Kiến nghị xây dựng một chính sách quốc gia về giáo dục mở
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam vùa tổ chức Tọa đàm về “ Tài nguyên giáo dục mở với việc học tập suốt đời của người lớn”. GS-TS-NGUT Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, đây là cuộc tọa đàm khoa học để chuẩn bị cho cuộc Hội thảo “Trường Đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở đáp ứng yêu cầu học tập của người lớn”.
Các đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm
Theo các đại biểu tại hội nghị, “Tài nguyên giáo dục mở” đang được xem là một nguồn tài nguyên thông tin khoa học hữu hiệu để hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục.
Tài nguyên giáo dục mở tạo ra sự bình đẳng cho người học và người dạy trong việc tiếp cận nguồn học liệu giáo dục chất lượng cao và miễn phí, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong giáo dục, bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng có thể chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng tri thức, tạo cơ hội để các nước đang phát triển tiếp cận đến nguồn tài liệu khoa học chất lượng cao.
UNESCO là tổ chức quốc tế của Liên Hiệp quốc đã và đang cổ vũ cho việc phát triển tài nguyên giáo dục mở trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Trên thế giới, giáo dục mở được các quốc gia phát triển thực hiện từ lâu và đã mang lại hiệu quả lớn từ các cuộc cách mạng kinh tế tri thức và cách mạng công nghệ trí tuệ (cách mạng công nghệ 4.0). Nhờ kinh nghiệm của các nước tiên tiến mà giáo dục mở đang tạo ra cơ hội lớn cho giáo dục Việt Nam.
Video đang HOT
Các trường đại học của VN hiện nay có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn học liệu có chất lượng với chi phí thấp nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, chưa được tiếp cận một cách đầy đủ, hơn nữa chưa có một cơ chế pháp lý cụ thể dẫn đến giáo dục mở chưa phát triển.
Vì vậy, xây dựng tài nguyên giáo dục mở phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến vấn đề pháp lý, chính sách, tài chính, công nghệ. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các trường đại học và các doanh nghiệp là điều cần thiết để tạo ra một hệ sinh thái cho giáo dục mở.
Để phát triển tài nguyên giáo mở trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, đặc biệt là “Tài nguyên giáo dục mở với việc học tập suốt đời của người lớn”, các đại biểu đưa ra 3 đề xuất:
Thứ nhất, trong Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại Hội đảng lần thứ X đã nêu ” Chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở – mô hình xã hội học tập”, nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào chuyên về nội dung phát triển giáo dục mở, vì vậy Nhà nước ta cần phải xây dựng một chính sách quốc gia về giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở, để thúc đẩy và đưa giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở vào đời sống song song với phong trào xây dựng xã hội học tập.
Thứ hai, Cần tuyên truyền rộng rã trong cộng đồng về tài nguyên giáo dục mở. Mục tiêu trước hết là giúp các nhà quản lý, các nhà làm chính sách, lãnh đạo các các cơ quan, đặc biệt là các trường đại học, lãnh đạo các thư viện, các giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên hiểu rõ hơn về tài nguyên giáo dục mở. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong việc cung cấp nội dung về phát triển công nghệ cho giáo dục mở.
Thứ ba, Nhà nước cần có sự đầu tư cơ bản, trên cơ sở đó các trường Đại học mới có cơ chế để thực hiện các chương trình cho tài nguyên giáo dục mở, như: xây dựng nguồn học liệu mở, các dịch vụ và sản phẩm để cung cấp nội dung cho các trường đại học, giảng viên các nhà khoa học, các Star-up cung cấp các giải pháp cho cuộc cách mạng công nghệ trí tuệ hiện nay.
Phát biểu với Hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Nguyễn Thị Doan đã cùng chia sẻ với nhận thức trong tham luận của đại biểu, Chủ tịch nhấn mạnh: “một trong những yếu tố quan trọng của tài nguyên giáo dục mở là Nhà nước phải xây dựng được hành lang pháp lý và chiến lược phát triển giáo dục mở ở cấp độ quốc gia để làm cơ sở nền tảng cho việc triển khai xây dựng chính sách về tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người lớn, xây dựng thành công xã hội học tập, và không bị tụt hậu với cuộc cách mạng công nghệ 4.0″.
