Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ

Theo dõi VGT trên

Mục tiêu cao nhất của giáo dục là đào tạo ra những cá nhân độc lập, tự chủ và góp phần xây dựng cuộc sống từ gia đình đến xã hội.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 1

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi (Đắk Lắk) được rèn ý thức lao động từ những việc nhỏ. Ảnh: NTCC

Để làm được điều đó, tiên quyết phải xây dựng cho trẻ tình yêu lao động và ý thức lao động. Dù còn những hạn chế, nhưng điều này đã và đang được các trường nỗ lực thực hiện.

Niềm vui từ những việc nhỏ

Trường Tiểu học Lê Lợi, buôn M’Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar (Đắk Lắk), ngoài rèn luyện đạo đức, cung cấp tri thức cho học sinh, một yếu tố quan trọng được nhà trường quan tâm là luôn coi lao động như việc làm cần thiết để giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Cô Lương Thị Hồng – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết: Ngoài giờ học, giáo viên thường cho học sinh tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, tưới cây, lau bàn ghế… Những việc làm tưởng như đơn giản nhưng giúp các em hiểu và có trách nhiệm với cuộc sống, hoàn thiện các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt, đời sống của bản thân. Từ thành quả lao động đạt được ở trường và sự ghi nhận của bạn bè, thầy cô, học sinh có thêm động lực, niềm hăng say, biết quý trọng giá trị sức lao động của bản thân và người khác.

Hiệu quả đạt được ở học sinh, theo cô Lương Thị Hồng, là hình thành suy nghĩ đúng đắn về việc lao động là vinh quang, trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống. Điều đó sẽ kích thích nhiều hơn nữa ý chí học tập của mỗi học sinh. “Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hơn bao giờ hết, các nhà trường dù ở cấp học nào cũng cần xác định rõ mục tiêu của giáo dục học sinh qua lao động, coi đây là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục trò trở thành người hữu ích cho xã hội”, cô Lương Thị Hồng nhấn mạnh.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 2

Học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi (Đắk Lắk) lao động vệ sinh cảnh quan nhà trường. Ảnh: NTCC

Bồi dưỡng tình yêu lao động

Khẳng định nhà trường không ngừng bồi dưỡng tình yêu lao động cho học sinh, cô Lê Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường THCS Quản Cơ Thành (An Giang) – cho biết: Điều này đến từ những việc rất nhỏ như gìn giữ dụng cụ học tập cá nhân, giữ gìn vệ sinh trường lớp, đến những hoạt động lớn như kiến thiết môi trường học tập an toàn, văn minh (trang trí lớp, góc học tập, tạo cảnh quan khu tiểu cảnh trong khuôn viên trường học, sân nhà…).

Tương tự, Trường M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) cũng coi giáo dục lao động là một trong các nguyên tắc của giáo dục trong nhà trường, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách học trò. Thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng nhà trường – cho rằng: Nếu xem nhẹ nguyên tắc này là chưa hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo dục lao động cho học sinh phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, tránh những t.ai n.ạn đáng tiếc. Tại Trường Lômônôxốp, giáo dục tình yêu lao động được giảng dạy qua các môn học.

Môn Sinh học, Lịch sử khi dạy về sự tiến hóa loài người đều cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của lao động, nhờ lao động mà loài người đã tiến hóa nhanh chóng như hiện nay. Các bộ môn tự nhiên, giáo dục STEM chỉ đạt được kết quả cao nhờ miệt mài lao động trí óc và trong phòng thí nghiệm… Thông qua các hoạt động lao động mà hình thành được niềm tin trong tâm hồn học sinh, khi hoàn thành xong một việc, các em sẽ cảm thấy tự hào về mình, về nhóm và rèn luyện được ý chí tiến bước trong học tập và lao động.

Giáo dục tình yêu lao động tại trường, theo thầy Nguyễn Quang Tùng, còn qua một số công việc phù hợp với lứa t.uổi học trò. Học sinh được khuyến khích tự lao động, giáo viên hỗ trợ và kiểm soát thật tốt an toàn lao động của học trò. Ở trường, các em vệ sinh lớp học, khuôn viên trường (nhà trường không có lao động dọn dẹp các khu vực này). Ở nhà, các em giúp bố mẹ làm việc nhẹ nhàng, chăm sóc cây xanh… Nhiều bộ môn như Công nghệ, Giáo dục công dân đều có dự án giao về nhà làm việc và báo cáo giáo viên khi kết thúc dự án, có thể bằng những video ngắn gọn. Ở góc độ xã hội, học sinh có thể tham gia vệ sinh các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, bãi biển… trong những dịp ngoại khóa.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 3

Học sinh Trường THCS Thái Thụy (Thái Bình) tham gia lao động nhặt khẩu trang, túi nilon bên đường giao thông.

