn cung và cách bày binh bố trận. Ngoài ra ông còn được giáo dục về nhân cách thông qua Kinh Thánh, lịch sử cùng những bài học đạo đức rút ra từ các câu chuyện đó.
Tượng Đại đế Karl (1725), Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Vatican, Ý.
Năm 751, khi Karl được 9 tuổi thì cũng là lúc cha ông là Pepin từ Quản thừa lên ngôi Vua của vương quốc Frank. Karl được cha mình chỉ bảo cách cai trị đất nước, cách nhìn và sử dụng người. Từ nhỏ Karl cũng được cha cho phép phụ giúp chuyện chính sự nên học hỏi được rất nhiều.
Ngày 24/9/769, Pepin khi chinh phạt xứ Quintaine đã qua đời tại Saint-Denis, thọ 54 tuổi. Theo di chúc của vua Pepin, vương quốc được chia đôi cho 2 người con trai. Karl nhận được Austrasia, phần lớn Nuestria và lãnh thổ nằm giữa sông Loire và sông Garrone.
Thống nhất các tộc người Đức, bá chủ một nửa châu Âu
Lên ngôi Vua, Karl ấp ủ mơ ước thống nhất mọi tộc người Đức thành một vương quốc và đưa vương quốc của mình theo Kitô giáo. Từ đó Karl đưa quân đi chinh phục các nơi có tộc người Đức.
Được thừa hưởng một đội quân hùng mạnh và tính kỷ luật rất tốt do cha và ông nội của mình để lại, cộng với tài cầm quân của mình, Karl đã giành nhiều chiến thắng vang dội và được xem là người chinh phạt kiên trì và là thiên tài quân sự vào lúc đó. Thậm chí có nhà sử học đã so sánh ông với Alexandros Đại Đế. Ông cũng được xem là Đại Đế vĩ đại nhất nước Đức.
Karl đưa quân của mình chinh phục các xứ Aquintain, chinh phục vương quốc Lombardia.
Sau đó Karl đưa quân chinh phạt người Sachsen (Saxon là một liên minh các tộc người German), vốn là tộc người vẫn hay tràn sang Frank để cướp phá. Đây là cuộc chinh phạt ác liệt và kéo dài suốt 32 năm với 18 trận đánh rất lớn cùng rất nhiều trận giao chiến khác.
Sở dĩ cuộc chiến này diễn ra rất lâu dài là do Karl cũng đồng thời phải đối diện với nhiều cuộc chiến khác, vì thế ông không tập trung toàn lực cho cuộc chiến với người Sachsen được. Dù quân Sachsen thất bại nhưng các thủ lĩnh khác lại nổi lên khắp nơi chống lại, khiến cuộc chiến liên miên không dứt.
Sau cuộc chinh phạt người Sachsen, với mong muốn Kitô giáo là tôn giáo duy nhất, Karl cho quân tiến đánh nhà nước Tây Ban Nha nhằm “giải phóng” người Tây Ban Nha khỏi Hồi giáo.
Cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm gian khổ. Karl đẩy được người Hồi giáo về phía Nam sông Ebro, và chiếm được khu vực miền Bắc con sông này để truyền Kitô giáo.
Bản đồ thể hiện những vùng mà Karl Đại đế chinh phục. (Wikipedia)
Lúc này các vùng đất mà Karl chinh phục được đã rất rộng lớn, quân đội hùng mạnh, nhiều vương quốc thần phục sẵn sàng mang quân trợ giúp Karl, ngay cả Giáo Hoàng La Mã cũng nhận sự bảo trợ của Karl.
Trước sức mạnh của mình, Karl tiếp tục theo đuổi thống nhất mọi tộc người Đức, chinh phục Bayern, người Avar, chinh phục xứ Bretagne cùng các nơi khác. Các cuộc chinh phục này Karl đều giành chiến thắng.
Năm 795, giáo hội La Mã có vị giáo hoàng mới là Leo III. Do xuất thân từ giáo sĩ cấp thấp nên Leo III hiểu rằng cần phải có một người đủ sức mạnh để trông chờ, vì thế mà giáo hoàng đã chọn Karl – một ông Vua mạnh mẽ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ. Giáo hoàng Leo ủng hộ Karl, nhưng cũng vì điều này mà giáo hoàng bị phe chống đối phản ứng kịch liệt.
