Kinh dị cảnh rắn độc ăn thịt thằn lằn khổng lồ giữa bãi biển
Con thằn lằn dường như đã có kết cục khủng khiếp sau khi bị tấn công bởi một con rắn đói trên bãi biển ở Tây Úc.
Video rắn độc ăn thịt thằn lằn khổng lồ giữa bãi biển Úc
Theo Daily Mail, hai người dân đi bộ trên bãi biển Little ở Albany, Tây Úc, đã phát hiện một con rắn Dugite đang cố nuốt một thằn lằn khổng lồ.
Loài rắn này có nọc độc chết chóc và là loài bản địa của Tây Úc.
Hai người bạn, Holly King và Sinead Hart, phát hiện cảnh tượng khủng khiếp vào sáng chủ nhật tuần trước.
“Chúng tôi tiếp tục đi bộ và hai con vật biến mất khi chúng tôi quay trở lại”, Hart nói.
Video quay cảnh tượng này được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Một người nói đùa: “Vậy mà mọi người lại lo lắng về cá mập!”
Đoạn cuối video cho thấy con rắn tha thằn lằn vào bụi cây. Con thằn lằn lúc đó dường như không còn động đậy.
Theo Danviet
Cận cảnh nọc độc rắn hổ mang chúa tấn công, tàn phá cơ thể người
Rắn hổ mang chúa có thể phun tối đa tới 7 ml nọc độc, đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Rắn hổ mang chúa loài rắn thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa khi vào cơ thể, sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết chết nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 - 500mg nọc độc.
Rắn hổ mang chúa có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Loài rắn này tiết ra chất độc được chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi.
Nếu bị rắn hổ mang chúa cắn không chữa trị kịp thời, nạn nhân sẽ chết trong vòng 30 phút.
Với nọc độc kinh hoàng, đủ giết vài chục người, rắn hổ mang chúa được mệnh danh là "chúa của các loài bò sát".
Theo các chuyên gia, người bị rắn cắn không nên băng garo, vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí bị buộc khiến phần này dễ hoại tử. Khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc, bệnh nhân có thể chết ngay lập tức.
Nọc độc rắn hổ mang chúa đặc biệt nguy hiểm, có tỷ lệ thiệt mạng cao. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, người dân phải nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị, cấp cứu kịp thời.
Những hình ảnh tàn phá khủng khiếp của nọc độc rắn hổ mang chúa với cơ thể người
Nọc rắn hổ mang tuy độc nhưng có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Vết rắn hổ mang chúa cắn có chứa lượng chất kịch độc. (Ảnh: Thúy Anh)
Nhiều người bị rắn hổ mang chúa cắn, dù được cấp cứu giữ được mạng sống nhưng cũng để lại di chứng nặng nề.
Một số trường hợp, hổ mang chúa có thể phun ra tới 7 ml nọc độc, đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Hình ảnh chân của một người bị rắn hổ mang chúa cắn hoại tử khô khốc. (Ảnh: Daily Mail)
PHẠM QUÝ
Theo VTC
Hòn đảo "vương quốc của rắn độc" ở Australia Một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi Australia được coi là thiên đường của loài rắn hổ cực độc. Tất cả bụi cây trên đảo Minuscule Carnac đều có rắn hổ sinh sống. Được phát hiện bởi một nhà thám hiểm người Pháp vào năm 1803, hòn đảo Minuscule Carnac nằm ngoài khơi bờ biển thành phố Perth ở Australia từng là...