Những suy ngẫm

Tuy nhiên, qua việc cho học sinh lao động ở trường lớp, thầy Nguyễn Quang Tùng cũng nhận thấy có những vấn đề đáng suy ngẫm. “Có nhiều học trò cầm chổi gượng gạo, lúng túng khi làm vệ sinh… Nguyên nhân do ở nhà có giúp việc nên hầu như các em không phải làm gì cả. Có em lao động một chút là thấy mệt, chưa quen với cường độ làm việc như các bạn ở nông thôn. Bên cạnh đó, học sinh thành phố khi lao động tại trường dễ bị xảy ra vụ việc không như ý, khi đó báo chí đưa tin cũng khiến nhiều trường học “ngại” khi giao nhiệm vụ lao động cho học trò” – thầy Tùng chia sẻ.

Video đang HOT

Tại Trường Tiểu học Lê Lợi (Đắk Lắk) cũng có những khó khăn riêng khi ở vùng khó. Cô Lương Thị Hồng cho hay: Mặc dù, cách trung tâm huyện không xa nhưng cuộc sống của người dân nơi đây còn quá khó khăn. Học sinh là con em dân tộc thiểu số nhiều, chiếm trên 70%, nên phụ huynh còn ít quan tâm con em mình trong học tập, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống khi ở nhà. Nhất là với học sinh lớp 1, giáo viên vừa là cô, vừa là mẹ, phải hướng dẫn cho các em từ vệ sinh cá nhân như buộc tóc, rửa chân tay, chà dép, bỏ rác đúng nơi quy định. Từ đó, hình thành cho các em thói quen tự phục vụ bản thân, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung…

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Lợi, buôn M’Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar (Đắk Lắk) hướng dẫn học sinh rửa tay chân. Ảnh: NTCC

Theo quan điểm của thầy Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình), giáo dục nhân cách, hình thành các kỹ năng sống luôn là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. Trường THCS Thụy Liên luôn nhận thức được, ngoài rèn đạo đức, cung cấp tri thức, yếu tố rất quan trọng là luôn coi lao động như việc làm cần thiết để giáo dục toàn diện học sinh. Ngoài giờ học, hàng tuần, học sinh phải tham gia lao động, vệ sinh trường lớp, nơi công cộng và tham gia lao động công ích ở địa phương. Được tổ chức thường xuyên và có kế hoạch của nhà trường sẽ giúp hình thành đức tính yêu lao động ở trẻ, hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống…

Thế nhưng, thời gian gần đây, việc giáo dục lao động đối với học sinh trong các nhà trường giảm hẳn đi, do nhiều nguyên nhân: Yêu cầu về giáo dục lao động không còn được chú trọng, thậm chí bị coi nhẹ, chỉ tập trung vào việc học dẫn đến áp lực học tập khá nặng nề. Ngoài ra, hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến học sinh nhiều nơi phải dừng đến trường, không được tham gia các hoạt động lao động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống…

Bên cạnh đó, đời sống các gia đình đã nâng lên đáng kể, sinh ít con, các em được chiều chuộng, không phải làm việc nhà. Khi đến trường, phụ huynh thương con, sợ con lao động vất vả có xu hướng muốn việc lao động ở trường được thực hiện bằng “dịch vụ hóa” để thuê nhân công làm thay… “Những nguyên nhân trên làm cho việc giáo dục lao động đối với t.rẻ e.m bị hạn chế rất nhiều, tạo nên những yếu kém về ý thức – kỹ năng lao động và kỹ năng sống, việc giáo dục toàn diện học sinh có phần ảnh hưởng” – thầy Nguyễn Tiến Dũng trăn trở.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 4

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Lợi, buôn M’Hăng, xã Cư Huê, huyện EaKar (Đắk Lắk) hướng dẫn học sinh buộc tóc. Ảnh: NTCC

Đa dạng hình thức giáo dục

Thầy Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: Giáo dục ở các nhà trường hiện nay rất cần duy trì và tăng cường biện pháp giáo dục đối với từng học sinh. Nhà trường xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để thầy cô, học sinh tham gia. Đồng thời tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh hiểu mục đích của giáo dục lao động trong nhà trường.