Năm 800, một cuộc nổi dậy chống lại giáo hoàng Leo III khiến Karl phải đến Rome để giải quyết. Giáo hoàng đã trao vương miện cho Karl vào ngày Giáng sinh năm đó, tuyên bố ông là hoàng đế của người La Mã. Điều này đã giúp hợp thức hóa việc cai trị của Karl trên khắp nước Ý.
Trao vương miện cho Karl. (Ảnh từ ludwigheinrichdyck.wordpress.com)
Lãnh thổ của Karl lúc này rộng lớn đến mức bao gồm cả vùng lãnh thổ mà ngày nay là nước Đức, Pháp và Ý. Nhiều nước phải thần phục ông và ông làm bá chủ đến một nửa châu Âu.
Ngày nay nhiều nhà sử học xem Karl là vị vua kiệt xuất nhất trong lịch sử châu Âu thời trung cổ. Ông được so sánh với Alexandros Đại Đế hay Quốc vương Friedrich II Đại Đế.
Hoàng Đế Karl mặc trang phục La Mã, phất cờ Đế chế về phía Tây để bình định vùng đất Hispanic
Cùng với việc xây dựng vương quốc Frank thành một đế chế, Karl đã giúp định dạng bản đồ Tây Âu. Ông đã tạo tiền đề cho những ý tưởng về một nước Đức và Pháp độc lập. Sự cai trị của hai người con của ông sau này giúp thiết lập nước Đức và Pháp thời kỳ trung cổ.
Karl cũng giúp giáo hội phát triển, truyền bá Kitô giáo tại vùng đất của mình, giúp ảnh hưởng tới thời kỳ Phục Hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa.
Theo người nổi tiếng, trithucvn
Khủng khiếp những cuốn sách bị "nguyền rủa" thời Trung cổ
Vào thời Trung cổ, nhiều thư viện ở châu Âu đối mặt với những vụ trộm sách quý. Hành vi trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng giống như giết người và tội báng bổ. Để ngăn chặn điều này, nhiều cuốn sách bị "nguyền rủa".
Những cuốn sách bị "nguyền rủa" xuất hiện ở châu Âu thời Trung cổ. Sở dĩ những tác phẩm này bị như vậy xuất phát từ việc chúng thường bị kẻ xấu trộm mất.
Cụ thể, khi ngành in ấn chưa ra đời, những cuốn sách được tạo ra bằng việc chép tay. Để hoàn thành một cuốn sách tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Những người chép sách thường là các nhà sư, học giả... có khả năng viết đẹp và vẽ các hình minh họa. Họ phải làm việc vô cùng tỉ mỉ để tránh xảy ra sai sót.
Do vậy, mỗi cuốn sách chép hoàn toàn bằng tay vô cùng giá trị. Điều này vô tình khiến chúng trở thành mục tiêu bị trộm cắp.
Dưới thời Trung cổ, nhiều thư viện bảo quản các cuốn sách quý bằng cách xích chúng vào bàn để độc giả không thể trộm mang về nhà.
Ngoài cách này, người xưa còn có "độc chiêu" chống trộm sách là ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách có ghi lời chú mang nội dung nguyền rủa.
Những lời nguyền chủ yếu có nội dung kẻ nào trộm sách sẽ đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa và bị trừng phạt với những nỗi đau tột cùng.
Thậm chí, có cuốn sách viết lời nguyền chết chóc với nội dung nếu kẻ nào trộm sách sẽ bị chiên trong chảo, treo cổ, mắc bệnh dẫn đến tử vong...
Vào thời Trung cổ, trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng được so sánh ngang với tội giết người và báng bổ thần thánh.
Những lời nguyền viết ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách không chỉ nhắm đến những người trộm sách mà còn hướng tới những người có hành vi không tôn trọng sách như làm bẩn, rách các trang sách, ngủ gục lên sách...
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Hàng ngàn xương cốt được lau rửa trong quá trình tôn tạo nhà thờ xương của Czech Đối với những người yêu thích lịch sử thời trung cổ, thị trấn Kutna Hora của Séc có hai điểm tham quan tuyệt vời. Nhà thờ St. Barbara, thường được gọi là nhà thờ lớn vì nhìn rất hoành tráng, và nhà thờ xương Sedlec, ở bên dưới Nhà thờ Nghĩa trang Các Thánh ở bên ngoài thị trấn. St. Barbara là một...