Kienlongbank tái bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc
Ngân hàng TMCP Kiên Long (mã KLB) vừa có quyết định tái bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc là ông Lê Trung Việt và ông Vũ Đức Cần, nhiệm kỳ từ ngày 1/9/2020 đến 31/8/2021.
Ông Lê Trung Việt (SN 1966), quê tại Cam Lâm, Khánh Hòa, là Cử nhân Tiền tệ tín dụng – Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Ông Việt giữ chức Phó tổng giám đốc KienLongBank từ tháng 12/2012. Trước đó, từ năm 2010 – 2012 ông là Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Gia Định.
Từ 1997 – 2010, ông từng kiêm qua các chức vụ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam như: Trưởng phòng Kinh doanh, Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh Đồng Tháp.
Ông Vũ Đức Cần (SN 1964), quê quán tại Tiên Lãng, Hải Phòng, là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh – Đại học Kinh tế TP.HCM; Cử nhân Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Video đang HOT
Ông Cần làm việc tại Ngân hàng Kiên Long từ năm 1998, hiện là Phó tổng giám đốc phụ trách Chi nhánh Rạch Giá và Khu vực Miền Tây.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 103 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do Kienlongbank phải tăng cao dự phòng rủi ro 229% trong nửa đầu năm nay.
Kienlongbank cũng chưa xử lý được khoản nợ liên quan đến nhóm khách hàng thế chấp cổ phiếu STB của Sacombank vay gần 1.896 tỷ đồng dư nợ nay đã trở thành nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khiến nợ xấu nhà băng này tăng từ 1,3% lên 6,59% đến cuối tháng 6/2020.
Tuy nhiên, theo Kienlongbank, Ngân hàng sẽ xử lý được khoản nợ liên quan đến khoản thế chấp cổ phiếu STB.
Kienlongbank tiếp tục kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm muốn mua. Vấn đề còn lại là giá cả, hai bên sẽ thỏa thuận để chốt được ở mức giá nào.
Hiện tại, Kienlongbank đã nhận được đầy đủ hợp đồng ủy quyền có công chứng từ các khách hàng vay và chủ sở hữu tài sản về việc đồng ý cho ngân hàng thực hiện chào bán tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank nhằm thu hồi nợ. Xử lý xong khoản nợ này sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của Kienlongbank.
Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Kienlongbank đạt 55.425 tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 34.146 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 10,4% đạt 36.249 tỷ đồng.
Nỗi lo nợ xấu của KienLongBank, PVCombank và PGBank
Tại thời điểm 30/6/2020, các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3% là KienLongBank, PVCombank, PGBank...
Điều gây kinh ngạc lớn ở đây là tỷ lệ nợ xấu của KienLongBank tăng một mạch từ 1,02% đầu kỳ vọt lên tới 6,59%, tương ứng nợ xấu gấp 6 lần đầu năm chiếm 2.250 tỷ đồng.
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của KienLongBank gấp 9 lần, ghi nhận gần 2,146 tỷ đồng.
Theo giải trình của nhà băng này, trong số dư nợ có khả năng mất vốn, có 1,896 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ nhóm 5 theo Quyết định 2595/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
PVCombank cũng là một cái tên được nhắc đến khi tỷ lệ nợ xấu đầu kỳ ở mức an toàn thì cuối kỳ tăng lên 3,51% khi chiếm 2.754 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu khi dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng trưởng âm 0,32% về mức 78.268 tỷ đồng.
Ngoài KienLongBank và PVCombank, thì VPBank và PGBank cũng có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%. Tuy tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, nhưng hai ngân hàng trên nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm so với cuối năm trước, về lần lượt còn 3,19% và 3,07%.
Đáng lưu ý, VPBank hiện đang là ngân hàng có số dư nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) cao nhất với 16.769 tỷ đồng. Trong khi dư nợ khách hàng của VPBank chỉ tăng 5% sau 6 tháng đầu năm nhưng nợ đủ tiêu chuẩn chỉ tăng 3% trong khi nợ cần chú ý tăng 37% so với thời điểm đầu kỳ.
Dù nợ nhóm 2 chưa được xếp vào nợ xấu nhưng việc con số tăng mạnh cho thấy khả năng tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng đang ở mức cao.
Tình hình nợ xấu của 4 nhà băng có tỷ lệ trên 3% tại thời điểm 30/6/2020 (Đvt: tỷ đồng)
Ngoài các nhà băng này, ABBank và SHB cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng gia tăng khi áp sát mốc 3%, chiếm lần lượt là 2,73% và 2,45%
Nói về tốc độ tăng mạnh của nợ xấu, ngoài Kienlongbank thì VietBank và VietinBank cũng là hai nhà băngcó mức tăng nợ xấu rất cao lần lượt là 49,7% và 47,7% trong khi dư nợ lại tăng khá khiêm tốn 5% và 0,7%.
Trong đó, nợ xấu của VietinBank tăng từ 10.800 tỷ đồng cuối năm trước lên gần 16.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) của VietinBank đã tăng lên 7.155 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cuối năm trước và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 85% lên 2.853 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 lại giảm 17%.
Tiền gửi không kỳ hạn hồi phục Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của 25 ngân hàng đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Thống kê của Người Đồng Hành với 25 ngân hàng, tiền gửi khách hàng chỉ tăng 4% so với đầu năm, thấp hơn mức khoảng 6% nửa đầu năm trước. Tăng trưởng huy động thấp hơn cùng kỳ một phần do...