Những công việc hàng ngày khi các em đến trường phải làm tưởng như đơn giản (quét dọn lớp, sân trường, tưới cây, nhổ cỏ, lau bàn ghế…) cũng đủ hình thành ở các em tình yêu lao động và khả năng hoàn thiện các kỹ năng phục vụ cho sinh hoạt, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Dù quy mô còn nhỏ, các công việc thể hiện chưa nhiều, nhưng từ thành quả lao động đạt được ở trường cùng sự ghi nhận của bạn bè và thầy cô, khiến các em có thêm động lực và niềm hăng say lao động, biết quý trọng giá trị sức lao động của bản thân và người khác.

Nhìn nhận rõ khó khăn của nhà trường, cô Lương Thị Hồng chia sẻ: Tại Trường Tiểu học Lê Lợi, ngay từ đầu năm học giáo viên lớp 1 cho học sinh làm quen môi trường mới, học nội quy lớp học, phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên bộ môn đề ra kế hoạch cụ thể, hướng dẫn và cho học sinh thực hiện từng công việc. Bên cạnh đó, thông qua giáo dục lao động, giáo viên có thể quan sát, uốn nắn, điều chỉnh hành vi, kỹ năng của học sinh. Đây cũng là cơ hội giúp trò rèn luyện tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, biết trân trọng sức lao động để phát triển nhân cách một cách toàn diện, trở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội.

Từ thực tế tại một trường vùng thuận lợi, thầy Nguyễn Quang Tùng nêu quan điểm: Các nhà trường cần mạnh dạn hơn nữa trong giáo dục tình yêu lao động cho học trò. Phụ huynh không nên làm hết phần việc của con mình, hãy mạnh dạn trao việc làm cho con. Các con sẽ được giáo dục rất nhiều năng lực và phẩm chất qua công việc lao động tưởng chừng đơn giản đó.

Kiên trì xây đắp tình yêu lao động cho trẻ - Hình 5

Học sinh Trường THCS Thái Thụy (Thái Bình) lao động chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ.

Lan tỏa tình yêu lao động

Để việc lao động không phải là hình thức, không gây mỏi mệt áp lực, giải pháp được cô Lê Thị Ngọc Dung chia sẻ: Trường THCS Quản Cơ Thành luôn hướng dẫn học sinh về ý nghĩa, lợi ích thực tế của lao động, thành quả lao động. Những buổi sinh hoạt, giáo viên luôn tuyên dương những cá nhân, tổ, nhóm có tinh thần lao động tích cực. Đó là tinh thần tự giác bảo vệ tài sản chung, giữ gìn mỹ quan của trường lớp; là tinh thần lao động trí óc, say mê học tập… Việc các em nhận ra lao động không chỉ là những buổi cắt cỏ, quét lớp, mà chính là quá trình chủ động thể hiện cái tôi và ghi nhận cái tôi đã thúc đẩy việc tự hoàn thiện mình mỗi ngày.

Bên cạnh được tuyên dương, công nhận thành quả lao động của học sinh trước tập thể cũng là cách nhà trường áp dụng để xây dựng tình yêu lao động. Đó là những cuộc thi, buổi sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt dưới cờ giới thiệu những sáng kiến, thành quả của chính các em và bạn bè đã thực hiện. Đó là phong trào thi đua học tập tốt, tiết học tốt, mô hình học tập tích cực; là các mô hình bảo vệ môi trường, động vật; là những khoảng vườn, khoảng sân được phân công cho từng lớp chăm sóc, trang trí trong kết cấu chung của toàn trường…

Những thành quả ban đầu gặt hái được đó là học sinh trân trọng nơi các em học tập, yêu thương từng góc nhỏ và tự giác làm đẹp thêm mỗi ngày. Lao động thể chất giúp các em đoàn kết, tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện. Xa hơn, các em biết cố gắng học tập, tăng kiến thức, tự học tham gia các sân chơi lớn như cuộc thi học sinh giỏi, cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng, cuộc thi khoa học kỹ thuật… Những thành quả đó là sự đồng hành, thống nhất từ tập thể giáo viên cũng say mê lao động và vô tư lao động, cảm nhận niềm vui lao động lan tỏa cho học trò.