Lương Thanh
Theo Dân trí
Năm 2018, Quỹ Khuyến học cả nước đã tăng lên 3.833 tỷ
Mặc dù năm 2018, các tỉnh miền Trung, miền núi gặp rất nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, nhưng Quỹ khuyến học của cả nước tiếp tục tăng mạnh, tổng số tiền trong các Quĩ khuyến học là 3.833 tỷ, bình quân 41.296 đồng/1 người dân.
Chiều 26/12/2018, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 6 (khóa V) đã họp dưới sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Dự Hội nghị có toàn thể ủy viên Ban Thường vụ.
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 6 (khóa V)
Hội nghị đã nghe GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam trình bày tóm tắt Báo cáo tổng kết công tác khuyến học năm 2018.
Theo GS.TS Phạm Tất Dong, công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội năm 2018 tiếp tục phát triển, số chi hội Khuyến học, Ban Khuyến học đều tăng ở khắp các địa phương nhất là các cơ quan, trường học, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Tính đến giữa tháng 12 năm 2018, số Hội viên khuyến học cả nước đã lên tới hơn 18 triệu hội viên, chiếm khoảng 20% dân số cả nước.
Hội tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập, hầu hết các tỉnh đã sơ kết 3 năm triển khai việc thực hiện các mô hình học tập, kết quả đã vượt kế hoạch được qui định trong lịch triển khai Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục tổ chức đa dạng các loại hình học tập cho người lớn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn.
Trung ương Hội và nhiều Hội Khuyến học địa phương đã tích cực triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học như xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình học tập các cấp hành chính, mô hình công dân học tập, thành phố học tập (Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An , Phú Thọ...) qua thực tiễn rất nhiều tỉnh, thành Hội đã góp ý cho các tiêu chí "Đơn vị học tập", tạo điều kiện giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiếp Đề án 281.
Phát huy vai trò nòng cốt, liên kết phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cùng với các tỉnh, thành Hội đã triển khai ký kết phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với các tổ chức chính trị - xã hội, các Ban, Ngành, đoàn thể, tạo sự liên kết, phối hợp, đồng hành cùng chia sẻ với các hoạt động của Hội Khuyến học.
Mặc dù năm 2018, các tỉnh miền Trung, miền núi gặp rất nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, nhưng Quĩ khuyến học của cả nước tiếp tục tăng mạnh, tổng số tiền trong các Quỹ khuyến học là 3.833 tỷ, bình quân 41.296 đồng/1 người dân, các Hội địa phương tổ chức thường xuyên cấp học bổng cho học sinh nghèo và tặng thưởng cho học sinh học giỏi và hỗ trợ người lớn học tập.
Qua phát biểu đóng góp cho báo cáo, các đại biểu đã nhất trí với nội dung và đánh giá của Trung ương Hội, và cho rằng những vướng mắc chính trong triển khai xây dựng mô hình xã hội học tập, là sự nhận thức chưa đầy đủ, sự vào cuộc của một số Bộ, Ngành còn thiếu phối hợp, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất trong việc thực hiện Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020".
Kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đã cùng chia sẻ với những ý kiến tâm huyết của các đại biểu, Bà đánh giá cao sự đoàn kết, thống nhất của Hội từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp và mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội với các ban, ngành đã tạo ra những thuận lợi mới, đưa phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng có chiều sâu, có chất lượng để đáp ứng yêu cầu của đất nước đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Những ý kiến của Hội nghị Ban Thường vụ hôm nay, Trung ương Hội sẽ tiếp thu để chỉnh sửa tiếp báo cáo trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam vào ngày mai (27/12/2018)./.
Lương Thanh
Theo Dân trí
Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan: Bộ GD-ĐT phải xóa bỏ bệnh thành tích, hình thức Chủ trì hội thảo "Vai trò của trường ĐH với việc học tập suốt đời của người lớn" được tổ chức ngày 30/10 tại Trường ĐH Mở TPHCM, GS.TS Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đề nghị Bộ GD-ĐT phải xóa bỏ bệnh thành tích, hình thức trong giáo dục đào tạo, đi học chỉ để...