Kiến nghị xử lý tài chính hơn 5.475 tỷ đồng trong quý III/2018
Bộ Tài chính cho biết trong quý III/2018, đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 5.475 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện và kiến nghị thu hồi cho Ngân sách Nhà nước hơn 4.767 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp Ngân sách Nhà nước là 4.086 tỷ đồng.
Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho biết tổng thu Ngân sách Nhà nước ( NSNN) trong 9 tháng ước đạt 962.500 tỷ đồng, bằng 73% dự toán năm, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2017.
Tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong 9 tháng ước đạt 962.500 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Trong đó, thu nội địa ước đạt 763.600 tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán năm, tăng 14,3% so cùng kỳ năm 2017. Không kể các khoản như thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước, thu hồi vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế và thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, thì số thu nội địa còn lại ước đạt 588.100 tỷ đồng, bằng 67,8% dự toán năm, tăng khoảng 13% so cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 đạt 66,5% dự toán, tăng 9,3%).
Ước tính cả nước có 44/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán năm (trên 75%); 59/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ năm 2017.
Về chi NSNN, Bộ Tài chính cho biết tổng chi NSNN tháng 9 ước đạt 114,1 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi NSNN 9 tháng đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,9% dự toán năm, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2017, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 203,6 nghìn tỷ đồng, bằng 50,9% dự toán năm, tăng 22,2%; chi trả nợ lãi đạt 80,5 nghìn tỷ đồng, bằng 71,5% dự toán năm, tăng 6,8%, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết; chi thường xuyên đạt 690,4 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4% dự toán năm, tăng 5,3%.
Video đang HOT
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Đến ngày 26/9/2018 đã thực hiện phát hành 136,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (đạt 61,9% kế hoạch), đáp ứng đủ nguồn để bù đắp bội chi và trả nợ gốc tiền vay của NSTW theo dự toán năm.
Liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, báo cáo ghi nhận trong quý III, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 34.955 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 118.582 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và 4.411 vụ bắt giữ qua điều tra chống buôn lậu; kiến nghị xử lý tài chính hơn 5.475 tỷ đồng. Trong đó phát hiện và kiến nghị thu hồi NSNN hơn 4.767 tỷ đồng, kiến nghị khác hơn 707 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 1.352 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN hơn 4.086 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2018, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 63.333 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 325.373 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và 10.682 vụ bắt giữ qua điều tra chống buôn lậu; kiến nghị xử lý tài chính hơn 12.634 tỷ đồng. Trong đó phát hiện và kiến nghị thu hồi hơn 11.025 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 2.583 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN hơn 8.087 tỷ đồng.
Lan Trần
Theo congly.vn
Tài chính 24h: Các ngân hàng toan tính gì khi chạy đua làm sạch sở hữu?
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, các ngân hàng đã muốn thoái các khoản đầu tư không hiệu quả từ lâu, nhưng do thị trường không ủng hộ, nên chưa làm được. Hiện tại là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng yếu.
Ảnh minh họa.
Chạy đua làm sạch sở hữu, ngân hàng toan tính gì?
VietinBank vừa thông báo sẽ bán toàn bộ 4,91% cổ phần tại Saigonbank. Trong tháng 10 này, Vietcombank cũng sẽ chào bán 2,47% cổ phần tại MB và 3,7% cổ phần tại Eximbank. Động thái ráo riết bán cổ phần của các ngân hàng lớn không chỉ là làm sạch sở hữu theo quy định...
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, các ngân hàng đã muốn thoái các khoản đầu tư không hiệu quả từ lâu, nhưng do thị trường không ủng hộ, nên chưa làm được. Hiện tại là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng yếu. (Xem thêm)
Cẩn trọng với tỷ lệ tín dụng/GDP quá cao
Báo cáo về thị trường tiền tệ tháng 9/2018 của bộ phận phân tích SSI Retail Research thuộc công ty chứng khoán SSI cho biết, trong những năm gần đây, tín dụng tăng nhanh đã đẩy dư nợ tín dụng lên mức 7 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP so với mức 100% GDP vào cuối năm 2014.
Chênh lệch tín dụng/GDP (Credit-to-GDP gap) đã liên tục tăng từ mức âm trong năm 2014 lên 30% trong năm 2018. Đây là mức cao so với mặt bằng chung của các nước trên thế giới và trong khu vực. (Xem thêm)
Các ngân hàng đồng loạt đẩy giá USD cao kịch trần
Sáng 9/10, tỷ giá trung tâm tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước đẩy lên mức cao kỷ lục mới, kéo theo một số ngân hàng thương mại cũng đẩy giá USD lên mức cao kịch trần.
Cụ thể, BIDV đang niêm yết giá USD ở mức 23.315-23.395 đồng/USD, tăng 5 đồngở cả hai chiều mua vào - bán ra.
Techcombank đang niêm yết giá USD ở mức 23.290-23.400 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều bán ra. (Xem thêm)
HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Đã giải ngân 1,457 tỷ USD vốn vay nước ngoài Theo Bộ Tài chính, 9 tháng đầu năm 2018, số vốn vay nước ngoài được giải ngân là khoang 1,457 tỷ USD, bằng 31% kế hoạch năm. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Bộ Tài chính cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, số vốn vay nước ngoài được giải ngân là khoang 1,457 tỷ USD, tương đương khoang 33.500 tỷ đồng, bằng 31%...