Kim cương quý biến mất khỏi kho báu nhà nước Nga
4 viên kim cương có giá trị ước tính nhiều triệu USD biến mất bí ẩn trong kho được bảo vệ nghiêm mật nhất nước Nga.
4 viên kim cương chưa qua chế tác “bốc hơi” sau khi ký gửi ở kho báu Gokhran. Ảnh: Moscow Times
Kho Gokhran, nơi cất trữ các kim loại quý và đá quý trực thuộc Bộ Tài chính Liên bang Nga vừa phải hứng chịu một vụ tai tiếng lớn sau khi 4 viên kim cương có trị giá nhiều triệu USD bỗng nhiên biến mất, NBCNews ngày 27/8 đưa tin. Gokhran được mệnh danh là “bất khả xâm phạm”.
Nhật báo Kommersant của Nga cho hay công ty khai thác đá quý quốc doanh Severalmaz đã ký gửi số kim cương nặng tổng cộng 150.000 carat được khai thác tại một mỏ ở vùng Arkhangelsk cho Gokhran để cất trữ. Khi nhận lại số tài sản này, công ty Severalmaz nhận thấy mặc dù số kim cương vẫn đủ trọng lượng, nhưng 4 viên lớn nhất chưa qua cắt gọt đã “biến mất”, thay vào đó là những viên kim cương có kích thước nhỏ hơn.
4 viên kim cương biến mất một cách bí ẩn này, trong đó có một viên nặng tới 23 carat, được bảo hiểm với tổng số tiền là 500.000 USD. Điều đó có nghĩa là giá trị thị trường của số kim cương này có thể lên tới nhiều triệu USD, công ty phân tích thị trường kim cương Rough & Polished nhận định.
Một ủy ban nhà nước đã được lập ra để điều tra nguyên nhân số kim cương giá trị lớn trên “bốc hơi” khỏi kho báu được canh giữ nghiêm mật nhất Nga.
Công ty khai mỏ Severalmaz là một thành viên của tập đoàn Alrosa, tập đoàn khai thác kim cương hàng đầu trên thế giới. Nga hiện đang sở hữu 43% cổ phần của tập đoàn này, trong khi Cộng hòa Sakha sở hữu 25%. Phần lớn số kim cương của Nga đều được khai thác tại Cộng hòa Sakha.
Video đang HOT
Công nhân Nga phân loại kim cương. Ảnh: RT
Theo số liệu của Alrosa, nước Nga hiện sản xuất khoảng 3 tỷ USD kim cương thô và 1,2 tỷ USD kim cương cắt gọt mỗi năm, trong khi tổng giá trị kim cương thô mỗi năm trên toàn thế giới vào khoảng 15 tỷ USD, và tổng giá trị kim cương chế tác là khoảng 70 tỷ USD.
Đơn vị sản xuất kim cương nổi tiếng nhất ở Nga chính là Gokhran, nơi các chuyên gia về kim cương áp dụng những biện pháp cắt gọt độc đáo để cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo nhất. Sau quá trình cắt gọt, những viên kim cương có kích cỡ lớn và nổi trội sẽ được lập tức cất trữ trong kho của Gokhran.
Tuy nhiên, vụ việc trên được coi là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Gokhran, cơ quan chuyên cung cấp dịch vụ phân loại và đánh giá sơ bộ kim cương cho rất nhiều công ty buôn bán kim cương ở Nga. Được thành lập vào năm 1920 với tên gọi chính thức là Kho Đá quý và Kim loại Quý Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, Gokhran chịu trách nhiệm mua bán, cất trữ, sử dụng các loại kim loại quý, đá quý, trang sức, khoáng sản của Quỹ Nhà nước Nga. Quy mô các kho chứa của Gokhran là thông tin mật.
Kho báu này được cho là nơi cất giữ đại vương miện của đế quốc Nga, biểu tượng cho quyền lực của các hoàng đế Nga với 4.936 viên kim cương có tổng trọng lượng 2.858 carat và 75 viên ngọc trai cỡ lớn có trọng lượng 763 carat. Vương miện này có giá trị lớn đến mức không ai có thể ước tính được giá trị bảo hiểm của nó.
Mặc dù được mệnh danh là “pháo đài bất khả xâm phạm của nước Nga”, Gokhran từng là nạn nhân bị trộm cắp của chính nhân viên trong tổ chức này. Chỉ một năm sau khi Gokhran được thành lập, những kẻ trộm cắp đầu tiên đã bị xử tử. Vào năm 2001, 4 cán bộ cấp cao của Gokhran cũng bị kết án vì lấy cắp số tài sản trị giá tới 187 triệu USD.
