Kiệt sức vì mục tiêu vào trường chuyên trong “chặng nước rút”
Việc “chạy sô” để học thêm trong “chặng nước rút” khiến nhiều học sinh lớp 9 mệt mỏi, kiệt sức.
Ảnh minh hoạ
Con không cố không được
Đó là tình trạng của rất nhiều học sinh lớp 9 trong cuộc “chạy đua” vào lớp 10 trường THPT chuyên, THPT công lập ở Hà Nội. Học thêm vài ca mỗi ngày, kín lịch từ sáng đến tối, đêm lại thức để hoàn thành bài tập khiến thời gian ngủ của các em còn rất ít. Các em mệt mỏi, căng thẳng và lúc nào cũng trong tình trạng thèm ngủ.
Nhiều học sinh luôn mệt mỏi vì lịch học thêm kín mít. Ảnh: NM
Mục tiêu thi vào trường THPT chuyên ngữ nên con gái chị Hoàng Mai Anh (Nguyên Hồng, Hà Nội) đang học thêm “điên cuồng”. Chị Mai Anh cho biết, lịch học của con gái chị kín mít từ sáng đến tối tất cả các ngày trong tuần.
“Ngoài buổi sáng học chính khóa ở trường thì tất cả các buổi chiều con học thêm ở trung tâm do giáo viên trong lớp dạy. Ngoài ra, con đi ôn ở trường chuyên ngữ 2 ca Văn, 2 ca Toán, 4 ca tiếng Anh. Chưa hết, con còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm tiếng Anh do giáo viên nước ngoài dạy 2 ca nữa.
Video đang HOT
Chiều nào đón con ở trường tôi cũng phải mua sẵn cho con đồ ăn để con ăn trên đường, để chuẩn bị “chinh chiến” với ca học buổi tối. Học từ sáng đến tối như thế, đêm lại “lăn” ra làm bài tập ở nhà, không có chút thời gian nào nghỉ ngơi, nhìn con vô cùng bơ phờ, mệt mỏi. Nhìn con lúc nào cũng thèm ngủ, ngáp ngắn ngáp dài mà thương. Thế nhưng, trong “chặng đua nước rút” này, con không cố không được”, chị Mai Anh cho biết.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng, giáo viên Toán ở Hà Nội, phải choáng váng khi nghe một học sinh lớp 9 chuyên Toán kể lịch học thêm của mình. Ngoài học ở trường, con học thêm 1 lớp Toán, 4 lớp Anh và 7 lớp Văn. Lý do của việc học nhiều lớp Văn vậy bởi con bị 1 điểm 7 kiểm tra Văn, chừng nào lên được 9 điểm thì bố mẹ mới giảm cho số buổi học Văn. “Con nói con bị kiệt sức, thiếu ngủ, chán nản và mất động lực học tập.
Con đã nhiều lần nói chuyện với mẹ nhưng không thay đổi được. Ngày nào cũng phải học rất muộn (thường thức đến 1-2h sáng, sáng hôm sau 6h lại dậy đi học) để làm bài học trên lớp và bài học thêm nhưng vẫn không đủ thời gian.
Đến lớp thì con phải tranh thủ giờ ra chơi và giờ ngủ trưa để làm bài tập học thêm mà vẫn rất khó để hoàn thành. Cậu bé hay thở dài và chán nản, mình chỉ sợ con sẽ trầm cảm trước khi thực hiện được mục tiêu đỗ trường chuyên của gia đình. Mong rằng gia đình cân nhắc lại để “cởi trói” cho con”, thầy Quyết Thắng kể lại.
Việc cho con học một môn với mấy thầy cô là không hiếm với nhiều học sinh lớp 9. Chị Nguyễn Thùy Anh (đường Trường Chinh, Hà Nội) cho biết, riêng môn Toán con chị đã học thêm 3 cô, chưa kể 1 gia sư ở nhà. Ngoài học thêm cô giáo ở lớp vào buổi chiều, con học Toán với 2 giáo viên.
Một giáo viên mẹ quen để nhờ cô “ốp” con kỹ năng trình bày. Một giáo viên giỏi để nhờ cô dạy kiến thức nâng cao cho con.
“Môn Toán nhân hệ số 2 nên tôi rất lo, chỉ mong “nhồi nhét” được tí nào hay tí nấy cho con. Chưa kể, tôi thuê gia sư để kèm con làm các bài tập mà các giáo viên dạy thêm giao. Tôi cũng chỉ biết cố gắng đầu tư cho con như vậy để con đỗ vào trường THPT công lập”, chị Thuỳ Anh chia sẻ.
Không hiệu quả khi học tràn lan
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn sách “Cùng con bước qua các kỳ thi”, việc học thêm thực ra không có gì xấu, nếu như là học để bổ sung kiến thức với các con học còn yếu và nâng cao, mở rộng kiến thức với các học sinh có tố chất để thi chuyên.