“Có tình yêu lao động, trẻ sẽ tự có ý thức lao động. Muốn bồi dưỡng tình yêu phải xuất phát từ thực tế, từ thành quả lao động do các em tự tạo ra. Nhà trường và gia đình – phải đồng hành bằng cách không ngừng bồi đắp, tuyên dương, khích lệ cũng như công nhận và ứng dụng các thành quả của các em. Với lòng yêu trẻ, tinh thần lao động vô tư của những người thầy, chúng tôi tin rằng, tình yêu lao động vẫn đang bám rễ và ngày càng lớn lên bên trong mỗi học sinh”. - Cô Lê Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường THCS Quản Cơ Thành (An Giang)

Để là nước công nghiệp phát triển, Việt Nam phải nâng tỷ lệ lao động trình độ ĐH

Việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu từ 30 năm trước là rất đúng, thể hiện tầm nhìn chiến lược tốt.

LTS: Xuyên suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trung ương, quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đã được khẳng định một cách nhất quán.

Chẳng hạn, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VII) năm 1993 khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đặc biệt, từ thực tiễn đổi mới và những nút thắt phát triển nảy sinh, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra ba đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về nguồn nhân lực.

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) (Nghị quyết số 29-NQ/TW) một lần nữa khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta.

Tiếp nối tinh thần trên, Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt yêu cầu xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" và từng bước đạt được kết quả nhất định tuy nhiên đâu đó vẫn còn một số chiến lược, kế hoạch và chính sách chưa thể hiện được đúng tinh thần này.

Bao trùm chủ đề này có rất nhiều nội dung,Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về từng khía cạnh thông qua loạt bài viết.

Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới độc giả.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tuy nhiên theo đ.ánh giá của nhiều chuyên gia thì một số chiến lược, kế hoạch và chính sách của nước ta chưa thể hiện đúng tinh thần "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng?

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước xác định "giáo dục là quốc sách hàng đầu" từ 30 năm trước là rất đúng, thể hiện tầm nhìn chiến lược tốt.

Thực tế lịch sử của rất nhiều quốc gia, những giai đoạn họ phát triển vượt lên hầu hết đều bắt nguồn từ sự thay đổi tư duy. Ban đầu là của các nhà lãnh đạo xuất sắc hoặc của một nhóm trí thức tiên phong nào đó, sau đó lan rộng ra thành tư duy chung của cả cộng đồng tạo nên sức mạnh vật chất lớn lao để phát triển đất nước. Sự thay đổi ấy thường bắt đầu và gắn liền với các chủ trương lớn về phát triển và cải cách giáo dục.

Để là nước công nghiệp phát triển, Việt Nam phải nâng tỷ lệ lao động trình độ ĐH - Hình 1

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ảnh: T.L)

Chính các cuộc cải cách giáo dục đúng hướng và thành công mới đúng là một cuộc "cách mạng" sâu sắc và lớn lao. Chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu của Việt Nam đã được nêu ra rất sớm, nhưng rất tiếc là trên thực tế lâu nay nhiều chiến lược, kế hoạch và chính sách chưa thể hiện được tinh thần đó.

Hiện tại, nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục nước ta tuy không ít đối với ngân sách chung của nhà nước nhưng vẫn còn rất nhỏ bé, chiếm tỷ lệ trong GDP rất thấp so với các nước.

Việt Nam đầu tư cho giáo dục đại học mới bằng 0,33% GDP (có tính toán khác chỉ mới 0,25% GDP). Ở nhiều nước tỉ lệ đầu tư cho giáo dục đại học hơn gấp 2 đến 6 lần so với Việt Nam (Thái Lan 0,64; Trung Quốc 0,87; Hàn quốc 1,0; Singapore 1,0; Malaysia 1,13; Poland 1,22; Pháp 1,25; Anh 1,29; Australia 1,54; Newzealand 1,63; Finland 1,89).

Việt Nam bình quân đầu tư cho 1 sinh viên là 316 USD; trong khi các nước đầu tư cao hơn Việt Nam từ 2 đến 5 lần (như Indonesia là 682 USD; Thái Lan là 1121 USD; Malaysia là 2505 USD; Singapore là 11639 USD; Australia là 12182 USD; Anh là 16603 USD). Mức độ tiếp cận đại học (tỉ lệ nhập học) của số học sinh đã qua phổ thông trung học mới 28%, thấp nhất Đông Nam Á.

Để có thể thật sự là quốc sách hàng đầu- có nghĩa là hàng thứ nhất và còn có nghĩa là đi trước một bước như ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì trước tiên cần có sự quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo cấp cao.

