Kiến thức trong sách toán hiện hành quá tải đã là gì so với dạy thực tế?
Ngành giáo dục vẫn ra đề thi bậc tiểu học theo Thông tư 22 bám theo ma trận đề theo 4 mức độ như hiện nay thì học sinh tiểu học còn phải điên đầu khi học toán
Câu nói: “Giáo dục toán học ở phổ thông hiện hành, nhất là với tiểu học, là quá tải và rất nặng.
Ông Đỗ Đức Thái (người cầm mic) cho rằng, sách Toán hiện hành ở bậc phổ thông, đặc biệt với tiểu học, quá nặng. (Ảnh: Thùy Linh)
Nó khó đến mức phải là những giáo sư toán học có trình độ tốt mới hiểu hết được” của ông Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới làm không ít người bức xúc và bàng hoàng.
Hóa ra suốt bao nhiêu năm nay, con trẻ phải chịu áp lực học hành kinh khủng đến thế sao?
Suốt bao nhiêu năm nay, trẻ không phải học mà là đang bị hành đến mất hết tuổi thơ vậy sao?
Nhưng vẫn không ít người lại tỏ ra thắc mắc, nghi ngờ: “Vậy tại sao, bao nhiêu năm nay ít khi chúng tôi nghe nói đến việc chương trình toán hiện hành quá tải với học sinh đến như vậy? (đương nhiên là những phát ngôn chính thống).
Và, quá nặng như thế (đến mức phải là những giáo sư toán học có trình độ tốt mới hiểu hết được, còn trình độ trung bình và khá thì đừng mơ nhé) nhưng tại sao học sinh ở các trường tiểu học năm nào cũng lên lớp gần 100%?
Tại sao chương trình khó đến như vậy nhưng học sinh lại ít bị thi lại mà vẫn lên lớp thẳng đều đều?…Học sinh của mình giỏi đến thế cả hay sao? (còn giỏi hơn cả những giáo sư nữa kia đấy(!).
Nghịch lý ở đâu?
Nếu xem lại các biên bản, các ý kiến nhận xét của giáo viên, của chuyên viên, của các báo cáo viên về chương trình sách giáo khoa hiện hành trước đây có lẽ cũng không thể tìm đâu ra những nhận xét về sự quá tải của chương trình đến mức như thế.
Từ ngày thay sách (chương trình cũ và chương trình hiện hành), giáo viên chúng tôi cũng đã dạy thử nghiệm, dạy thao giảng trường, liên trường, cụm trường biết bao nhiêu lần.
Dạy để lấy ý kiến góp ý về ưu điểm, về những tồn tại để chuyển lên cấp trên xem xét, có ý kiến điều chỉnh ngay từ khi chương trình cũ và chương trình hiện hành đưa vào áp dụng nhưng vẫn chỉ luôn là những câu nói làm đẹp lòng cấp trên: “Nội dung kiến thức phù hợp với mọi đối tượng học sinh…”.
Vì sao mãi đến ngày hôm nay, công luận mới được nghe câu nói chương trình không chỉ nặng mà là quá nặng được thốt ra từ một trong những chuyên gia của ngành giáo dục?
Phải chăng, sự thật đã được che giấu nay mới được phanh phui? Và nói ra lúc này để nhằm mục đích gì?
Sao không nói ra cách đây sớm hơn khi mới đưa chương trình vào áp dụng để những đứa trẻ thơ khỏi bị đày ải vì việc học như thế?
Phản ứng của độc giả
Video đang HOT
Có bạn đọc đã phải thốt lên: “Hỡi ông Đỗ Đức Thái? Cho dù thế nào thì ông cũng đừng chê bai những gì đã tồn tại 16 năm nay. Biết đâu sách của ông chỉ vài năm sau cũng bị chê nặng hơn thì sao?”
“Cứ mỗi lần thay sách giáo khoa là lần sau luôn tìm cách chê, nói xấu ban biên tập lần trước… Lần sau có đổi mới nữa…. Ông cũng bị người sau chê….”.
“Nếu soạn sách Toán như thế, với một khối lượng kiến thức lớn và cao thì nỗi sợ Toán vẫn còn ám ảnh các thế hệ học sinh! Có lẽ mời mấy Giáo sư, Tiến sĩ soạn sách cho con cháu mình học trước.
Dạy mẫu cho giáo viên xem may ra sẽ nhận được nhiều góp ý bổ ích! Một giờ học toán là một giờ hãi hùng thì không nên!”