Trí Dũng
Theo VNE
Căn phòng hổ phách - báu vật nghi có trên tàu phát xít Đức
Trên đoàn tàu của phát xít Đức mà Ba Lan mới xác nhận có thể chứa căn phòng hổ phách, kho báu thất truyền được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Bên trong căn phòng hổ phách được tái dựng lại ở Nga. Ảnh: Reuters
Tom Bower là một nhà báo điều tra nổi tiếng và tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu. Ông từng thực hiện hàng loạt phóng sự điều tra về chủ đề Thế chiến II. Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News, Bower tin tưởng rằng căn phòng hổ phách (Amber Room) huyền thoại có thể được giấu bên trong đoàn tàu kho báu mà Ba Lan vừa tuyên bố là "gần như chắc chắn" đã phát hiện thấy.
Brown cho rằng Đức quốc xã từng đánh cắp nhiều đồ quý giá trong thời kỳ chiến tranh, do đó câu chuyện về con tàu chở kho báu không phải điều quá khác thường.
"Nếu đây là con tàu nghệ thuật, sẽ có nhiều bức tranh quý, kim cương, hồng ngọc, đá quý và không loại trừ khả năng căn phòng hổ phách huyền thoại cũng được cất giấu tại đây", Brown nói.
Năm 1701, Friedrich I - vua đầu tiên của nước Phổ ra lệnh xây dựng căn phòng hổ phách để trang trí cho cung điện Charlottenburg. Amber Room được xây dựng trong 10 năm và hoàn thành vào năm 1711. Được gọi là kỳ quan thứ 8 của thế giới, tường của căn phòng được dát toàn bộ bằng hổ phách, đồ trang trí bằng vàng và các tấm gương lớn.
Năm 1716, khi đến thăm nước Phổ, sa hoàng Nga là Pier Đại đế đã hoàn toàn bị chinh phục bởi nét đẹp "vô tiền khoáng hậu" của công trình này. Để thể hiện tình hữu nghị và muốn thắt chặt quan hệ liên minh Nga - Phổ chống lại Thụy Điển, nhà vua đã đồng ý tặng Pier món quà vô giá.
Amber Room được tháo rời và đặt trong 18 chiếc hộp để vận chuyển về Nga một năm sau đó. Căn phòng nổi tiếng được đặt tại cung điện Catherine ở Tsarskoye Selo, phía nam thành phố St.Petersburg. Nó bị Đức quốc xã cướp phá khoảng năm 1941 và được đưa về lâu đài Knigsberg.
Căn phòng hỏ phách nguyên bản. Ảnh: Wikipedia
Kể từ đó thông tin về căn phòng hổ phách quý báu này hoàn toàn biến mất. Có đến hàng trăm giả thuyết về số phận của căn phòng hổ phách. Nhiều người cho rằng lãnh đạo của Đức quốc xã đã mang căn phòng cùng nhiều báu vật ra khỏi thành phố sau khi lâu đài bị đánh bom năm 1944. Trong khi đó, những người khác nhận định nó có thể đã bị phá hủy bởi chiến tranh. Tất cả các dấu vết liên quan đều biến mất và căn phòng trở thành một trong những kho báu thất truyền mà nhân loại khao khát được tìm thấy nhất thế giới.
Tuy nhiên theo RT, nhiều ý kiến cho rằng phán đoán về căn phòng huyền thoại có thể "nói trước bước không qua". Trên thực tế, các tấm hổ phách sẽ khô, giòn, dễ gãy theo năm tháng và cần được bảo vệ trong điều kiện khí hậu thích hợp.
BBC hôm 20/8 cho hay hai người ở Ba Lan nói họ phát hiện con tàu từng được đồn thổi thổi là chở đầy vàng, đá quý và súng khi mất tích cuối Thế chiến II. Giới chức Ba Lan sau đó đã xác nhận phát hiện về đoàn tàu dưới lòng đất là có thật.
Theo truyền thuyết địa phương, đoàn tàu biến mất gần lâu đài Ksiaz, cách thành phố Walbrzych, đông nam Ba Lan, khoảng 3 km. Đây là nơi Đức quốc xã đã cho xây dựng 7 công trình ngầm trong núi, và nhiều người cho rằng đây là nơi cất giấu những kho báu mà họ cướp được.
Thùy Linh
Theo VNE
Ba Lan mở tour khám phá tàu chở vàng của phát xít Đức Các tour tham quan vàng đang được giới thiệu cho khách du lịch, sau khi truyền thông xôn xao về tàu chở kho báu của phát xít Đức có thể nằm ở thành phố Wabrzych, phía tây nam Ba Lan. Một người đàn ông đi bộ dưới đường hầm, một phần của dự án xây dựng Riese của Đức quốc xã dưới lâu...