Tôi nhận thấy lâu nay sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao đối với giáo dục chưa bằng một số lĩnh vực khác, trừ Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng còn non trẻ vô vàn khó khăn, nhưng đồng thời với chống đói để sống thì phải chăm lo giáo dục đầu tiên. Người gọi dốt là "giặc", chống giặc dốt còn xếp trước giặc ngoại xâm. Không chỉ nói mà tổ chức toàn dân làm thật sự một cuộc cách mạng khổng lồ để đưa Việt Nam từ chỗ có 90% số người mù chữ thành một nước gần 100% người biết chữ.

Tất nhiên các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại, xây dựng hệ thống chính trị...) đều rất quan trọng, nhưng mặt khác, chúng đều được làm nên bằng con người - sản phẩm của giáo dục. Rất cần thiết có những "giải pháp và chính sách" để thực thi quốc sách này, đồng thời trong các chiến lược phát triển của quốc gia cần xác định giáo dục ở vị trí hàng đầu và có giải pháp tương thích.

Theo ông, cần có giải pháp như thế nào để thực thi quốc sách này?

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Trước mắt cần có một chiến lược phát triển giáo dục đại học đủ tầm và khả thi để 20 - 25 năm tới bảo đảm được nguồn nhân lực chất lượng cao đủ cho yêu cầu tối thiểu của một nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao.

Riêng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục nên phân biệt rõ để biết chính xác bao nhiêu (không cộng lẫn các khoản chi tiêu cho các lĩnh vực khác vào cho giáo dục), đồng thời phải cải cách phương thức đầu tư cho giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất trong tổng số t.iền hạn hẹp và mở cơ chế để thu hút nguồn đầu tư từ xã hội và quốc tế vào giáo dục đồng thời cải cách căn bản phương thức đầu tư công để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc phát triển giáo dục đại học nhất thiết phải hướng đến chất lượng đào tạo (không hạ chuẩn để có số lượng) để từ đó mà cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Đồng thời, cần sớm tăng tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp đại học trong cơ cấu lao động xã hội theo độ t.uổi. Nước ta tỷ lệ này hiện nay mới khoảng 12%, trong khi nhiều nước phát triển có tỷ lệ này khoảng 32-36%. Đây là tiêu chí đầu tiên quan trọng nhất để có một nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao, vì khi ấy đại bộ phận lao động phải có trình độ kỹ thuật tốt, đủ điều kiện để có thể chuyển hóa chất xám vào trong giá trị hàng hóa.

Để thực hiện mục tiêu một nước công nghiệp phát triển như Đại hội XIII thì trong vòng 20-25 năm đến phải nâng tỷ lệ có trình độ đại học lên gấp đôi hiện nay (khoảng 25%) để sau đó tiếp tục tăng hơn. Đây sẽ là tiêu chí mà nếu không có nó thì không thể thành một nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao. Như vậy, quy mô của giáo dục đại học sẽ phải tăng nhiều và cấp bách.

Đừng lấy cớ "thừa thầy thiếu thợ" để hạn chế giáo dục đại học. Nói cụm từ ấy trong tình hình cụ thể của nước ta hiện nay không nên hiểu là phải hạn chế đại học và tăng trung cấp, mà cần hiểu là gắn học với hành, gắn lý thuyết với thực tế công việc và cuộc sống.

Tất nhiên là cần tính toán cơ cấu ngành và trình độ trong đào tạo để không bị vừa thừa vừa thiếu. Đừng nghĩ đây chỉ là nói về số lượng.

Không phải thế đâu, vì tỷ lệ đại học trong cơ cấu lao động xã hội còn thể hiện chất lượng quan trọng của nguồn nhân lực đấy. Như thế là vừa phải mở rộng hơn quy mô đào tạo của các trường, vừa phải có thêm không ít các trường đại học nữa. Vấn đề đáng lưu ý là kiểm soát chất lượng đầu ra, chứ đừng nghĩ nhiều trường thì đồng nghĩa với chất lượng kém.

Nghị quyết số 29-NQ/TW là Nghị quyết mang tính chiến lược, trong đó có những mục tiêu trung hạn, dài hạn. Sau gần 9 năm chưa phải dài, trong khi những thay đổi ở giáo dục luôn có độ trễ lớn nhưng chưa thấy công bố một đ.ánh giá tổng thể nào về việc thực hiện Nghị quyết 29, theo ông, việc này đã và đang tạo ra những bất cập nào?