Thực tế giảng dạy thế nào?
Những kiến thức toán trong chương trình hiện hành nói là vừa sức cũng không phải vừa sức đối với nhiều đối tượng học sinh.
Nhưng nói là quá tải đến mức như ông Đỗ Đức Thái phát biểu thì chưa đến mức đó. Trong thực tế, những kiến thức ấy đã là gì so với những gì nhiều trường học hiện nay đang dạy cho học sinh?
Theo chỉ đạo chuyên môn, những kiến thức toán được trình bày trong sách giáo khoa chỉ là những kiến thức cơ bản mọi học sinh phải nắm được.
Thế nên, giáo viên phải dạy nâng cao cho học sinh khá giỏi. Cách dạy được chirv đạo là vừa dạy lồng trong các tiết học chính khó môn Toán, vừa dạy riêng ở các tiết học bổ sung.
Thế là nhiều trường học lấy kiến thức trong các cuốn sách dành cho học sinh giỏi, Violympic để dạy cho các em. Và trong các bài kiểm tra, đề thi những bài toán khó như thế liên tục xuất hiện.
Để học sinh làm được thì hằng ngày lên lớp, giáo viên phải giảng, hướng dẫn tỉ mĩ chi tiết, cho các em làm đi làm lại đến quen.
Làm ngày này, qua ngày khác đến thuộc lòng, nhuần nhuyễn và khi gặp lại những dạng toán ấy phần lớn học sinh chỉ làm theo thói quen đã được luyện tập chứ chẳng mấy em hiểu được căn nguyên vì sao phải làm như thế?
Điều này mới thật sự ám ảnh học sinh chứ không phải những kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa như hiện nay.
Chương trình mới có còn tình trạng này không?
Môn Toán ở chương trình mới đang được các nhà biên tập sách quảng cáo là vừa sức, hấp dẫn, khơi gợi tình yêu toán học với học sinh.
Nhưng nếu ngành giáo dục của chúng ta vẫn giữ kiểu ra đề thi bậc tiểu học theo Thông tư 22 bám theo ma trận đề theo 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) như hiện nay thì học sinh tiểu học còn phải điên đầu khi học toán.
Và chắc chắn đến trường vẫn chỉ học toán và học toán miệt mài như hiện nay.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Nếu dạy thử sách giáo khoa để chọn hãy để giáo viên chúng tôi tự tổ chức dạy
Giáo viên quan sát cách hướng dẫn học sinh học của những nhà biên soạn sách chắc chắn sẽ có được những nhận xét vô cùng thấu đáo và chính xác.
Chỉ còn dăm tháng nữa chương trình mới sẽ được triển khai tại khối lớp 1 ở bậc tiểu học.
Nhưng tại thời điểm này vẫn chưa đi đến thống nhất việc chọn sách giáo khoa thế nào cho hợp lý.
Giáo viên vẫn muốn được dạy thử hoặc được dự chính tác giả biên soạn sách dạy trước khi chọn (VTVNeWS)
"Ý kiến của các nhà trường và giáo viên đều cho rằng lựa chọn sách giáo khoa là khâu cuối cùng.
Để có cơ sở cho việc lựa chọn này thì quan trọng là giáo viên và học sinh phải được tiếp cận, dạy thử nghiệm từng sách giáo khoa.
Nhất là trong hội đồng có đại diện cha mẹ học sinh, chắc chắn họ cũng phải được dự giờ các tiết dạy thử, họ cũng phải nghe con họ nói con thích học sách nào để có ý kiến xác đáng".1
Nếu dạy thử sách giáo khoa để chọn hãy để giáo viên chúng tôi tự tổ chức dạy
Dạy thử sách giáo khoa sẽ giúp cho việc lựa chọn sách được chính xác, điều này không ai có thể chối cãi được. Thế nhưng, dạy thử như thế nào? Ai tổ chức dạy thử? Quy trình dạy thử ra sao lại chẳng hề đơn giản.
Vì sao chúng tôi nói nhiều đến chuyện này?
Vì trong thực tế, việc dạy thử mà theo sự chỉ đạo từ cấp trên xuống gần như chưa dạy cũng biết được ngay kết quả.
Chúng tôi chắc chắn một điều, mọi đánh giá đều chỉ từ tốt trở lên đến hoàn hảo. Và như thế, việc dạy thử cũng như không nếu không muốn nói là tác dụng ngược lại.