Nhưng nếu học tràn lan, không có hiệu quả, tốn tiền bạc, thời gian, công sức thì là điều cần dẹp bỏ. Thực tế, một số phụ huynh xin cho con học thêm tại các lớp nâng cao, nhưng con chưa nắm vững kiến thức cơ bản, điều này khiến con không theo kịp các bạn, dẫn đến tâm trạng mệt mỏi, chán học, thậm chí là sợ học.
Chị Thanh Hải cho biết, nếu con có tố chất và học thêm đúng thầy cô thì con không cần học thêm quá nhiều, chỉ cần tuần 1 buổi học thêm 1 môn thì vẫn có thể đỗ trường chuyên. Điều quan trọng nhất, con phải có ý thức tự học. Đặc biệt, mỗi phụ huynh sẽ nắm rõ sức học của con để vạch ra lộ trình phù hợp với con, tránh tình trạng học tràn lan, không hiệu quả.
Thư của hiệu trưởng trường chuyên gửi học sinh giỏi
Nhiều phụ huynh đánh giá cao việc hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Sư phạm (Hà Nội) gửi thư ngỏ chiêu sinh học sinh giỏi.
Ngày 8/4, gia đình anh Huy Trung (Hà Nội) bất ngờ nhận thư từ trường THPT chuyên ĐH Sư phạm. Phong bì thư gồm thư ngỏ từ hiệu trưởng, thông tin tuyển sinh, đơn đăng ký xét tuyển thẳng, đơn đăng ký dự thi.
"Trường rất chu đáo. Tôi hơi bất ngờ vì không nghĩ trường cẩn thận đến thế. Vốn dĩ, gia đình cũng định sang tuần, sẽ đi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng cho con vào đây", nam phụ huynh chia sẻ với Zing .
Thư ngỏ từ từ hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Sư phạm. Ảnh: N.H.T.
Trong thư, ngoài việc cung cấp thông tin cơ bản về trường, TS Vũ Văn Tiến, Hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Sư phạm, còn cho biết với giải nhất tại cuộc thi học sinh giỏi thành phố, con trai anh Huy Trung có hai cơ hội để trở thành học sinh trường.
Thứ nhất, em có thể lọt vào một trong số 10% được tuyển thẳng vào trường. Nếu em có thư giới thiệu của một nhà giáo có uy tín, gắn với chuyên môn, có các giải thưởng trong kỳ thi/hội thi, cơ hội của em càng rõ ràng hơn.
Thứ hai, em vẫn tham dự thi như các bạn và khẳng định năng lực của mình như cuộc chơi sòng phẳng với những đam mê.
"Thầy cô, các anh chị và bè bạn luôn chờ đợi em dưới mái trường THPT chuyên ĐH Sư phạm để em có thể tỏa sáng, có những tháng ngày đẹp đẽ, hạnh phúc nhất", thầy Tiến nhắn nhủ.
Cảm động trước sự chu đáo của trường, anh Huy Trung quyết định chia sẻ niềm vui này lên một diễn đàn phụ huynh.
Cách làm của trường THPT chuyên ĐH Sư phạm nhận được sự đánh giá cao từ những bậc cha mẹ khác. Họ cho rằng trường có cách chiêu mộ học sinh chuyên nghiệp, thể hiện được cái tâm và tầm của người quản lý, "khi khiêm nhường, người khác sẽ thấy bạn cao hơn".
"Kể cả khi không có cơ hội được học tập nơi đây, gia đình và con luôn trân trọng, mong ước được các thầy, cô dạy dỗ trong bước đường tiếp theo", một phụ huynh khác cùng tâm trạng với gia đình anh Huy Trung khi họ cũng nhận được thư ngỏ từ hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Sư phạm.
Chia sẻ với Zing , TS Vũ Văn Tiến cho biết đây là năm đầu tiên trường gửi thư ngỏ cho những em đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi tỉnh/thành phố. 76 lá thư đã được gửi đi.
Theo thầy Tiến, ngoài chiêu mộ học sinh giỏi, trường còn bày tỏ sự vinh danh đối với những em đạt thành tích tốt trong học tập. Sau khi gửi thư, trường theo dõi phản hồi của phụ huynh và vui mừng khi họ hài lòng với các làm của trường.
Năm nay, trường THPT chuyên ĐH Sư phạm tuyển 305 chỉ tiêu cho 7 lớp chuyên. Thí sinh xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các lớp ở THCS, tốt nghiệp THCS loại khá trở lên.
Trường dành 10% tổng chỉ tiêu (khoảng 30 em) để xét tuyển thẳng thí sinh đáp ứng điều kiện chung, đồng thời đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ở môn đúng với môn chuyên đăng ký (riêng lớp chuyên Tin học còn xét tuyển thí sinh đoạt giải ở môn Toán).
Tại sao học sinh giỏi tăng đột biến? Số lượng học sinh giỏi tăng đột biến, những lùm xùm liên quan cuộc thi Khoa học kỹ thuật là hai vấn đề đang khiến dư luận đặt câu hỏi: Có hay không bàn tay tham gia của người lớn vào "sân chơi" của học sinh? Biểu đồ số lượng học sinh giỏi của TPHCM 5 năm qua. Biểu đồ: Nguyễn Dũng Sau...