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là một Nghị quyết tốt, đúng hướng, ra đời gần 10 năm rồi, chính vị giáo sư đáng kính Hoàng Tụy cũng khen đây là một nghị quyết tốt mặc dù ông ít khi khen như thế, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một đề án tổng thể về mặt chuyên môn để thực hiện, cũng chưa có một ủy ban quốc gia đủ mạnh để quyết định kịp thời các việc lớn liên quan (như Nghị quyết 29 đã nêu) mà một mình Bộ Giáo dục và Đào tạo không giải quyết nổi.

Chưa kể, việc đổi mới giáo dục còn chắp vá và thiếu đồng bộ, cá biệt có những việc làm chưa phù hợp tinh thần Nghị quyết, kết quả đổi mới đạt được không đáng kể, nền giáo dục cơ bản vẫn như cũ (như trước khi có Nghị quyết Trung ương), thậm chí có những biểu hiện báo hiệu sự bất cập và xuống cấp chưa dừng lại.

Đ.ánh giá chính thức kết quả thực hiện nghị quyết phải do tập thể các cấp có thẩm quyền. Tôi chỉ là một ý kiến cá nhân, thấy rằng cho đến nay chưa thể nói là thành công hoặc có nhiều thành tích trong đổi mới. Vì sao việc thực hiện cuộc đổi mới giáo dục chưa thành công và cần làm như thế nào để có thể thành công? Đó là câu hỏi lớn cần được nêu ra để thảo luận kỹ, chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương một cách nghiêm túc, nhìn thẳng vào sự thật, thực chất và hữu ích, chứ không phải báo cáo thành tích.

Qua 9 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, tôi thấy:

Nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu lớn nhất và xuyên suốt nằm trong tinh thần Nghị quyết 29, nhưng đến nay nhìn lại thì vẫn chưa thấy rõ ta đã nâng lên như thế nào? Thậm chí còn rất nhiều việc, nhiều vấn đề trái với tinh thần ấy (như hạ chuẩn để tăng số lượng nhằm tăng nguồn thu, mua bán điểm, bệnh hình thức, bệnh thành tích, gian lận tiêu cực trong quản lý, đạo đức học đường và của một số thầy cô giáo xuống cấp ...)

Chất lượng là một trong các đặc tính đầu tiên của giáo dục. Giáo dục là nhằm nâng chất lượng người. Giáo dục là vì chất lượng của một cộng đồng, của dân tộc. Ngay cả giáo dục đại trà cũng là vì muốn nâng chất lượng của cộng đồng.

Vấn đề số lượng trong giáo dục cũng là vì chất lượng, phải gắn với chất lượng. Không có chất lượng thì giáo dục không còn là giáo dục và thậm chí không còn có ích. Đổi mới giáo dục có mục đích trước tiên và xuyên suốt là nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục. Từ khi có Nghị quyết ta đã làm những gì để bảo đảm và nâng cao chất lượng? Cần nhìn lại cho rõ và tìm giải pháp cụ thể để thực hiện yêu cầu nâng chất lượng của cả nền giáo dục nước nhà.

Có hai việc làm đáng kể nhất là đổi mới chương trình giáo dục ở phổ thông và thực hiện tự chủ ở các trường đại học nhưng xem ra cả hai việc ấy cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn chờ đợi. Chương trình tuy có một tiến bộ so với trước đó nhưng về cơ bản vẫn chủ yếu là truyền thụ kiến thức như cũ, chứ chưa rõ việc giúp cho phát triển năng lực người học...Thực hiện chủ trương tự chủ thì ngập ngừng, cùng lúc có cả hai cơ chế song song tồn tại ngay trong các trường được cho tự chủ là cơ chế chủ quản và cơ chế tự chủ mà chủ quản thì có quyền lực mạnh hơn. Còn cơ chế chủ quản thì có nghĩa là vẫn chưa có tự chủ.

Hệ thống giáo dục theo yêu cầu của nghị quyết là một hệ thống mở, liên thông và thực học thì 9 năm qua ta đã làm gì cho nó? Yêu cầu thống nhất đầu mối quản lý nhưng hệ thống quản lý hiện nay thì cắt khúc nhiều hơn trước đây, làm mất tính hệ thống, khó khăn cho việc thực hiện liên thông và phân luồng. Ngay cả cao đẳng chuyên nghiệp cũng thuộc giáo dục đại học nhưng lại bị cắt rời ra khỏi khối đại học...

Còn nhiều việc nữa, khi kiểm điểm thực hiện nghị quyết cần thảo luận kỹ để thấy cho rõ vấn đề và sau đó phải chỉnh sửa để thực hiện tốt hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.