Kiến nghị làm rõ hiệu quả sử dụng 20% ngân sách cho giáo dục
Đại biểu Quốc hội Ngô Thị Minh kiến nghị làm rõ hiệu quả và trách nhiệm khi sử dụng 20% ngân sách cho giáo dục.
Sáng 24/10, phiên thảo luận ở tổ về các vấn đề về kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước hàng năm và giữa kỳ diễn ra trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Ninh, kiến nghị Quốc hội cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đó, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục được thực hiện hiệu quả như thế nào.
Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: VOV.
Theo bà Ngô Thị Minh, trong kỳ họp trước, Bộ GD&ĐT đã có báo cáo số 370 đề cập rõ bộ quản lý không quá 5% số tiền trong số 20% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục. Còn lại, số tiền đầu tư như thế nào cho giáo dục, Bộ GD&ĐT khó có thể nắm rõ và quản lý được.
“Nếu số tiền ngân sách đầu tư cho giáo dục sử dụng lãng phí, không hiệu quả thì Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính hay cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?”, bà Minh đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Hơn nữa, khoản 2, điều 58 của Luật Giáo dục giao thẩm quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng của các trường học nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.
Khi chúng ta có Luật Viên chức, vai trò của Bộ Nội vụ cũng rất quan trọng nhưng thực tế, tuyển giáo viên không thể như tuyển viên chức được. Thực tế, hiện nay, nhiều vấn đề bất cập như tuyển giáo viên như kiểu tuyển viên chức, thừa thiếu giáo viên chưa thể khắc phục được.
Sĩ số 70 học sinh/lớp, giáo viên không thể chịu trách nhiệm về chất lượng
Ngoài việc làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành đối với việc quản lý ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, bà Ngô Thị Minh còn lưu ý việc quan tâm hơn đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu chính sách của chúng ta chưa điều chỉnh kịp thời, việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao còn chưa được tháo gỡ mà còn trầm trọng hơn.
Theo bà Minh, các cơ sở giáo dục như một tế bào. Nếu mỗi tế bào mạnh, chất lượng giáo dục mới có thể phát triển mạnh mẽ được. Tuy nhiên, tế bào này đang có vấn đề, nhất là ở bậc học phổ thông và mầm non.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Thế nhưng, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đang có tình trạng dồn ghép các điểm trường. Sĩ số học sinh quá đông, không chỉ diễn ra ở các tỉnh, thành phố lớn, mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành.
Có giáo viên phản ánh là phải giảng dạy ở lớp học có sĩ số lên tới 60-70 học sinh thì khó đảm bảo chất lượng đào tạo và không thể chịu trách nhiệm về chất lượng được.
Ngành giáo dục đã đưa ra chuẩn về sĩ số lớp học như số học sinh/lớp, số m2/học sinh nhưng nhiều địa phương, trường học không thực hiện theo tiêu chí đó thì ai là phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Bậc mầm non thiếu 34.000 giáo viên
Bà Ngô Thị Minh cho rằng để đảm bảo chất lượng giáo dục không phải ngành làm được mà còn phụ thuộc rất nhiều các ngành khác. Ví dụ ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục có tính chi phí trên mỗi học sinh hay không, số lượng người chuyển đến ở một số địa phương ngày một đông thì trách nhiệm quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương đó như thế nào.
Hiện nay, 90% giáo viên giảng dạy ở các trường công lập và các chính sách đều thu hút giáo viên, học sinh vào các trường công lập. Vì thế, 20% ngân sách của Nhà nước đầu tư cho giáo dục khó có thể đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.
Đối với giáo viên, hiện nay, ở bậc mầm non, chúng ta còn thiếu 34.000 giáo viên. Tuy nhiên, việc giảm biên chế giáo viên chưa thể thực hiện đáp ứng được việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục, theo bà Ngô Thị Minh, các địa phương cần phải tính toán có quỹ đất thu hút tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường ngoài công lập phát triển.
“Những bất cập hiện nay rất mong Quốc hội, Chính phủ tập trung tháo gỡ và làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành mới có thể giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực của ngành giáo dục’, bà Ngô Thị Minh đề xuất.
Theo VOV
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41%
Tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số (DTTS) chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học THPT chỉ đạt 41,8%.
Hiện nay, giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN) nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm, đó là tỷ lệ biết đọc, biết viết của người DTTS chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%.
Tỷ lệ học sinh DTTS đi học trung học cơ sở đạt 83,9%, trung học phổ thông chỉ đạt 41,8%.
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41% (ảnh minh họa)
Thông tin trên được Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Hà Ngọc Chiến công bố vào sáng 23/10, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV khi trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, MN giai đoạn 2016 - 2018.
Báo cáo cũng chỉ ra rõ một số dân tộc có tỷ lệ đi học THPT và tỷ lệ biết chữ phổ thông thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
Các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục vùng DTTS, MN còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Theo HĐDT, Bộ GD-ĐT cần tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng DTTS, MN để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới./.
Theo vov
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Hơn 20% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt Trong báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chỉ ra rằng, vẫn còn khoảng 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Bộ...