“Kinh doanh có trách nhiệm” cần thiết đưa vào giảng dạy ở các trường kinh tế
“ Kinh doanh có trách nhiệm” cần được thiết kế thành 1 bài giảng hoặc học phần để đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế.
Từ ngày 26 đến ngày 28/10/2020 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVNUC) tổ chức khóa tập huấn “Kinh doanh có trách nhiệm” cùng sự tài trợ của Ủy ban Nhân quyền Úc (AHRC).
Chương trình có nội dung trao đổi, chia sẻ nhằm năng cao nhận thức hiểu biết về quan hệ giữa kinh doanh trách nhiệm, Quyền con người và những khung tham chiếu liên quan.
Khóa tập huấn “Kinh doanh có trách nhiệm” diễn ra từ 26-28/10/2020 tại Khánh Hòa.
Lớp học đã thu hút được giảng viên đang giảng dạy các khoa, bộ môn về kinh tế, luật đến từ 20 trường đại học giảng dạy các chuyên ngành kinh tế như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng…
Lớp học đã thu hút được giảng viên đang giảng dạy các khoa, bộ môn về kinh tế, luật đến từ 20 trường đại học giảng dạy các chuyên ngành kinh tế.
Sau 2 ngày được nghe các chuyên gia của Úc và Việt Nam giảng dạy và trao đổi, các học viên đã nắm đươc những vấn đề cơ bản về Quyền con người, các khuôn khổ quốc tế về kinh doanh có trách nhiệm, cách lồng ghép các vấn đề kinh doanh có trách nhiệm vào hoạt động giảng dạy ở một số trường đại học.
Video đang HOT
Sau khóa học, các học viên đều đánh giá chương trình rất bổ ích và cho rằng có thể lồng ghép vào giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành kinh tế.
Hoạt động diễn ra trong khóa tập huấn.
Tuy nhiên về lâu dài và tăng tính hiệu quả trong thực tế thì “Kinh doanh có trách nhiệm” cần được thiết kế thành 1 bài giảng hoặc học phần để đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế và sẽ mang lại nhiều hữu ích cho các sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển mới, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Từ vận động viên cầu lông cao 1m85 trở thành sinh viên Kế toán
Nguyễn Phạm Tuấn Thành, sinh năm 2001, quê Thái Bình, chàng trai trẻ không chỉ sở hữu chiều cao 1m85 mà còn gây ấn tượng với vẻ ngoài điển trai. Hiện anh chàng đang học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Học viện Tài chính.
Ngày bé, Thành ước mơ trở thành thẩm phán. Thời điểm ấy, đối với anh chàng, đó là khao khát được hóa thành một người tài giỏi, oai phong và bảo vệ công lý. Lên cấp 3, sau một thời gian học tập và được thầy cô định hướng, Thành quyết định lựa chọn theo kinh tế vì phù hợp năng lực, tính cách của bản thân.
Từng làm lớp trưởng và bí thư đoàn trường ở những năm tháng Trung học phổ thông, Tuấn Thành được bạn bè tín nhiệm làm bí thư của lớp khi bước chân vào giảng đường đại học. Với sự năng động và nhiệt huyết, anh chàng tham gia thích cực các hoạt động ngoại khóa, công tác đoàn và câu lạc bộ ở trường.
Bước sang môi trường mới, Thành thử sức tham gia CLB Thời trang và Nghệ thuật - DAC, Học viện Tài chính. "Đây là một lĩnh vực mới lạ và mình rất có hứng thú. Chính vì vậy mình muốn tham gia để thử thách và khám phá xem bản thân có thể làm được đến đâu", anh chàng chia sẻ.
Bén duyên với nghệ thuật từ thời điểm đấy, Thành mạnh dạn đăng ký casting, tham gia làm diễn viên, người mẫu. Hiện tại, anh chàng còn làm mẫu ảnh cho một vài dự án nhỏ. Luôn làm việc với thái độ cầu tiến và học hỏi, thay đổi làm mới bản thân hàng ngày, Tuấn Thành tiếp cận lĩnh vực mới với sự cầu tiến và quyết tâm lớn. Ngoài ra, anh còn làm chuyên viên tư vấn ở ngân hàng TP Bank để nâng cao kỹ năng mềm và phát triển bản thân mình tốt hơn hàng ngày.
Trước đây, Thành đã từng là vận động viên cầu lông được đào tạo chuyên nghiệp. Anh chàng đã từng tham dự và thi đấu tại các giải cấp quốc gia. Tuy nhiên, giấc mơ với quả cầu tạm gác lại bởi một chấn thương, Thành không may gặp phải trong một trận đấu. Kể từ đó, Thành chia tay với cầu lông và tập trung vào việc học.
"Ở mỗi thời điểm, bản thân mình sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Tuy nhiên mình đã luôn có gia đình và bạn bè luôn sẵn sàng kéo mình đứng dậy. Có ba người phụ nữ ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời mình, đó là mẹ, cô giáo chủ nhiệm năm cấp 2 và cấp 3", Thành tâm sự.
Trưởng thành từ sự yêu thương, chăm sóc và định hướng kỹ càng của mẹ, Tuấn Thành luôn cảm thấy tự hào và may mắn. Điều quý giá nhất với anh chàng đó chính là luôn được mẹ tin tưởng và ủng hộ hết lòng.
Nhắc đến hai cô giáo chủ nhiệm năm cấp 2 (cô Kim Anh) và cấp 3 (cô Hương), Thành hồi tưởng về quãng thời gian hiếu động tuổi trẻ. "Mình lúc đó còn là đứa trẻ nghịch ngợm hơn so với những người bạn đồng trang lứa. Chính sự tâm lý và giáo dục nghiêm khắc của các cô đã cảm hóa bản thân mình thay đổi theo chiều hướng tính cực hơn".
Đối với Thành, khoảnh khắc khó khăn nhất trong đời là thời gian vừa ra Hà Nội để học tập. Môi trường mới với nhiều điều lạ lẫm đã khiến cho anh chàng phải mất một thời gian để tìm lại sự cân bằng. Bằng sự cố gắng và phấn đấu, Thành dễ dàng vượt qua những rào cản và thử thách trước mắt.
Trong thời gian tới, Tuấn Thành mong muốn ghi dấu tuổi thanh xuân của mình bằng một số thành tích qua các cuộc thi được tổ chức ở trường. Bên cạnh đó, anh chàng cũng sẽ học thêm một số kỹ năng và kiến thức để phát triển và làm mới bản thân hàng ngày.
Trường THPT Yên Định 1 (Thanh Hóa): 55 năm xây dựng và phát triển Trường THPT Yên Định 1 tiền thân là Trường phổ thông cấp 3 Yên Định, được thành lập theo Quyết định số 2925/QĐ-VX ngày 15 tháng 11 năm 1965 của Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa. Ra đời giữa những năm đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhà trường phải rời địa điểm nhiều lần, tên trường...