Kiểu ăn uống gây tử vong hàng đầu, nhiều người đang phạm phải
Hơn 6 triệu người có thể tránh được tử vong mỗi năm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được đăng tải trên tạp chí Tim mạch châu Âu. Tác giả chính của nghiên cứu, TS Xinyao Liu, ĐH Trung Nam, Trung Quốc cho biết, tim mạch là căn bệnh giết người hàng đầu trên thế giới.
Chỉ tính riêng bệnh thiếu máu cơ tim – nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, đau thắt ngực đã có hơn 126 triệu người mắc, trong đó 8,9 triệu ngưởi tử vong (số liệu năm 2017), chiếm 16% tổng số ca tử vong trên thế giới, tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua.
Nhóm nghiên cứu tính toán được 11 yếu tố nguy cơ gây tử vong do thiếu máu cơ tim, bao gồm: Chế độ ăn, huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao, sử dụng thuốc lá, béo phì, ô nhiễm không khí, lười vận động, suy thận, tiếp xúc với chì và sử dụng rượu.
Giảm đồ ăn chế biến sẵn, giảm ăn mặn hay quá nhiều đường… là những can thiệp quan trọng nhất giúp bạn tránh bệnh tim mạch – kẻ giết người hàng đầu.
Trong đó chế độ ăn được xếp là nguyên nhân hàng đầu. Giả sử tất cả các yếu tố nguy cơ khác không thay đổi thì có tới 69,2% ca tử vong do thiếu máu cơ tim trên thế giới (tương đương gần 6,3 triệu người) có thể được ngăn ngừa nhờ áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Video đang HOT
“Ăn uống chính là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy cứ 3 ca tử vong do bệnh tim thì 2 người có thể ngăn ngừa thông qua ăn uống”, TS Xinyao Liu cho biết.
Cùng với lối sống hiện đại, cơ cấu bữa ăn và cách ăn thay đổi đáng báo động như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều chất béo bão hoà, uống nhiều nước ngọt, ăn quá mặn và nhiều đường.
Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo, mọi cá nhân nên chủ động thay đổi thói quen ăn uống bằng cách tăng cường ăn cá, trái cây, rau xanh, các loại quả hạch và ngũ cốc.
Cụ thể, mỗi người trưởng thành nên ăn 200 – 300g axit béo omega 3 từ cá, hải sản mỗi ngày; ăn 200-300g trái cây, 290-430g rau, 16-25g các loại hạt và 100-150g ngũ cốc nguyên hạt.
TS Elizabeth Klodas, bác sĩ tim mạch và là người sáng lập Step One Foods cho biết thêm, trong các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim, chỉ có 2 yếu tố không thể tác động là tuổi tác và tiền sử gia đình. Phần còn lại đều có thể thay đổi và 3/4 trong số này có thể đảo ngược nhờ ăn uống.
Chuyên gia dinh dưỡng Felicia Stoler lưu ý thêm, hầu hết mọi người không cần phải thực hiện những thay đổi quá lớn trong bữa ăn, thực tế chỉ cần thêm những thứ tốt vào bên cạnh những thói quen xấu.
“Nếu bạn ăn 1 quả táo thay cho 1 chiếc bánh quy mỗi ngày thì mỗi năm bạn ăn hơn 1 tạ táo và dung nạp vào cơ thể vô số chất xơ, chất chống oxy hoá tuyệt vời”, bà nói.
Vị chuyên gia này cũng khuyên mọi người nên ăn nhẹ một ít trái cây trước bữa ăn chính và vào bữa tối, nên ăn giảm thịt, tăng cường rau quả, hạn chế đồ uống có đường.
Lý do khiến người đàn ông bị nhồi máu cơ tim khi mới 33 tuổi
Kỹ sư người Trung Quốc lên cơn đau tim khi còn trẻ do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
Thông thường những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim là nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi. Nhưng kỹ sư tên Peng, 33 tuổi, người Trung Quốc, vừa phải nhập viện vì căn bệnh này.
Gần đây, anh Peng hay cảm thấy chóng mặt, nôn mửa và có những cơn đau ở ngực. Anh vội vã đến bệnh viện khám. Kết quả kiểm tra cho thấy đây là một cơn nhồi máu cơ tim cấp tính, bệnh nhân có thể đột tử bất cứ lúc nào. Bác sĩ đã kịp thời đặt stent cứu anh Peng.
Stress có thể gây ra nhiều bệnh. Ảnh minh họa: Thebenefitsguide
Trong thời gian qua, số ca nhồi máu cơ tim cấp tăng lên ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Ngoài yếu tố lão hóa và di truyền gia đình, nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim thường do "ba cao" là đường huyết cao, huyết áp cao và mỡ máu cao. Những yếu tố này do chế độ ăn uống không hợp lý với thực phẩm nhiều chất béo, nhiều natri, nhiều đường, calorie cao.
Bệnh nhân họ Peng thường xuyên ăn cơm rang thập cẩm và mì gói vài ngày trong tuần. Không chỉ vậy, người này còn phải chịu đựng áp lực công việc cao. Stress cũng là một thủ phạm dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên có chế độ sinh hoạt điều độ. Các thói quen có hại cho sức khỏe gồm làm việc cả ngày lẫn đêm, quên nghỉ ngơi, lười vận động. Hầu hết mọi người đều biết rõ những việc cần làm và nên tránh nhưng vì guồng quay công việc nên thường bỏ qua.
Nếu không thể tránh khỏi việc làm thêm giờ hoặc thức khuya, bạn hãy cố gắng đừng để bản thân quen với việc đó, nghĩ rằng đây là điều bình thường. Ngoài ra, bạn phải hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên.
Bạn cũng có thể sử dụng chế độ ăn uống cân bằng. Nếu bạn ăn đồ giàu chất béo trong một vài ngày, bạn có thể dùng thức ăn giàu chất xơ và nhẹ vào những ngày khác. Khi phát hiện những triệu chứng khó chịu, bạn nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc và uống rượu nên đặc biệt cẩn thận. Xác suất nhồi máu cơ tim ở người hút thuốc lá hàng ngày gấp gần 3 lần so với người không hút thuốc.
Đốt thuốc lá sẽ tạo ra nicotine, carbon monoxide, nhựa thuốc lá và nhiều loại chất gây ung thư. Nicotine có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra nhịp tim nhanh, co mạch, tăng huyết áp, tổn thương mạch máu, thuyên tắc mạch...
Carbon monoxide sẽ kết hợp với hemoglobin trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, khiến tim phải tăng tốc độ để cung cấp đủ oxy. Chất này cũng làm cho máu dễ ngưng kết và tích tụ trong mạch máu, làm xơ cứng động mạch.
Tim trong tình trạng thiếu oxy, thiếu máu dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Nên dừng tập luyện ngay nếu cơ thể có 4 dấu hiệu này Dù tập thể dục là hành động tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn lựa chọn các bài tập không phù hợp thì có hại nhiều hơn lợi. Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Chúng giúp bạn giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, và thậm chí ngăn ngừa trầm cảm. Nhưng liệu có phải càng...