Nhiều người sẽ nghi ngờ và chất vấn: "Nói có sách, mách có chứng". Vậy dựa vào đâu mà chúng tôi lại dám nói như thế?
Xin thưa! Dựa vào 2 lần thay sách gần đây, dựa vào việc thí điểm chương trình giáo dục theo mô hình mới VNEN mới đây, dựa vào nhiều lần thay đổi phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường.
Những lần ấy, chúng tôi cũng được dạy thử, được nghe góp ý để rút ra những ưu và khuyết điểm nhưng bao giờ cũng chỉ là ưu điểm còn những khuyết điểm tồn tại chỉ là nhỏ thôi, không đáng kể gì.
Vì sao lại thế? Vì giáo viên dạy đã được nhà trường chọn kĩ từ giáo viên, học sinh đến đồ dùng, trang thiết bị phục vụ tiết dạy (đó phải là người có chuyên môn cứng, có tay nghề và kinh nghiệm vững vàng, là lớp học tốt nhất trong khối, là đồ dùng, trang thiết bị tốt nhất...).
Trước đây, đã từng có trường còn chọn học sinh nổi trội của từng lớp gom lại thành một lớp để dạy. Những học sinh yếu kém cho "nghỉ hưu" ngay buổi học đó.
Bài dạy biết trước cả tháng, tập dợt hằng ngày đến nhuần nhuyễn. Thiết kế bài dạy là sự cộng hưởng chất xám của nhiều cốt cán của nhiều tổ, của Ban giám hiệu nhà trường.
Do được chuẩn bị kĩ càng từ "chân đến răng", thế nên tiết dạy nào cũng tốt, phương pháp dạy nào cũng hay, mô hình dạy học nào cũng hiệu quả.
Trong những biên bản sau mỗi tiết dự giờ hay tổng kết các mô hình, phương pháp...toàn cơn "mưa" lời khen.
Nhưng thực tế đã trả lời như chương trình hiện hành giờ mới bị bóc trần: "Toán tiểu học khó đến mức chỉ giáo sư mới hiểu".
Mô hình VNEN thì thất bại thảm hại, phương pháp Bàn tay nặn bột là nỗi ám ảnh của giáo viên.
Thế nên chúng tôi mới nói: " Nếu dạy thử sách giáo khoa để chọn hãy để giáo viên chúng tôi tự tổ chức dạy".
Nếu được chính tác giả viết sách sẽ dạy thử nghiệm cho học sinh để giáo viên quan sát thì còn gì bằng?
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên, nhiều nhóm tác giả sách giáo khoa rất muốn tiếp cận với các nhà trường để giới thiệu về sách và chính tác giả viết sách sẽ dạy thử nghiệm cho học sinh để giáo viên quan sát". 2
Nếu được nhóm tác giả sách giáo khoa giới thiệu về sách và chính tác giả viết sách sẽ dạy thử nghiệm cho học sinh để giáo viên quan sát thế thì còn gì bằng.
Điều này, sẽ không có sự chuẩn bị trước về học sinh nên không có chuyện gà bài, mớm bài...
Giáo viên quan sát cách hướng dẫn học sinh học của những nhà biên soạn sách chắc chắn sẽ có được những nhận xét vô cùng thấu đáo và chính xác.
Những ưu điểm, thế mạnh sẽ được bộc lộ, những tồn tại của cuốn sách ấy cũng sẽ không thể che giấu. Và những thắc mắc của giáo viên sẽ được chính các tác giả giải đáp ngay tại chỗ.
Chúng tôi nghĩ và chắc chắn như thế, đây sẽ là cách làm "nhất cử lưỡng tiện"cần được triển khai đại trà.
Tài liệu tham khảo:
//nhipsonghomnay.vn/doi-song-xa-hoi/giao-duc/giao-vien-muon-day-thu-sach-giao-khoa-truoc-khi-lua-chon.html1,2
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Phản biện hay tiếp thị sách! Dương như co dung y "ta mây nây trăng" - tưc noi vê sach toan trong chương trinh hiên hanh đê nâng cao gia tri cua sach "Canh Diêu". Câu chuyên Giao sư Đô Đưc Thai cho răng: "Sách Toán hiện hành ở bậc phổ thông, đặc biệt với tiểu học, quá nặng. Giáo dục toán học ở phổ thông hiện hành, nhất...